- Tham gia
- 14/12/2008
- Bài viết
- 18.532
Năm hết tết đến dù ai muốn mua gì, sắm gì trước sau cũng tập trung vào mâm cỗ tết. Cách nay chừng năm thập kỷ từ thành thị tới nông thôn, dù giầu dù nghèo thì cũng cúng đủ 4 ngày tết. Nhà giầu thì mâm cỗ làm đủ mười món, nhà nghèo thì cũng có cái chân giò và hương hoa thắp trọn 4 ngày tết .
Có thể nói không đâu chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên và cúng gia tiên có lòng thành kính và kỹ lưỡng như người miền Bắc, đặc biệt là người Hà Nội. Phong tục này được lưu truyền từ trên 2000 năm cho tới nay. Khi mâm cỗ ngày tết được hoàn tất, người ta thấy từng món ăn thể hiện đầy đủ hồn dân tộc, những món ăn sang qúy truyền thống của ông bà xưa được phục hồi, được sáng tạo, là dịp cho những ai đến dự cỗ trực tiếp tìm hiểu lịch sử cha ông từ văn hóa ăn uống và nghệ thuật nấu nướng qua mâm cỗ tết của dân tộc Việt.
Cũng vì một niềm khát vọng nhớ mâm cỗ tết mà những người con, người cháu dù công tác hay học hành ở miền xa xôi nào, dù tàu xe khó khăn đến đâu cũng ráng thức đêm thức hôm mua được tấm vé để về dự. Cũng vì mâm cỗ cúng tổ tiên ngày tết mà không ít Việt kiều vượt xa hàng vạn dặm để về quê hương. Để được chắp tay trong khói nhang trầm, để được khấn nguyện chân thành trước bàn thở gia tiên, để được thấy những sắc màu của dân tộc mình trên mâm cỗ ngày tết. Được giao hòa trong tình cảm gia đình dưới mái ấm, bởi tình cảm ấy không thể mua được bằng đồng mỹ kim trên sứ người. Bởi chỉ có người Việt hiểu rõ hơn ai hết về chân gía trị mâm cỗ tết của người Việt Nam, mâm cỗ ngày tết không cho phép lai căng bất cứ dân tộc nào để tỏ lòng thành kính sâu sắc và thiêng liêng với tổ tiên.
Dù là mâm cỗ của người Hà Nội hay người Sài Gòn hoặc các tỉnh thành trong cả nước có khác nhau về hình thức nhưng vẫn biểu hiện lòng thành kính thiêng liêng dâng lên tổ tiên, để con cháu thấy đó mà nhớ đến nguồn cội ông bà mà tâm niệm với tấm lòng hiếu thảo với gia đình với mọi hành động và việc làm của mình với xã hội. Để rồi cứ luân hồi, năm hết tết đến mọi người lại trở về với mâm cỗ ngày tết thân thuộc từ hàng ngàn xưa tới nay, đã chiếm một vị trí quan trọng trong mỗi gia đình dân tộc Việt Nam
Khi mâm cỗ ngày tết được hoàn tất, người ta thấy từng món ăn thể hiện đầy đủ hồn dân tộc
Không có mâm cỗ nào của người Việt Nam là không được những người làm bếp bày tỏ tình cảm trân trọng dân tộc của mình bằng kỹ năng chế biến các món ăn một cách nghiêm túc đến mức cầu kỳ như vậy. Thậm chí trong khi nấu cũng kiêng không nếm sợ bất kính với tổ tiên. Người làm bếp giỏi chỉ cần ngửi hương vị thức ăn là có thể biết được đậm nhạt. Nếu muốn thử thức ăn chín tới hay qúa mềm chỉ dùng đũa thử là biết. Khi đi chợ người mua cẩn thận từ cách chọn cây rau tươi ngon, cách lựa chọn gia cầm, ví như gà cúng giao thừa nhất thiết phải là trống hoa chưa “toòng teng” gì với bạn mái để cúng gia tiên. Nếu gia cảnh còn khiêm tốn thì lựa chọn một cái chân giò thật ngon cũng được. Gà để nấu là loại gà đã có con rồi nhưng chưa có cháu, nghĩa là chưa già, không béo qúa thì thịt mới ngọt, nấu mới mềm. Những loại rau, củ, qủa cũng được lựa chọn thật kỹ lưỡng để nấu các món hạnh nhân, món xu hào nấu nấm tôm nõn, xu hào hoặc xúp lơ xào bóng rồi những món nấu đông, măng lưỡi lợn nấu chân giò, giò thủ, nem rán, bánh chưng xanh, dưa hành bên đĩa sôi gấc màu hoa hiên rực rỡ.
Gà cúng giao thừa nhất thiết phải là trống hoa chưa “toòng teng” gì với bạn mái
Cơm cúng thường được nấu từ gạo dự, bây giờ giống gạo đó đã bị mai một thì gạo tám thơm được thay thế, là những món ăn không ngán, nhìn không nhàm và … cũng không được phép ngán, không được phép nhàm chán trong ngày đầu năm.
Cũng vì một niềm khát vọng nhớ mâm cỗ tết mà những người con, người cháu dù công tác hay học hành ở miền xa xôi nào, dù tàu xe khó khăn đến đâu cũng ráng thức đêm thức hôm mua được tấm vé để về dự. Cũng vì mâm cỗ cúng tổ tiên ngày tết mà không ít Việt kiều vượt xa hàng vạn dặm để về quê hương. Để được chắp tay trong khói nhang trầm, để được khấn nguyện chân thành trước bàn thở gia tiên, để được thấy những sắc màu của dân tộc mình trên mâm cỗ ngày tết. Được giao hòa trong tình cảm gia đình dưới mái ấm, bởi tình cảm ấy không thể mua được bằng đồng mỹ kim trên sứ người. Bởi chỉ có người Việt hiểu rõ hơn ai hết về chân gía trị mâm cỗ tết của người Việt Nam, mâm cỗ ngày tết không cho phép lai căng bất cứ dân tộc nào để tỏ lòng thành kính sâu sắc và thiêng liêng với tổ tiên.
Trong khi nấu cũng kiêng không nếm sợ bất kính với tổ tiên
Sau khi cúng tổ tiên và cúng gia tiên, dự với mâm cỗ trong ngày tết, từ người lớn tuổi cho tới đứa trẻ nhỏ tuổi nhất cũng đều khoác trên mình trang phục đẹp nhất. Ngồi với mâm cỗ, mọi người sẽ được lắng nghe đầy đủ cung bậc cảm xúc của người thân, được hiểu biết mọi thông tin vui, lạ mà những thông tin đại chúng chưa biết tới. Những trận cười ròn tan, những cái dướn chân mày sửng sốt, những câu chúc mừng sự thành đạt của con, cháu, những lời dạy bảo của người trên có gía trị hơn bất cứ loại sách vở nào. Dẫu không khí ăn tết trong thời @ có dư vị khác xưa, nhưng chữ trung chữ hiếu, dạy con cháu tự lập, cần kiệm, nhẫn nại trên con đường lập nghiệp, coi trọng đạo đức để đồng thời sau này tiếp tục giáo dục lại đời sau.
Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.
Là luân lý, là nếp sống đạo đức, là di sản văn hóa về lễ giáo trong gia đình giòng tộc rất giá trị đã được cộng đồng người Việt Nam lưu truyền cho tới nay. Con cháu tụ hội quanh mâm cỗ ngày tết không đơn thuần được thưởng thức miếng ngon xưa ông, bà, cha, mẹ đã từng nấu mà còn là cơ hội được chứng tỏ mình vẫn tròn chữ hiếu, không làm rơi rớt chữ lễ và không làm mai một chữ nghĩa. Dù con đường mưu sinh gập gềnh, khúc khuỷu mình vẫn không thể dừng chân, bởi dừng lại là mình sẽ lạc hậu mà mình vẫn phải tự rượt đuổi chính mình trên thương trường.Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.
Làm người hữu tử hưu danh
Sống lo xứng phận, thác đành tiếng thơm.
Cho nên, chính gia đình là nơi mình tìm lại chính mình. Bởi gia đình là nơi bắt đầu nguồn sống và đào tạo cho mình là con người hoàn chỉnh để trở lại phục vụ cuộc sống. Gia đình cũng là nơi giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình, giúp cho mình giữ được chữ thiện, chữ tâm làm gốc. Đó là nguyên nhân mà mọi thành viên trong gia đình luôn luôn trở về dưới mái ấm trong ngày tết cổ truyền để được quây quần bên mâm cơm cúng gia tiên.Sống lo xứng phận, thác đành tiếng thơm.
Dù là mâm cỗ của người Nam, Bắc hay Trung cũng biểu hiện
lòng thành kính thiêng liêng dâng lên tổ tiên
Người Sài Gòn ăn tết đơn giản hơn, không cầu kỳ như sứ kinh kỳ. Nhà thì kho thịt, kho có chép, chiên chả giò, chiên lạp sưởng, nem nướng, heo quay, vịt quay, bắp bò hầm thuốc bắc, bánh tét, bánh in (sôi nén khuôn). Cũng có ngũ qủa cúng gia tiên nhưng mỗi trái đều phải có ý nghĩa cầu may như : Đu đủ để quanh năm no đủ, trái xoài là có đủ xài, trái sung để mong sung túc, trái thơm là luôn được thơm tho, dưa hấu để quanh năm đỏ như son mà phải mua cả cặp đều nhau, nếu nhà ít người thì cúng một trái cũng được sao cho đủ nghĩa “Cầu – Vừa – Đủ – Xài”, mặt trước trái dưa được dán chữ Phúc hay Đại cát, Đại lợi hoặc 3 chữ Phúc Lộc Thọ bằng chữ NHO lồng vào nhau. Nhìn lên bàn thờ sẽ thấy đầy ắp ngôn ngữ tâm linh .
Dù là mâm cỗ của người Hà Nội hay người Sài Gòn hoặc các tỉnh thành trong cả nước có khác nhau về hình thức nhưng vẫn biểu hiện lòng thành kính thiêng liêng dâng lên tổ tiên, để con cháu thấy đó mà nhớ đến nguồn cội ông bà mà tâm niệm với tấm lòng hiếu thảo với gia đình với mọi hành động và việc làm của mình với xã hội. Để rồi cứ luân hồi, năm hết tết đến mọi người lại trở về với mâm cỗ ngày tết thân thuộc từ hàng ngàn xưa tới nay, đã chiếm một vị trí quan trọng trong mỗi gia đình dân tộc Việt Nam
Nguồn: sưu tầm