- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Em rất thích chế tạo robot, vậy có thể thi vào ngành nào và trường nào tại TP.HCM? Cơ hội du học nước ngoài khi học ngành này ra sao ạ? (binhtqb1996@gmail.com)
Sinh viên ĐH Sư phhạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành - Ảnh: Hà Ánh
- Tiến sĩ Nguyễn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Chế tạo robot cần kiến thức liên quan đến 3 lĩnh vực gồm điện tử, tự động hóa và cơ khí.
Vì vậy, muốn nghiên cứu về robot, em có thể thi vào ngành cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông, kỹ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa…
Tại TP.HCM, có một số trường đào tạo các ngành này như: ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Công nghiệp…
Cơ hội du học nước ngoài chủ yếu là do trường giới thiệu hoặc bản thân sinh viên tự tìm kiếm. Tuy nhiên, sinh viên phải giỏi chuyên môn và tốt ngoại ngữ.
* Em dự định theo ngành Hàn Quốc học nhưng không rõ có cần phải biết tiếng Hàn trước khi thi vào không, quá trình học tập ra sao, cơ hội việc làm và điểm chuẩn ngành này như thế nào? (phathuy.9a8@gmail.com)
- Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM: Thi vào ngành Hàn Quốc học, em sẽ thi khối D1, có nghĩa sẽ thi môn tiếng Anh chứ không phải tiếng Hàn.
Em cũng không cần biết tiếng Hàn trước khi vào học tại trường, vì trường sẽ đào tạo ngôn ngữ này từ đầu. Chủ yếu, sinh viên sẽ được đào tạo về ngôn ngữ, nhưng phần quan trọng không kém là các kiến thức về đất nước này như kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, du lịch…
Ngoài ra, sinh viên học ngành này còn được chọn học thêm một ngoại ngữ thứ hai trong số các ngoại ngữ trường đang đào tạo, gồm: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha. Khi tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ thứ hai của sinh viên sẽ tương đương trình độ B.
Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm nhiều công việc khác nhau cho bất kỳ cơ quan hay doanh nghiệp Hàn Quốc, hoặc doanh nghiệp Việt Nam có sử dụng tiếng Hàn. Ngoài ra, người học còn có thể đi dạy tiếng Hàn, làm truyền thông, du lịch, biên phiên dịch… với mức thu nhập khá cao.
Điểm trúng tuyển ngành này các năm trước ở mức khá cao, khoảng 18,5 (không nhân hệ số).
* Cho em hỏi ngành kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy có những điểm gì khác nhau, và hai ngành này sau khi tốt nghiệp sẽ làm những công việc gì ạ? (Lê Khắc Chung, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12, TP.HCM)
- Tiến sĩ Nguyễn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một ngành, còn cơ khí chế tạo máy là một hướng đi của ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy.
Hai lĩnh vực này có sự giống nhau về nền tảng kiến thức tới 70%. Nhưng ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí thiên về vận hành máy mang tính dây chuyền và tự động hóa. Còn cơ khí chế tạo máy thì thiên về kiến thức cổ điển, vận hành máy bằng phương pháp truyền thống.
Tốt nghiệp các ngành và chuyên ngành này, sinh viên đều có thể làm việc trong các công ty chế tạo thiết bị cơ khí.

Sinh viên ĐH Sư phhạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành - Ảnh: Hà Ánh
- Tiến sĩ Nguyễn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Chế tạo robot cần kiến thức liên quan đến 3 lĩnh vực gồm điện tử, tự động hóa và cơ khí.
Vì vậy, muốn nghiên cứu về robot, em có thể thi vào ngành cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông, kỹ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa…
Tại TP.HCM, có một số trường đào tạo các ngành này như: ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Công nghiệp…
Cơ hội du học nước ngoài chủ yếu là do trường giới thiệu hoặc bản thân sinh viên tự tìm kiếm. Tuy nhiên, sinh viên phải giỏi chuyên môn và tốt ngoại ngữ.
* Em dự định theo ngành Hàn Quốc học nhưng không rõ có cần phải biết tiếng Hàn trước khi thi vào không, quá trình học tập ra sao, cơ hội việc làm và điểm chuẩn ngành này như thế nào? (phathuy.9a8@gmail.com)
- Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM: Thi vào ngành Hàn Quốc học, em sẽ thi khối D1, có nghĩa sẽ thi môn tiếng Anh chứ không phải tiếng Hàn.
Em cũng không cần biết tiếng Hàn trước khi vào học tại trường, vì trường sẽ đào tạo ngôn ngữ này từ đầu. Chủ yếu, sinh viên sẽ được đào tạo về ngôn ngữ, nhưng phần quan trọng không kém là các kiến thức về đất nước này như kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, du lịch…
Ngoài ra, sinh viên học ngành này còn được chọn học thêm một ngoại ngữ thứ hai trong số các ngoại ngữ trường đang đào tạo, gồm: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha. Khi tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ thứ hai của sinh viên sẽ tương đương trình độ B.
Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm nhiều công việc khác nhau cho bất kỳ cơ quan hay doanh nghiệp Hàn Quốc, hoặc doanh nghiệp Việt Nam có sử dụng tiếng Hàn. Ngoài ra, người học còn có thể đi dạy tiếng Hàn, làm truyền thông, du lịch, biên phiên dịch… với mức thu nhập khá cao.
Điểm trúng tuyển ngành này các năm trước ở mức khá cao, khoảng 18,5 (không nhân hệ số).
* Cho em hỏi ngành kỹ thuật cơ khí và chế tạo máy có những điểm gì khác nhau, và hai ngành này sau khi tốt nghiệp sẽ làm những công việc gì ạ? (Lê Khắc Chung, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12, TP.HCM)
- Tiến sĩ Nguyễn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM: Công nghệ kỹ thuật cơ khí là một ngành, còn cơ khí chế tạo máy là một hướng đi của ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy.
Hai lĩnh vực này có sự giống nhau về nền tảng kiến thức tới 70%. Nhưng ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí thiên về vận hành máy mang tính dây chuyền và tự động hóa. Còn cơ khí chế tạo máy thì thiên về kiến thức cổ điển, vận hành máy bằng phương pháp truyền thống.
Tốt nghiệp các ngành và chuyên ngành này, sinh viên đều có thể làm việc trong các công ty chế tạo thiết bị cơ khí.
Theo thanhnien