Thay đổi khí hậu: Quả bom không còn nổ chậm

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.439
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Môi trường các nước lại nhóm họp những năm ngày liền (5-9.2) tại Nairobi, Ai Cập dưới sự chủ trì của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Môi trường đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi Nhóm các chuyên gia liên chính phủ về sự phát triển của khí hậu (GIEC) công bố bản báo cáo mới nhất về tình trạng trái đất nóng lên.
06-thay-doi-khi-hau-300.jpg



Trái đất lên cơn sốt


Xuất bản cuối tuần qua, bản báo cáo của GIEC đã khiến cho ngay cả những người vốn bàng quan nhất với môi trường cũng bắt đầu phải suy nghĩ lại. Những bằng chứng cụ thể và hết sức đáng lo ngại về tình trạng trái đất nóng lên đã được công bố. Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn không ngừng tăng lên. Theo báo cáo của GIEC, từ 5 năm trở lại đây, lượng khí CO2 thải ra tăng tới 3%, trong khi trong vòng 20 năm trước, con số này chỉ có 0,4%; Mực nước biển ngày càng dâng cao hơn, tăng từ 1,8mm tính trung bình trong vòng 4 thập kỷ vừa qua lên hơn 3mm tính trung bình từ năm 1993 – 2003; Băng tan với một tốc độ nhanh chưa từng thấy; Thiên tai mà đặc biệt là lũ lụt, bão và những thời kỳ nóng quá mức bình thường xuất hiện ngày càng nhiều; 11 năm gần đây cũng là những năm nóng nhất kể từ năm 1850... Kết luận: Trái đất đang lên cơn sốt và nguồn cơn của tình trạng này chính là do con người. Theo báo cáo của GIEC, những hoạt động của con người phải chịu trách nhiệm tới 90% tình trạng nóng lên của trái đất.



Những điểm gây tranh cãi


Các chuyên gia của GIEC khẳng định, những bằng chứng mà bản báo cáo lần này của GIEC đưa ra “hết sức cụ thể và không thể chối cãi được”. Tuy nhiên, những người chưa hài lòng vẫn nhìn thấy một số điểm hạn chế.


Thứ nhất, theo các nhà kinh tế học của tạp chí Nature, cơ sở tính toán các thông số khí hậu của GIEC đã quá lạc hậu, thậm chí có thể đưa đến những kết quả sai lệch. Nguyên nhân của sự hồ nghi này là do GIEC vẫn dựa theo những cơ sở tính toán của bản báo cáo xuất bản từ năm 2001.


Thứ hai, tờ Newscientist Ben Santer cho rằng điều đáng nói là ở chỗ rất nhiều thành viên của GIEC là những nhà nghiên cứu người Mỹ. Ai cũng biết rằng xưa nay, Chính phủ Mỹ vốn không mặn mà gì với những chuyện liên quan đến môi trường, khí hậu. Mà đâu phải ai thấy “sóng cả” cũng không “ngã tay chèo”. Những sức ép ghê gớm từ phía các tổ chức chính phủ và các tập đoàn dầu khí của Mỹ đã khiến các nhà khoa học này phải “hạ giọng” khi đưa ra những tuyên bố về môi trường.



06-thay-doi-khi-hau-300-A2.jpg






Thứ ba, nhiều người cho rằng bản báo cáo của GIEC không chỉ mang tính chất khoa học mà còn chứa đựng nhiều màu sắc chính trị. Nhà đàm phán José Romero của tổ chức OFEV, Thụy Sỹ nhấn mạnh cái khó của những nhà soạn thảo báo cáo của GIEC là những thông tin họ đưa ra phải là những thông tin mà các chính phủ muốn nghe. Thậm chí có khi các chính phủ cũng can thiệp vào quá trình soạn thảo báo cáo. Do vậy, dù đã đưa ra những bằng chứng đáng lo ngại về tình trạng trái đất nóng lên song có thể bản báo cáo này vẫn chưa mô tả một cách chân thực nhất những kết cục có thể xảy ra.



Hành động như thế nào?


Ai cũng nhất trí rằng đã đến lúc phải hành động vì môi trường. Nhưng hành động như thế nào thì vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Ngay sau khi bản báo cáo của GIEC được xuất bản, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã kêu gọi thực hiện 3 cuộc cách mạng: cách mạng ý thức, cách mạng tiết kiệm và cách mạng chính trị liên quan đến vấn đề môi trường. Cuộc cách mạng thứ nhất xem ra không đáng lo vì ngay cả Tổng thống Mỹ George Bush cũng thừa nhận “khí hậu là một thách thức lớn” và Chính quyền Trung Quốc cũng cam kết phát triển kinh tế đi đôi với việc tăng cường sử dụng năng lượng sạch và hiệu quả. Nhưng, điều đáng lo là ở chỗ khoảng cách từ ý thức đi đến việc làm cụ thể lại không nhỏ. Đơn cử trường hợp liên quan đến đề xuất trao cho UNEP một cương vị độc lập giống như kiểu Tổ chức Y tế thế giới với những quyền hạn lớn hơn, 50 quốc gia đồng tình nhưng Mỹ và Trung Quốc, 2 nước thải khí gây hiệu ứng nhiều nhất, lại phản đối.


Các sáng kiến nhằm đa dạng hóa các biện pháp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính cũng được đưa ra như mở một thị trường mua bán quyền phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cho phép các doanh nghiệp cũng được phép tham gia quá trình định giá carbon; Đánh thuế khí CO2 theo một cơ sở rõ ràng và ổn định được áp dụng thống nhất giữa các quốc gia; Đẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường trên phạm vi toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho cả các nước thuộc thế giới thứ 3 cũng được tiếp cận với công nghệ sạch... Tất nhiên, điều này không hề dễ thực hiện và rất tốn kém. Song trước những gì mà trái đất phải trải qua những năm gần đây thì rõ ràng là cái giá phải trả sẽ còn cao hơn rất nhiều nếu chỉ khoanh tay đứng nhìn mà không làm gì.



Huyền Nga



>>>Thiên tai, bệnh tật...do chính chúng ta>>>
Hãy hành động vì một môi trường trái đất xanh, sạch, đẹp và bền

vững hay nói chính xác hơn là vì chính tương lai chúng ta ! Bắt
đầu từ những

việc làm, những suy nghĩ
có ý thức
nhỏ nhất bạn nhé !
 
×
Quay lại
Top Bottom