Thế giới côn trùng đa dạng rực rỡ dưới tán rừng Amazon

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Một nghiên cứu mới đây phát hiện trên những tán cây cao của rừng mưa, côn trùng sống trong những hệ sinh thái rất khác biệt với nền rừng bên dưới.

Bị mắc kẹt ở độ cao cách mặt đất 8 mét, loài ruồi phorid chưa được đặt tên này là một “cỗ máy ký sinh chết chóc”, chích trứng của mình vào các loài côn trùng khác, nhà côn trùng học Brian Brown cho biết. Brown là giám tuyển côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles. Ông đã chụp ảnh những loài côn trùng trong bài viết này bằng một thiết lập máy ảnh và kính hiển vi vốn được chế tạo để kiểm tra tì vết trên chip máy tính. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

Bị mắc kẹt ở độ cao cách mặt đất 8 mét, loài ruồi phorid chưa được đặt tên này là một “cỗ máy ký sinh chết chóc”, chích trứng của mình vào các loài côn trùng khác, nhà côn trùng học Brian Brown cho biết. Brown là giám tuyển côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles. Ông đã chụp ảnh những loài côn trùng trong bài viết này bằng một thiết lập máy ảnh và kính hiển vi vốn được chế tạo để kiểm tra tì vết trên chip máy tính. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

“Chúa ơi, tôi thấy điều này hệt như có người vừa phát hiện ra một châu lục khác!” Brian Brown, giám tuyển côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles cho biết. Ông đang nói về côn trùng.

Khi nghiên cứu côn trùng trong rừng Amazon, hầu hết các nhà côn trùng học hướng mắt nhìn xuống phía dưới, đến những lối mòn rêu phong và bụi rậm đan xen chiếm chỗ nền rừng mưa. Nhưng José Albertino Rafael muốn nhìn lên. Rất xa bên trên, đến hơn 32 mét trên tán rừng.


Cách Manaus, Brazil hai giờ về phía tây bắc, một tháp quan sát bằng thép cao 40 mét mọc lên từ khu rừng mưa nguyên sinh. Được xây dựng năm 1979, tháp quan sát này từ lâu đã được sử dụng để theo dõi sự trao đổi cacbon dioxit giữa cây xanh và không khí, nhưng gần đây còn được sử dụng để tiên phong nghiên cứu côn trùng học. Ảnh: Craig Cutler.

Cách Manaus, Brazil hai giờ về phía tây bắc, một tháp quan sát bằng thép cao 40 mét mọc lên từ khu rừng mưa nguyên sinh. Được xây dựng năm 1979, tháp quan sát này từ lâu đã được sử dụng để theo dõi sự trao đổi cacbon dioxit giữa cây xanh và không khí, nhưng gần đây còn được sử dụng để tiên phong nghiên cứu côn trùng học. Ảnh: Craig Cutler.

Suốt hai tuần trong năm 2017, Rafael, một nhà côn trùng học tại Viện Nghiên cứu Amazon, Brazil, và các đồng nghiệp đặt bẫy côn trùng ở những độ cao khác nhau, bắt đầu từ mặt đất, từ một tháp quan sát cao 40 mét dựng thẳng đứng ở giữa rừng Amazon, ngay bên ngoài Manaus.

Kết quả nghiên cứu gây choáng, Brown cho biết. Ông là một thành viên của nhóm nghiên cứu đã kiểm tra và ghi nhận 37.000 con côn trùng được thu thập. Gần một nửa trong số đó là ruồi. “Có những loài rất lạ và khác biệt. Tôi thậm chí còn không biết chúng thuộc chi nào, chứ đừng nói đến loài”.


MẶT ĐẤT Bọ hoa nhào lộn có cơ thể hình tam giác giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

MẶT ĐẤT
Bọ hoa nhào lộn có cơ thể hình tam giác giúp chúng thoát khỏi những kẻ săn mồi. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

Kết quả phân tích được công bố trên tạp chí Nature ngày 2 tháng 2, đưa ra một mạng lưới những hệ sinh thái khác biệt và chưa từng được kiểm tra trên những cây xanh của rừng mưa. Ví dụ, hơn 60% của 857 loài ruồi được thu thập được tìm thấy phía trên mặt đất. Nhiều loài, nếu như không phải là hầu hết, có thể đều là những loài mới.

Những nghiên cứu trước đây đã so sánh côn trùng trên mặt đất với côn trùng trong tán rừng, nhưng đây là một trong những nỗ lực đầu tiên để hiểu hơn về đa dạng côn trùng ở các khoảng cách nhỏ hơn theo chiều dọc.


8 MÉT Ong bọ ngựa sử dụng dùi đẻ trứng, một bộ phận hình kim để đẻ trứng, để chọc vào vỏ trứng của bọ ngựa. Khi ấu trùng của ong nở, chúng sẽ ăn trứng của bọ ngựa. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

8 MÉT
Ong bọ ngựa sử dụng dùi đẻ trứng, một bộ phận hình kim để đẻ trứng, để chọc vào vỏ trứng của bọ ngựa. Khi ấu trùng của ong nở, chúng sẽ ăn trứng của bọ ngựa. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh thế giới côn trùng vẫn còn chưa được khám phá nhiều thế nào, Floyd Shockley, quản lý bộ sưu tập của bộ phận côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia trực thuộc Viện Smithsonian cho biết.

“Hàng triệu loài sống trong tán rừng chưa bao giờ xuống mặt đất,” ông nói, bổ sung thêm rằng những nghiên cứu theo chiều dọc “là cực kỳ quan trọng vì [nếu không có những nghiên cứu ấy], chúng ta sẽ bỏ lỡ một số lượng lớn tính đa dạng sinh học”.

Phân loại côn trùng

Để bắt côn trùng, Rafael đặt 5 cái bẫy lưới lớn trông như túp lều ngoài tháp quan sát cách nhau mỗi 8 mét, bắt đầu từ mặt đất và cao đến 32 mét.


16 MÉT Cả tầng tán và tầng dưới đều được ong bắp cày ký sinh tuần tra tìm mồi, phần lớn con mồi là sâu bướm. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

16 MÉT
Cả tầng tán và tầng dưới đều được ong bắp cày ký sinh tuần tra tìm mồi, phần lớn con mồi là sâu bướm. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

Brown và Dalton de Souza Amorim, một nhà côn trùng học tại Đại học Sao Paolo, và các thành viên còn lại của nhóm nghiên cứu trước tiên phân loại côn trùng theo bộ (ruồi, bọ cánh cứng, bọ, v.v…). Họ tập trung vào Bộ Hai cánh – ruồi – để phân loại hơn 16.000 mẫu vật thành 56 họ, sau đó thành 857 loài. Chưa rõ có bao nhiêu loài là loài mới trong khoa học. “Sẽ mất nhiều năm và rất nhiều nghiên cứu để tìm ra,” Brown cho biết, nhưng ông đoán rằng nhiều loài hoặc phần lớn các loài chưa được mô tả.

Một số họ ruồi rất đa dạng và phong phú trên mặt đất. Các loài khác thì tập trung ở tầng tán. Còn có những loài phát triển mạnh ở tầng giữa. Đáng chú ý, từ 90 đến 100% các mẫu vật của một số họ nhà ruồi được tìm thấy trong 4 cái bẫy được đặt cao nhất.


24 MÉT Đôi mắt khổng lồ cảnh giác của bọ đá quý cho phép nó chạy thoát những kẻ săn mồi, và cả những nhà nghiên cứu, rất nhanh, khiến loài bọ cánh cứng này rất khó bắt để nghiên cứu. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

24 MÉT
Đôi mắt khổng lồ cảnh giác của bọ đá quý cho phép nó chạy thoát những kẻ săn mồi, và cả những nhà nghiên cứu, rất nhanh, khiến loài bọ cánh cứng này rất khó bắt để nghiên cứu. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

Bức tranh toàn cảnh là gì?

Còn quá nhiều điều ta chưa biết về côn trùng. “Chúng ta vẫn đang tìm hiểu về cá và lưỡng cư, nhưng chúng ta đang tiếp cận rất gần chim và động vật có vú để có một bức tranh toàn diện hơn về đa dạng sinh học của chúng,” Shockley cho biết. Nhưng các mô hình khoa học ước tính số lượng các loài côn trùng chưa được phát hiện rơi vào khoảng 5-30 triệu loài. “Mỗi khi chúng tôi nhận được một trong những nghiên cứu này, nó giúp chúng tôi cải thiện mô hình để có thể biết được chúng tôi chưa phát hiện bao nhiêu”.

Có nhiều lý do tại sao tri thức về rất nhiều loài côn trùng vẫn còn mù mờ. “Chúng nhỏ, nhanh và rất đa dạng, và chúng có thể chiếm lĩnh hầu hết các ngách sinh thái,” ông nói.

Nên “chúng ta phải hiểu cách chúng tương tác với nhau, với chúng ta và với hoa màu,” Shockley cho biết. “Và chúng ta không thể nói gì về chúng nếu ta chưa đặt cho chúng một cái tên”.


32 MÉT Ong lan óng ánh, loài chị em miền nhiệt đới của ong nghệ và ong mật, là một trong nhiều loài côn trùng mà những nhà côn trùng học đã bắt tại tháp quan sát. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

32 MÉT
Ong lan óng ánh, loài chị em miền nhiệt đới của ong nghệ và ong mật, là một trong nhiều loài côn trùng mà những nhà côn trùng học đã bắt tại tháp quan sát. Ảnh: Brian Brown, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên hạt Los Angeles.

Hầu hết việc lấy mẫu côn trùng được thực hiện dựa vào vĩ độ và kinh độ, đôi lúc là độ cao, ví dụ như trên một ngọn núi, nơi sinh cảnh có thể thay đổi đáng kể. Nhưng bằng cách bắt côn trùng theo chiều dọc ở sinh cảnh rừng, vốn là việc rất khó làm, Shockley cho biết, “chúng tôi sẽ thêm vào một chiều kích nữa để hiểu hơn về tính đa dạng trong ba chiều không gian”.

Ruồi vốn mang tiếng xấu, người ta khó có thể hiểu tại sao chúng ta phải bận tâm về chúng. “Nhưng những sinh vật [như côn trùng] quan trọng hơn nhiều so với động vật có vú hay chim đối với cấu trúc của khu rừng,” Brown cho biết. “Chúng quan trọng đối với sự thụ phấn, năng lượng, tái chế, v.v… Điều gì sẽ xảy ra nếu không có côn trùng ăn xác thối? Vai trò trong hệ sinh thái của chúng rất cần thiết, nhưng hầu như vô hình.”


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top