- Tham gia
- 25/2/2011
- Bài viết
- 1
Kết quả bước đầu sau nghị quyết ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã nhìn thấy, khi tỷ giá VND/USD rút ngắn. Nhưng, để bước tiếp ra sao, theo các chuyên gia, cần nhất là sự vận hành cụ thể.
Kỳ cuối: Để “cỗ máy” vận hành trơn tru
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Cần những biện pháp cụ thể hơn
Chủ trương về ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ rất đúng đắn, nhưng để thị trường sớm đi vào ổn định, cần những biện pháp cụ thể hơn. Đơn cử, chúng ta đang thắt chặt tiền tệ, để tiền ít đổ vào chứng khoán, bất động sản…, về lý thuyết điều này là đúng, nhưng phải điều hành làm sao mà thị trường ổn định, chứ không “bóp nghẹt” thị trường.
Trên thực tế, vẫn phải có tiền cho bất động sản, nhất là cho người có nhu cầu nhà ở. Muốn vậy, phải tính toán được cung - cầu thực của bất động sản nói chung và ưu tiên nhà của người thu nhập thấp. Trong việc này, Ngân hàng Nhà nước phải siết chặt rủi ro của những biện pháp thi hành, mới có hiệu quả tốt.
Bản thân tôi cũng thấy rằng, việc cấm buôn bán vàng miếng là hợp lý. Có điều là bao giờ cấm, và cần chuẩn bị chu đáo trước khi đưa ra biện pháp này. Lộ trình thực hiện và bộ máy điều hành, các điều kiện tổ chức sẽ quyết định việc cấm buôn bán vàng miếng có thực hiện nổi hay không. Tôi không đồng ý với việc đưa vàng lên sàn chứng khoán để giao dịch, bởi vàng thực chất là một dạng tiền tệ, người dân sẽ không chấp nhận.
Ông Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TP HCM: Giảm tổng cầu nhưng phải tăng chất lượng đầu tư
Nhìn lại các chính sách mà Chính phủ vừa đưa ra và những biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước vừa thực thi, tôi thấy không có gì có thể đúng hơn. Giảm tổng cầu, giảm nợ công, giảm tín dụng… bắt buộc chúng ta phải làm. Nhưng khi các biện pháp được đưa ra, chúng tôi vẫn chưa thấy “độ nhấn” của chính sách ở đâu. Chúng ta nói giảm tín dụng, nhưng giảm bao nhiêu là hợp lý: 15%, 20%, 23%... vẫn chưa được nhiều người thấu hiểu. Đó là điều cần quan tâm nhất để các chính sách tiền tệ kia đúng trong thực tiễn. Ví dụ, việc cắt giảm các dự án không hiệu quả, chúng ta phải dựa vào chuẩn tín dụng. Nói là cắt giảm đầu tư nhưng cắt thế nào, đó là điều khó. Nếu làm không khéo khi giảm khối lượng, chất lượng cũng giảm. Chúng ta phải tính đến việc giảm tổng cầu nhưng tăng chất lượng đầu tư.
Trên thực tế, mới chỉ hai ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nghị quyết này, bản thân tôi đã thấy “tín hiệu vận hành” chưa được tốt. Trong khi một lãnh đạo thì nói các ngân hàng có găm USD, lãnh đạo khác lại bảo không có… Như vậy, hướng giải quyết sẽ rối. Theo tôi, để đúng hướng, chúng ta không bàn về chính sách nữa, mà cần tập trung vào vận hành cho chính xác.
Tôi cũng thấy, mới mấy ngày mà thị trường đã có những diễn biến khó lường, như thị trường tín dụng đen tái xuất mạnh mẽ. Vậy chúng ta lại cần hơn nữa sự vận hành linh hoạt và hiệu quả. Trong lĩnh vực vàng và ngoại tệ cũng thế, nếu cấm được vàng miếng thì sẽ “lợi đa phương”, như nắm được cung cầu, kiểm soát được ngoại tệ. Nhưng lâu dài, khi làm vẫn vướng. Vướng cái thứ nhất là định nghĩa thế nào là vàng miếng? Thứ hai, thị trường sẽ lách bằng cách tự buôn vàng miếng với nhau; thứ ba, trên 50 năm nay, thị trường USD tự do đã tồn tại… Và chúng ta cũng không thể “tuyên truyền” suôn rằng, buôn bán vàng miếng là… cấm. Cái này chỉ giải quyết khi chúng ta chứng minh theo cơ chế quyền lợi, có lợi thì người dân sẽ làm thôi. Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh đến cách vận hành chính sách sao cho phù hợp mới là quan trọng.
Kỳ cuối: Để “cỗ máy” vận hành trơn tru
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Cần những biện pháp cụ thể hơn
Chủ trương về ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ rất đúng đắn, nhưng để thị trường sớm đi vào ổn định, cần những biện pháp cụ thể hơn. Đơn cử, chúng ta đang thắt chặt tiền tệ, để tiền ít đổ vào chứng khoán, bất động sản…, về lý thuyết điều này là đúng, nhưng phải điều hành làm sao mà thị trường ổn định, chứ không “bóp nghẹt” thị trường.
Trên thực tế, vẫn phải có tiền cho bất động sản, nhất là cho người có nhu cầu nhà ở. Muốn vậy, phải tính toán được cung - cầu thực của bất động sản nói chung và ưu tiên nhà của người thu nhập thấp. Trong việc này, Ngân hàng Nhà nước phải siết chặt rủi ro của những biện pháp thi hành, mới có hiệu quả tốt.
Bản thân tôi cũng thấy rằng, việc cấm buôn bán vàng miếng là hợp lý. Có điều là bao giờ cấm, và cần chuẩn bị chu đáo trước khi đưa ra biện pháp này. Lộ trình thực hiện và bộ máy điều hành, các điều kiện tổ chức sẽ quyết định việc cấm buôn bán vàng miếng có thực hiện nổi hay không. Tôi không đồng ý với việc đưa vàng lên sàn chứng khoán để giao dịch, bởi vàng thực chất là một dạng tiền tệ, người dân sẽ không chấp nhận.
Ông Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TP HCM: Giảm tổng cầu nhưng phải tăng chất lượng đầu tư
Nhìn lại các chính sách mà Chính phủ vừa đưa ra và những biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước vừa thực thi, tôi thấy không có gì có thể đúng hơn. Giảm tổng cầu, giảm nợ công, giảm tín dụng… bắt buộc chúng ta phải làm. Nhưng khi các biện pháp được đưa ra, chúng tôi vẫn chưa thấy “độ nhấn” của chính sách ở đâu. Chúng ta nói giảm tín dụng, nhưng giảm bao nhiêu là hợp lý: 15%, 20%, 23%... vẫn chưa được nhiều người thấu hiểu. Đó là điều cần quan tâm nhất để các chính sách tiền tệ kia đúng trong thực tiễn. Ví dụ, việc cắt giảm các dự án không hiệu quả, chúng ta phải dựa vào chuẩn tín dụng. Nói là cắt giảm đầu tư nhưng cắt thế nào, đó là điều khó. Nếu làm không khéo khi giảm khối lượng, chất lượng cũng giảm. Chúng ta phải tính đến việc giảm tổng cầu nhưng tăng chất lượng đầu tư.
Trên thực tế, mới chỉ hai ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước triển khai nghị quyết này, bản thân tôi đã thấy “tín hiệu vận hành” chưa được tốt. Trong khi một lãnh đạo thì nói các ngân hàng có găm USD, lãnh đạo khác lại bảo không có… Như vậy, hướng giải quyết sẽ rối. Theo tôi, để đúng hướng, chúng ta không bàn về chính sách nữa, mà cần tập trung vào vận hành cho chính xác.
Tôi cũng thấy, mới mấy ngày mà thị trường đã có những diễn biến khó lường, như thị trường tín dụng đen tái xuất mạnh mẽ. Vậy chúng ta lại cần hơn nữa sự vận hành linh hoạt và hiệu quả. Trong lĩnh vực vàng và ngoại tệ cũng thế, nếu cấm được vàng miếng thì sẽ “lợi đa phương”, như nắm được cung cầu, kiểm soát được ngoại tệ. Nhưng lâu dài, khi làm vẫn vướng. Vướng cái thứ nhất là định nghĩa thế nào là vàng miếng? Thứ hai, thị trường sẽ lách bằng cách tự buôn vàng miếng với nhau; thứ ba, trên 50 năm nay, thị trường USD tự do đã tồn tại… Và chúng ta cũng không thể “tuyên truyền” suôn rằng, buôn bán vàng miếng là… cấm. Cái này chỉ giải quyết khi chúng ta chứng minh theo cơ chế quyền lợi, có lợi thì người dân sẽ làm thôi. Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh đến cách vận hành chính sách sao cho phù hợp mới là quan trọng.