[THẢO LUẬN] Bàn về tinh thần tự học của HSSV Việt Nam

đã hơn 1 năm nay chưa học bài khi về nhà :(, thời gian rảnh là onl (now).. ngày ngày đi học với 1 cái điện thoại ngồi bấm bấm
có lẽ máu lười đã ngấm nặng quá rồi......
 
đã hơn 1 năm nay chưa học bài khi về nhà :(, thời gian rảnh là onl (now).. ngày ngày đi học với 1 cái điện thoại ngồi bấm bấm
có lẽ máu lười đã ngấm nặng quá rồi......

Onl không phải là sai, nhưng quan trọng bạn phải biết onl để làm gì? học hỏi thêm kiến thức mới? hay chỉ là để giải trí, giết thời gian? nếu cảm thấy việc ta làm là chưa đúng thì hãy THAY ĐỔI, không bao giờ là quá muộn. Hãy tham gia các hoạt động hội nhóm đi bạn.Mình cũng đã từng "không biết phải làm gì", nhưng giờ thì chuyển qua tình trạng "quá nhiều việc phải làm" :KSV@03:

----------

neu ko co niem dam me se ko hoc dc dau

vậy làm sao để tìm được ĐAM MÊ thật sự? chắc phải mở topic bàn về vụ án này nữa quá hihi
 
bạn ý thức được rồi thì phải giúp người khác ý thức đúng hok nè ^^ Chúng ta đang nói quá nhiều đến thực trạng. Quan trọng hơn là Hãy cùng tìm ra giải pháp đi các bạn, những người chủ tương lai của đất nước ơiiiiiiiiiii.:KSV@03:
tớ cũng đang đi tìm giải pháp cho chính bản thân mình đây :P

----------

@mr hạnh phúc xin phép chủ nhà tớ cop bài này về 4rum của đoàn cho các bạn tớ cũng thảo luận nhé :X

 
tớ cũng đang đi tìm giải pháp cho chính bản thân mình đây :P

----------

@mr hạnh phúc xin phép chủ nhà tớ cop bài này về 4rum của đoàn cho các bạn tớ cũng thảo luận nhé :X


nếu thế thì bạn hãy đến với ZAG Village-nâng cao tinh thần tự học của bọn mình.Sắp tới ZAG sẽ có thêm nhiều bài viết hay như thế.Bạn cứ copy thoải mái.Nhớ để lại nguồn trích dẫn là được rồi:KSV@03:
 
Các bạn sinh viên bây giờ năng động lắm. Ngoài tự học, các bạn còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hôi như: hiến máu, sinh viên tình nguyện, câu lạc bộ tiếng anh.... Tuy nhiên, số lượng có hạn và chỉ được thời gian ngắn thôi. Rất nhiều bạn sinh viên khi mới vào trường đều rất hồ hởi, có lý tưởng và chịu khó phấn đấu. Nhưng tất cả lại cũng chỉ được thời gian rất ngắn, rồi thì lại bị cuốn theo cám dỗ hoặc mất đi niềm tin ở phía trước, mất 1 tương lai ( cái này ít người định nghĩa và nhìn thấy được). Đơn giản vì tất cả chúng ta đều không có kế hoạch, 1 kế hoạch dài hạn cho 4, 5 năm sinh viên và quãng đời còn lại. Bởi chúng ta không được dạy kĩ năng này. Và mình đã tìm ra kĩ năng này bạn nào thật sự hứng thú thì liên lạc với mình nha.
" Tất cả những gì chúng ta tâm niệm và tin tưởng sẽ trở thành sự thực".
Thân ái chào mọi người trong Topic.
Robert Trung
 
Theo mình muốn tự học được, có thể ngồi hàng giờ để học bài, thì đầu tiên ta phải xác định được động cơ, mục tiêu học tập của mình- đó là gì đó là ước mơ, hoài bão của mình- nhưng đó là xa vời quá , là cái mình phấn đấu có thể cả cuộc đời-> ta phải có mục tiêu trước mắt, đối với mình, mình đang học cơ chế tín chỉ hoàn toàn, mình luôn xác định mục tiêu trước mắt cho mình là vượt qua môn học với điểm số cao + rèn luyện bản thân thông qua các hoạt động -> bằng giỏi -> sau này ra ngoài sẽ có nhiều cơ hội -> phấn đấu cho ước mơ của mình . Mình hiện đang học ngành CNSH -> mình sẽ học theo công nghệ vi sinh -> nhưng ước mơ của mình là đi theo nghiên cứu về công nghệ gen, DNA cơ , muốn làm được điều đó mình phải có điều kiện, nên mình hiện tại sẽ theo công nghệ vi sinh.Khi có mục tiêu rồi, mình lập ra kế hoạch cụ thể, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn -> kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch cho từng ngày, cho từng môn học, kế hoạch dài hạn là kế hoạch cho từng kì học, từng năm học, từng vấn đề sự nghiệp của mình
Kết hợp trong quá trình lập kế hoạch, mình phải có một phương pháp học cụ thể -> tìm tòi, quan sát, phân tích tổng hợp bằng hệ thống sơ đồ, bảng biểu .Đối với mình, theo cơ chế học tín chỉ , đi cùng với phương pháp học phải luôn luôn rèn kĩ làm việc độc lập và làm việc nhóm -> kĩ năng làm việc độc lập chính là tự học bằng phương pháp thích hợp -> làm việc nhóm là khi nhóm được ra 1 vấn đề, mỗi cá nhân vận dụng hết khả năng độc lập bản thân, phân tích, tổng hợp mọi thứ xugn quanh vấn đề , rồi đưa lên nhóm trên tinh thần chia sẻ, thảo luận , nhóm sẽ tổng hợp 1 lần nữa và thống nhất ý kiến -> rèn được kĩ năng quản lý, phân công công việc => học tốt, thú vị hơn, giúp ích sau này
Còn yếu tố để mình có thể tự học được và hiệu quả đó là động lực học . Xác định động lực, có thể là gia đình, bạn bè, người yêu, môn học mình yêu thích,... -> nhưng vấn đề đặt ra là nếu môn nào đó mình học kém, cũng không có động lực về gia đình, bạn bè,... đặc biệt là thầy cô dạy lại nhàm chán -> không muốn học môn đó. Vậy thì phải làm thế nào => Theo mình khi đó không cố gắng tìm hứng thú học từ thầy cô, mình lúc đó chỉ nghĩ phải vượt qua môn này, phải đạt điểm cao môn này -> ra trường với kết quả tốt -> nhiều cơ hội cho mình hoàn thành mục tiêu của mình .
Bây giờ mình phải đi ăn rồi họp BCH liên chi khoa , phải chấm bút ở đây . Hi vọng mọi người thảo luận vấn đề này nhiệt tình . mình thấy chủ để này rất hay . Chúng ta cùng thảo luận đưa ra những phương pháp tốt nhất ! . Thanks !
 
Riêng cậu Thi điên này mà gặp phải thầy cô không nhiệt tình. Hệ thống giáo dục kém cỏi và 1 nên khoa học chưa mấy phát triển thì sao nhỉ. Câu mới có 1 thứ đó là nhiệt huyết lớn và 1 mục tiêu cực kỳ chung chung.
Mạn phép nói thẳng, đừng giận nha Thi. Chúc câu luôn học tốt và đạt được mục tiêu của mình qua sự năng nổ nhiệt tình của mình.:KSV@07: Trai đinh nhâm quý thì sang có khác. Bạn là người có năng lực đó. Trẻ mà giỏi
 
Theo ý kiến chủ quan của riêng mình,
Thứ nhất, việc tác giả bài viết đề cập đến hiện trang nền giáo dục Việt Nam, mình hoàn toàn đồng ý. Có lẽ quá trình lịch sử cùng quan niệm bảo thủ đã phần nào tác động lên hệ thống giáo dục, dẫn đến sự học hành của HSSV Việt Nam là chưa hiệu quả và vô cùng lãng phí (thời gian, tiền bạc, công sức). Chính vì thế, muốn thay đổi "chí" học hành èo uột của HSSV như hiện nay một cách toàn diện và lâu dài, thì phải thay đổi căn cơ gốc gác từ trong bộ Giáo dục của nước nhà mà thôi. Tại sao các du học sinh tiếp thu những cach thức học tập mới lạ lại không quay trở về VN, trở thành tiến sĩ, thạc sĩ giáo dục, tham gia vào và đổi mới những bộ máy nay đã quá cũ kĩ? Nói chung, đây là phương cách không phải đề xuất mà làm ngay được, đòi hỏi sự đồng nhât về tư tưởng của những con người có chức quyền, lí tưởng cách tân lại nền giáo dục của quê hương của những con người đỗ đạt nơi xứ người. Tóm lại, no comment :KSV@05:
Thứ hai, tinh thần tự học của HSSV quả thực đang "xuống cấp" trầm trọng. Đó là hậu quả của hai lí do sau: môi trường học tập và bản thân con người.
+Về môi trường tác động: Vâng, với chủ trương và hệ thống giáo dục đang "gồng mình" đổi mới thì thui chột năng lực tự học là điều... hiển nhiên. Thế nhưng ở đây chúng ta cũng không nên bỏ sót tác nhân phía chính gia đình, từ bậc làm cha làm mẹ. Bởi họ đã thụ hưởng nền giáo dục xưa cũ nên tất nhiên, họ không thể dạy dỗ con cái cách phát huy sự sáng tạo, tự mình học hỏi trong suốt quá trình học tập. Nhất là khi có những cha mẹ quá nuông chiều con, thấy con học nhiều đâm ra... xót, hoặc những người chỉ biết tống con mình đi học thêm mà chẳng hề suy nghĩ xem chúng sẽ tiếp thu được gì. Đó là chưa kể những vấn nạn bệnh thành tích, chạy trường này nọ vô cùng rắc rối.
+Về bản thân con người: không ý thức được tầm quan trọng của việc học, mải mê trước những thú vui ngày càng đa dạng, phong phú...
Vì những gì mình trình bày ở trên, những thông tin bài viết này cung cấp thực sự bổ ích và hi vọng, sẽ tác động được phần nào đến lớp HSSV thế hệ @.
P/S: Zag Village
có vẻ cũng khá thú vị ^^ không biết ở VN có tham gia được không và tham gia như thế nào? :KSV@10:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Theo ý kiến chủ quan của riêng mình,
Thứ nhất, việc tác giả bài viết đề cập đến hiện trang nền giáo dục Việt Nam, mình hoàn toàn đồng ý. Có lẽ quá trình lịch sử cùng quan niệm bảo thủ đã phần nào tác động lên hệ thống giáo dục, dẫn đến sự học hành của HSSV Việt Nam là chưa hiệu quả và vô cùng lãng phí (thời gian, tiền bạc, công sức). Chính vì thế, muốn thay đổi "chí" học hành èo uột của HSSV như hiện nay một cách toàn diện và lâu dài, thì phải thay đổi căn cơ gốc gác từ trong bộ Giáo dục của nước nhà mà thôi. Tại sao các du học sinh tiếp thu những cach thức học tập mới lạ lại không quay trở về VN, trở thành tiến sĩ, thạc sĩ giáo dục, tham gia vào và đổi mới những bộ máy nay đã quá cũ kĩ? Nói chung, đây là phương cách không phải đề xuất mà làm ngay được, đòi hỏi sự đồng nhât về tư tưởng của những con người có chức quyền, lí tưởng cách tân lại nền giáo dục của quê hương của những con người đỗ đạt nơi xứ người. Tóm lại, no comment :KSV@05:
Thứ hai, tinh thần tự học của HSSV quả thực đang "xuống cấp" trầm trọng. Đó là hậu quả của hai lí do sau: môi trường học tập và bản thân con người.
+Về môi trường tác động: Vâng, với chủ trương và hệ thống giáo dục đang "gồng mình" đổi mới thì thui chột năng lực tự học là điều... hiển nhiên. Thế nhưng ở đây chúng ta cũng không nên bỏ sót tác nhân phía chính gia đình, từ bậc làm cha làm mẹ. Bởi họ đã thụ hưởng nền giáo dục xưa cũ nên tất nhiên, họ không thể dạy dỗ con cái cách phát huy sự sáng tạo, tự mình học hỏi trong suốt quá trình học tập. Nhất là khi có những cha mẹ quá nuông chiều con, thấy con học nhiều đâm ra... xót, hoặc những người chỉ biết tống con mình đi học thêm mà chẳng hề suy nghĩ xem chúng sẽ tiếp thu được gì. Đó là chưa kể những vấn nạn bệnh thành tích, chạy trường này nọ vô cùng rắc rối.
+Về bản thân con người: không ý thức được tầm quan trọng của việc học, mải mê trước những thú vui ngày càng đa dạng, phong phú...
Vì những gì mình trình bày ở trên, những thông tin bài viết này cung cấp thực sự bổ ích và hi vọng, sẽ tác động được phần nào đến lớp HSSV thế hệ @.
P/S: Zag Village
có vẻ cũng khá thú vị ^^ không biết ở VN có tham gia được không và tham gia như thế nào? :KSV@10:

thay vì thụ động chờ đợi sự thay đổi từ các ông lớn, tại sao chúng ta không thay đổi ngay từ chính bản thân và những người xung quanh mình. Giáo trình học không quan trọng bằng các học đâu:KSV@07:
ZAG Village ở Việt Nam mà bạn:KSV@02: Bạn xem link dưới chữ ký nhé:KSV@03:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Khi bạn có ước mơ, có mục đích, bạn sẽ biết phải "học" thế nào. Hãy dạy các em biết ước mơ trước khi dạy chúng học!
 
tinh thần tự học?
câu hỏi đặt ra: thay đổi cái j? thay đổi bản thân trước hay chờ nền giáo dục nc ta thay đổi trước? và cần thay đổi như thế nào?
cứ nói cái ý thức, nhưng
con trâu chăm chỉ mà cứ cày đi cày lại một chỗ, ngày này qua ngày khác thì ra cái gì?
cái gì cũng là yếu tố quan trọng chẳng cái nào đk xem nhẹ cả, nếu người có ý thức mà học với một nền giáo dục chậm tiến, thì sẽ ra sao?
còn nếu có ý thức mà không có định hướng đúng, sẽ thế nào?
mấy người có khả năng bước tiếp sau khi vấp ngã liên tiếp?
 
tinh thần tự học?
câu hỏi đặt ra: thay đổi cái j? thay đổi bản thân trước hay chờ nền giáo dục nc ta thay đổi trước? và cần thay đổi như thế nào?
cứ nói cái ý thức, nhưng
con trâu chăm chỉ mà cứ cày đi cày lại một chỗ, ngày này qua ngày khác thì ra cái gì?
cái gì cũng là yếu tố quan trọng chẳng cái nào đk xem nhẹ cả, nếu người có ý thức mà học với một nền giáo dục chậm tiến, thì sẽ ra sao?
còn nếu có ý thức mà không có định hướng đúng, sẽ thế nào?
mấy người có khả năng bước tiếp sau khi vấp ngã liên tiếp?

Bạn nhím đặt ra những câu hỏi rất "chất", mình xin trả lời theo cách nghĩ của mình.
thay đổi bản thân trước hay chờ nền giáo dục nc ta thay đổi trước?
Mình nhớ từng nghe 1 câu nói thế này
Nếu bạn muốn thay đổi cả thế giới thì trước hết hãy thay đổi đất nước của bạn.
Nếu bạn muốn thay đổi đất nước của bạn thì trước hết hãy thay đổi thành phố mà bạn đang sống.
Nếu bạn muốn thay đổi cả thành phố thì trước hết bạn nên thay đổi gia đình bạn.
Nếu bạn muốn thay đổi gia đình bạn thì trước hết hãy thay đổi bản thân bạn.
Nếu bạn muốn thay đổi bản thân mình thì trước hết hãy thay đổi chính suy nghĩ của các bạn.

Tóm lại, nếu bạn muốn thay đổi cách học tập của mình thì trước hết bạn phải chủ động thay đổi, đừng trông chờ vào cái gì đó khác thay đổi bạn mới thay đổi. Thói quen chủ động trong mọi việc là 1 trong 7 thói quen của người thành đạt đấy các bạn (theo sách 7 thói quen của những người thành đạt).
Thay Đổi đi, Bạn đã sẵng sàn.:KSV@03:
 
GOOD MORNING cả nhà KFC.:KSV@01:, à nhầm, cả nhà KSV!!! :) :KSV@01:.
tại đang đói quá nên thế. mọi người thông cảm. Nhím bâyh phải đi ngủ.
mà nhím có ý kiến chút xíu.
trước hết, thank chủ topic, đây là một vấn đề rất đnágg suy nghĩ đối với HSSV .nhưng đây hok hẳn chỉ dừng lại ở vấn đề của một bộ phận HSSV. thiết nghĩ, ai trong cái xã hội Việt Nam này cũng cần tinh thần tự giác cao hơn ấy chứ.
thứ hai, mọi người hãy tích cực đóng góp ý kiến nữa nhe!!! :) (các ý kiến trong các cm trên rất hay đấy chứ)
tiện thể, bye, :KSV@20:(nhím đi ngủ bù hôm qua, chứ cấm bác nào kêu ngủ nướng đấy:))!!)
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Riêng cậu Thi điên này mà gặp phải thầy cô không nhiệt tình. Hệ thống giáo dục kém cỏi và 1 nên khoa học chưa mấy phát triển thì sao nhỉ. Câu mới có 1 thứ đó là nhiệt huyết lớn và 1 mục tiêu cực kỳ chung chung.
Mạn phép nói thẳng, đừng giận nha Thi. Chúc câu luôn học tốt và đạt được mục tiêu của mình qua sự năng nổ nhiệt tình của mình.:KSV@07: Trai đinh nhâm quý thì sang có khác. Bạn là người có năng lực đó. Trẻ mà giỏi

Hì, cảm ơn bạn , nhưng chắc bạn chưa nhìn kĩ thông tin của mình rồi . Mình đang học tại trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam, bạn có thể lên google search để biết về trường đó ...
Mình không phải nói xấu về trường nhưng khi bạn thử search qua trường mình cũng có thể phần nào hiểu được, ở trường này chúng mình đang học theo cơ chế học tín chỉ hoàn toàn - một cơ chế tiến bộ theo chuẩn Châu Âu nhưng thầy cô trường mình, và cơ sở vật chất trường mình, sự phân công lịch của phòng đào tạo rất ít người trong đó tiến bộ.
Thầy cô cứ lên lớp, đọc nguyên bài giảng slides là xong, hết h đi về, ở dưới sinh viên thích làm gì thì làm, hiểu bài được hay không, không biết -> nói không phải phê bình, hay chỉ trích gì nhưng nếu dạy như thế thì thêu 1 người ở ngoài vào dạy, cứ khoảng 2-3' kích chuật 1 cái cho chạy slide cũng coi như là "dạy" theo cơ chể tín chỉ ... => không thể có sự nhiệt tình trong đây
Về hệ thống đào tạo thì ... 1 thời gian đăng kí học bấp bênh, các môn học đại cương và chuyên ngành loạn xạ , lịch thi học kì trước khi học xong môn học đó ( học chưa xong mà đã thi cuối ký rồi)
... Còn nhiều vấn đề khác nữa.....
Nhưng đấy là các yếu tố tác động bên ngoài tiêu cực đến mình, mình luôn phải nỗ lực, cố gắng bản thân ; tự mình nghĩ, tự mình hành động .
Bên cạnh đó cũng có những thứ tuyệt vời mà nhờ đó mình có thể suy nghĩ được và tiến bộ như ngày hôm nay ...
Tiết lộ với bạn, cấp 3, mình học K10A chuyên sinh, trường đại học KHTN- ĐHQGHN , nên mình biết rõ rất nhiều thứ, thế nào là khoa học tiến bộ, thế nào là thầy cô nhiệt tình, giỏi giang; thế nào là sự tự học, và học nhờ thầy cô ...
 
Bên cạnh đó cũng có những thứ tuyệt vời mà nhờ đó mình có thể suy nghĩ được và tiến bộ như ngày hôm nay ...
Tiết lộ với bạn, cấp 3, mình học K10A chuyên sinh, trường đại học KHTN- ĐHQGHN , nên mình biết rõ rất nhiều thứ, thế nào là khoa học tiến bộ, thế nào là thầy cô nhiệt tình, giỏi giang; thế nào là sự tự học, và học nhờ thầy cô ...

Thế bạn này có thể chia sẻ để mọi người được biết về những điều bổ ích ấy không nào:KSV@03:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
bạn ý thức được rồi thì phải giúp người khác ý thức đúng hok nè ^^ Chúng ta đang nói quá nhiều đến thực trạng. Quan trọng hơn là Hãy cùng tìm ra giải pháp đi các bạn, những người chủ tương lai của đất nước ơiiiiiiiiiii.:KSV@03:
sẽ chẳng bjo có 1 giải pháp nào triệt để cả, cũng giống như bản chất con người rất khó thay, phong cách con người việt nam từ xưa đã vậy rồi trì trệ, thụ động...nếu muốn thay đổi có lẽ phải tìm ai đó đập vỡ tất cả cái cũ để xây dựng cái mới cho nền giáo dục.... Có ai đủ dũng cảm để làm việc đó không? Câu hỏi này lớp mình đã hỏi thầy từ năm 1 mà đến năm 4 thầy vẫn chưa trả lời....
 
Cái này hay ah, nhưng mà sinh viên giờ lười đọc, lười học. Cần chất xúc tác.
SV học thi không phải học là để đối phó trên 90%.
Để nghị đổi toppic thành "Định Hướng giáo dục tốt"

Lúc đó học bằng đam mê. Tự người ta sẽ học thôi
 
Like mạnh cho cai Toppic này. Cần chấn chỉnh ngay việc học của mình mới được
 
Rất mong sự chia sẻ về tinh thần tự học của bạn thi55cnsh, bạn mới 18 tuổi mà như này thì rất đáng khen.... Chứ bạn bè mình chuyên này chuyên nọ nhưng bây h cũng chỉ được nhận xét là "học giỏi" thôi... Mình đang hướng họ tới tinh thần " tự học" - "thực học"...nhưng khổ nỗi mình bằng tuổi họ, tư vấn rất khó, họ có tính tự cao rất lớn...xem mình là tài năng rồi
Cảm ơn bạn trước!

----------

Giáo dục Việt Nam- bệnh nan y hay "tâm bệnh"?

Tác giả: Trần Ngọc Thạch
Mọi cái mới trước khi được thừa nhận đều trải qua một giai đoạn quá độ 'thai nghén' khó nhọc. Không phải thay đổi nào cũng thành công, nhưng nếu không có sự thay đổi thì cũng không thể có thành công. Muốn thay đổi được những cái lớn, trước hết cần phải thay đổi tư duy. Hãy thử tư duy ngoài chiếc hộp!
Một đất nước, xã hội không coi trọng đúng nghĩa nền giáo dục; trầm trọng hơn, nếu nền GD đó mang những mầm bệnh trong một thời gian dài... thì đất nước, xã hội đó có vấn đề!
Nhiều lãnh đạo, nhà giáo lão thành, nhà khoa học tâm huyết từng lên tiếng. Nghị trường Quốc hội cũng 'nóng' trong nhiều kỳ bàn thảo. Cộng đồng mạng bức xúc... Nhưng, hầu hết như những viên đá ném xuống ao bèo! Bộ GD và ĐT vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong khi xã hội lại lãnh đủ những hệ luỵ, sản phẩm tồi của nó. Từ lâu lắm rồi.
Ai cũng biết đầu tư cho GD là đầu tư khôn ngoan nhất. Nhìn sang các nước lân cận, một nền GD tiên tiến luôn đi kèm (nếu không muốn nói là điều kiện tiên quyết) để một xã hội, đất nước phát triển. Ví dụ rõ nét nhất là Singapore và Hàn Quốc.
Ở ta, trong những nhiệm kỳ qua, Nhà nước cũng đã đầu tư cho ngành GD với những khoản tiền không nhỏ. Thế nhưng, nền GD nước nhà vẫn như một cỗ xe ngựa ì ạch, dù được trang trí, sơn phết, thay thế phụ tùng... hàng năm.
Một cơ thể yếu đuối, suy nhược thường hay nảy sinh bệnh tật. Một khi căn bệnh kéo dài, lờn thuốc, nếu không phải là triệu chứng của một căn bệnh "nan y" thì chỉ có thể là "tâm bệnh".
Giao-duc-VN-2_1320736519.jpg

Ai cũng biết đầu tư cho GD là đầu tư khôn ngoan nhất. Ảnh minh họa - Nguồn: Thanh Vũ - TTXVN
Luật nhân- quả
Nếu có niềm tin tâm linh, thì luật nhân- quả hầu như hiện diện ở cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình, trong xã hội, trong môi trường sống hàng ngày của chúng ta. Nền GD Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật trên.
Nền GD thiên về 'học để thi', kết quả: Xã hội có thừa đội ngũ huấn luyện viên và vận động viên '400-m-vượt rào' trong thi cử nhưng thiếu kỹ năng sống và làm việc.
Nền GD thiếu trân trọng với 'người thầy'(để họ tự bươn chải kiếm sống bằng 'đủ thứ' nghề phụ). Kết quả: Sản phẩm ra lò (học sinh tốt nghiệp) thường phải được các doanh nghiệp đào tạo lại, nhất là kỹ năng thực hành.
Các doanh nghiệp (chủ yếu là DNNN, cơ quan hành chính công ...) coi trọng bằng cấp, tung hô thành tích (với những con số ảo). Kết quả: Nền GD luôn cung ứng thừa cho xã hội sản phẩm 'đúng theo đơn hàng'. Ai dùng được thì dùng.
Không những thế, mà còn hơn nữa.
Abutaliv, nhà thơ xứ Daghestand vùng Trung Á đã từng nói: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác." Thật vậy, xã hội Việt Nam đang phải gánh chịu những 'quả đắng' từ một nền GD 'đi ngược' với trào lưu tiên tiến.
Một bạn đọc trên mạng đưa ra lời nhận xét đầy hình tượng mà rất có lý: "GD ở Việt Nam đang chạy marathon ngược. Các nước phương Tây tiên tiến: Nhỏ học vừa đủ (chạy chậm theo nhịp ), học kỹ năng sống là chủ yếu, tăng dần đến ĐH và sau ĐH thì học cật lực. Ra đời bon chen cật lực (chạy nước rút).
Việt Nam ta: Nhỏ thì học kiệt sức lực (chạy nước rút) cho đến khi qua được kỳ thi tuyển ĐH là bắt đầu lơ tơ mơ... (chạy tự do)".[1] Chung qui là, nền GD nước ta đang bị thả nổi hoặc bị hấp lực "đồng tiền" và "bằng cấp" chi phối. Bởi bản chất nền GD chúng ta là học để thi, không phải học để làm.
Tư duy ngoài chiếc hộp
Chúng ta đã từng nghe nói đến Gallileo với câu nói nổi tiếng: "Dù sao thì trái đất vẫn quay" trước khi bị Giáo hội La Mã đưa lên dàn thiêu, vì dám ủng hộ học thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời của Copernicus.
Trong cuốn "Lãnh đạo và sự tự lừa dối", Arbinger đã đưa ra khái niệm tư duy ngoài chiếc hộp (với nghĩa đen là đặt 'cái Tôi' ra ngoài trung tâm tư duy) đối với nhà lãnh đạo muốn giải quyết những vấn đề đang bế tắc của công ty. Với nhà lãnh đạo một tổ chức lớn, nếu chỉ quanh quẩn với kiểu tư duy nằm trong 'chiếc hộp', anh ta sẽ thiết lập sai tầm nhìn, và có nguy cơ dẫn cả tổ chức đi sai mục tiêu.
Nengiaoduc1_1320736486.png

Thử hình dung một quốc gia là một tòa nhà với thiết kế đơn giản như hình 1, ta thấy rõ 3 phần: (1) Phần móng với nền tảng bao gồm các giá trị phi vật chất như tôn giáo, văn hóa và GD. (2) Phần không gian trung tâm kinh tế với ba trụ cột chính là DNNN, DN tư nhân và DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI). (3) Phần mái thể hiện cho thể chế và hệ thống chính trị.
Rõ ràng là, ngoài hai thành tố có tính liên kết, bổ trợ là tôn giáo và văn hoá, thì GD là một thành tố cơ bản của nền tảng xã hội. Nó cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho ba trụ cột kinh tế chính và cho cả hệ thống chính trị để phát triển bền vững. Với nguồn nhân lực yếu, tất nhiên cả bộ máy kinh tế và hệ thống chính trị sẽ hoạt động rệu rã, thiếu sinh khí.
Như vậy, trong thời điểm cần tái thiết lại nền kinh tế quốc gia và thể chế chính trị phù hợp, chúng ta cũng cần xác định mô hình chuẩn (tương đối) cho nền GD Việt Nam nếu thực sự chúng ta muốn chấn hưng GD.
Nengiaoduc2_1320736493.png

Qua tham khảo (sách báo) các nền GD của các nước tiên tiến, dù không dám "múa rìu qua mắt thợ" người viết bài xin được lạm bàn dạng mô hình GD hình phễu của các nước, như hình 2.
Mô hình GD của Việt Nam hiện nay, cơ bản dựa vào cơ cấu tổ chức với 2 hệ thống GD cơ bản và giáo dục nâng cao. Việc điểm định chất lượng tuỳ thuộc vào tiêu chí (độ khó tăng dần) của hai đợt khảo thí (thi tốt nghiệp, chủ yếu là thi tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp CĐ/ĐH).
Việc giám sát chất lượng dạy và học sẽ do một Ban Giám sát, tuỳ vào cấp độ, liên kết giữa Bộ GD và ĐT và Ban Giám sát của Quốc hội và tổ chức xã hội (gồm các nhà giáo, nhà khoa học đã nghỉ hưu v.v.) tại mỗi địa phương, tổ chức giám định theo định kỳ và thông báo kết quả giám sát trên website của Bộ hoặc của Quốc hội.
Như vậy, với hệ thống giáo dục nâng cao, chúng ta chỉ cần giám sát theo quá trình và quản trị theo mục tiêu 'đầu ra' của mỗi cơ sở, với hình thức thi tín chỉ. Số lượng và chất lượng đầu vào do cơ sở xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ tiêu tuyển sinh và cơ sở trường lớp (không tổ chức hoặc tổ chức thi tuyển cục bộ, tuỳ trường).
Nếu xem các trường CĐ/ĐH là một loại hình DN kinh doanh 'sản phẩm GD' đặc thù, thì chất lượng 'đầu ra' của nó sẽ do thị trường GD (cá nhân sinh viên, gia đình và xã hội) kiểm chứng và giá trị thương hiệu của nó sẽ quyết định giá cả 'đầu vào', không phân biệt ĐH dân lập hay ĐH công lập.
Nếu đã là DN có tư cách pháp nhân thì mọi 'hoạt động sản xuất-kinh doanh' của nó phải tuân thủ theo đúng pháp luật, ở đây là Luật GD ĐH, nếu được Quốc hội thông qua và ban hành (Tôi không rõ các trường ĐH ở các nước tiên tiến chịu sự quản lý và chi phối của cơ quan luật pháp nào?).
Với những ngành nghề đào tạo kiến thức và kỹ năng kinh doanh thuần tuý (tài chính, marketing, quản trị - kinh doanh, v.v.) có thể cho phép các tổ chức nước ngoài liên kết hoặc tự thành lập trường, tạo sự canh tranh bình đẳng để kích thích sự phát triển và nâng tầm cho các cơ sở quốc nội.
Việc chuẩn hoá dạy và học phụ thuộc vào quan điểm của xã hội, nhà trường, gia đình và thầy cô, về việc xác định vị trí chủ thể (học sinh) nằm ở đâu? Phụ thuộc hay là chủ thể? Từ đó đề ra phương pháp dạy và học phù hợp cho từng giai đoạn của học sinh.
Môi trường GD- hoặc nâng lên, hoặc nhấn chìm
Cũng cần phải xác định rằng, môi trường GD, chất lượng giáo viên, cơ sở và phương pháp dạy- học có tác động rất lớn đến việc tiếp thu tri thức của đứa trẻ. Điều này giải thích cho hiện tượng, đa số du học sinh Việt Nam tại các trường nước ngoài đều học suất sắc, khi có điều kiện tương tác và giao tiếp phù hợp.
"Môi trường GD" là thứ rất quan trọng, đặc biệt trong GD. Nó có thể nâng tầm học sinh (và giáo viên) lên nhưng cũng có thể nhấn chìm họ trong dòng nước xoáy của nó.
Nengiaoduc3_1320736499.png
Xem hình 3, ta thấy sự tương tác chéo giữa giáo viên và học sinh sẽ giảm dần từ bậc tiểu học lên bậc CĐ/ĐH, giai đoạn mà hầu như học sinh được chủ động hoàn toàn trong cách thức và phương pháp tiếp thu thi thức. Với các trường tiên tiến ở Mỹ, học sinh hầu như chủ động việc học, giáo viên chỉ gợi ý và giải đáp câu hỏi, từ bậc THCS. Với nền tảng công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc học chuyên sâu sẽ dễ dàng hơn với học sinh nhờ lượng kiến thức đồ sộ trên mạng và mối giao tiếp rộng mở, nếu khá về khả năng ngoại ngữ và kỹ năng vi tính.
Bàn sâu hơn về chất lượng 'đầu ra' cho xã hội, theo thiển ý của tôi, với nền GD tiên tiến, chúng ta cần đào tạo những con người trí dũng, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Để có được con người trí dũng, thì mục tiêu của hệ thống GD là nhằm đào tạo con người có đủ ba phẩm chất TRÍ - THỂ - MỸ.
Đó là những phẩm chất: Có năng lực thu nạp và ứng dụng tri thức, có thể chất cường tráng và có xúc cảm mỹ học (nhân ái, yêu cái đẹp, nghĩa khí,...). Từ kinh nghiệm của bản thân, thì người thầy (cô) có vai trò rất lớn trong việc hình thành một phần nhân cách và trí tuệ của học sinh sau này, là tấm gương sáng cho lớp trẻ kể cả khi chúng vào đời.
Nengiaoduc4_1320736506.png

Năng lực trí tuệ (chỉ số IQ) của con người, qua các mẫu khảo nghiệm ngẫu nhiên bình quân trên thế giới, thường có phân bố như hình 4.
Sự phân bố trong tự nhiên của giới động - thực vật cũng tương tự trong môi trường sống của chúng. Trong nông- lâm nghiệp chúng ta đã ứng dụng công nghệ nhân giống vô tính với 10-20% của những cá thể ưu việt trong quần thể, tạo ra những cánh đồng lúa, khoảnh rừng năng suất vượt trội, kháng chịu được sâu bệnh v.v. trên diện rộng.
Với xã hội Do Thái cổ, từ xưa người ta đã biết 'kết giao' giữa tầng lớp doanh nhân giàu có với giới học giả, tri thức trong xã hội. Điều này lí giải vì sao người Do Thái thường thông minh hơn trong cộng đồng đa sắc tộc tại Mỹ và châu Âu.
Số 5% IQ vượt trội này (nguồn lực chất xám), ở từng giai đoạn, nếu được xã hội 'trọng dụng' (và 'nhân rộng' nguồn gene, bằng nhiều hình thức - hình 5) trong đội ngũ các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý v.v... thì chắc chắn sẽ tạo ra bước đột phá trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, nhằm đẩy mạnh nền kinh tế đất nước.
Nengiaoduc5_1320736513.png
Về vấn đề này, GS. Tom Plate đã chia sẻ trong cuốn Đối thoại với Lý Quang Diệu[2]: Ông cũng đồng quan điểm với A.J. Toynbee rằng một nền văn hóa, hoặc quốc gia nếu thiếu đi những nhân vật tinh hoa nhiệt tình, trình độ cao, có khát vọng lớn lao là được phục vụ xã hội thì đất nước sẽ rơi vào tình trạng phản ứng chậm chạp - đây có thể là bi kịch, thậm chí trở thành một thảm họa." (p.75) "Nếu không có giới tinh hoa lãnh đạo thì Singapore không thể được như ngày nay." (P.107) Và, Lý Quang Diệu tin rằng "một nền chính trị mà những quyết định quan trọng lại nằm trong tay những người không đủ năng lực, hoặc bị chi phối bởi các nhóm lợi ích nhỏ nhen có tổ chức và các nhóm vận động hành lang thì nền chính trị đó là kẻ thù của chính sách công tốt." (P.256)
GD, chính sách công hay những thứ tương tự suy cho cùng, cũng chỉ là những công cụ, phương tiện thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước. Nếu rơi vào tay người điều hành tốt, nó là phương tiện hữu ích. Ngược lại, nó sẽ là công cụ trục lợi nếu rơi vào cá nhân (hoặc nhóm người) điều hành vị kỷ. Điều này cũng dễ dàng kiểm chứng khi cái lợi ích cốt lõi, cuối cùng của những chính sách trên rơi vào đối tượng nào?
Chấn hưng giáo dục, mệnh lệnh của cuộc sống!
Tôi xin mượn lời của GS Hoàng Tụy [3] và nhóm các nhà tri thức trong và ngoài nước (nêu trong bản kiến nghị năm 2009), về đề xuất cải tổ cơ cấu hệ thống GD tập trung vào ba vấn đề lớn:
+ Cải tổ cơ cấu hệ thống GD: "Phải cải tổ cơ cấu hệ thống GD, trong đó cải cách mạnh mẽ hệ thống GD phổ thông và dạy nghề... Cơ cấu đào tạo khiến cho trong nước thiếu công nhân lành nghề, thiếu kỹ thuật viên trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý tồi."
"GD ở Việt Nam đang chạy marathon ngược. Các nước phương Tây tiên tiến: Nhỏ học vừa đủ (chạy chậm theo nhịp ), học kỹ năng sống là chủ yếu, tăng dần đến ĐH và sau ĐH thì học cật lực. Ra đời bon chen cật lực (chạy nước rút).
Việt Nam ta: Nhỏ thì học kiệt sức lực (chạy nước rút) cho đến khi qua được kỳ thi tuyển ĐH là bắt đầu lơ tơ mơ ... (chạy tự do)".[1] Chung qui là, nền GD nước ta đang bị thả nổi hoặc bị hấp lực "đồng tiền" và "bằng cấp" chi phối. Bởi bản chất nền GD chúng ta là học để thi, không phải học để làm.
+ Đổi mới phương pháp dạy & học, phương thức thi cử: "Học thì cứ miệt mài, nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Thi vẫn mãi một kiểu thi cổ lỗ, biến thành khổ dịch cho học sinh nhưng có thể là cơ hội kinh doanh, làm tiền của một số người... Đã có rất nhiều hội nghị bàn thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy, nhưng cho đến nay chủ yếu vấn chỉ là dạy trên lớp, thầy đọc, trò ghi và bám sát sách giáo khoa."
+ Đổi mới giáo dục đại học: "GD ĐH của chúng ta đã đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới... từ nội dung, phương pháp giảng dạy, cho đến việc đào tạo tiến sĩ, tuyển chọn giáo sư, đánh giá các công trình khoa học, ... Thế nên, cần những giải pháp mạnh trong ba vấn đề lớn: Cải thiện chất lượng đầu vào; thay đổi phương thức đào tạo; tháo gỡ các rào cản nghiên cứu khoa học."
Hãy thử tư duy ngoài chiếc hộp một lần xem. Từ góc nhìn ngược 1800, chúng ta sẽ cảm nhận được rằng đứa con trai có-vẻ-hư-hỏng của ta cũng có cái lý của nó. Rằng đối thủ kinh doanh của ta cũng có những điều hay cần phải học. Rằng xã hội ta cần có nhiều điểm sáng (như Bộ trưởng Đinh La Thăng,...) để cộng đồng tiếp thêm lửa, để đốm lửa 'đổi mới' không có nguy cơ cháy âm ỉ rồi tắt ngấm...
Mọi cái mới trước khi được thừa nhận đều trải qua một giai đoạn quá độ 'thai nghén' khó nhọc. Không phải thay đổi nào cũng thành công, nhưng nếu không có sự thay đổi thì cũng không thể có thành công. Muốn thay đổi được những cái lớn, trước hết cần phải thay đổi tư duy.
Hãy thử tư duy ngoài chiếc hộp!
--------
Tham khảo:
[1]: Bài của Mẫn Chi, "Đẻ xong là có bằng thạc sĩ, tiến sĩ," (VietNamNet, ngày 02/11/2011).
[2]: GS. Tom Plate, tác giả cuốn Đối thoại với Lý Quang Diệu - Nhà nước công dân Singapore: Cách thức xây dựng một quốc gia.
[3]: Bài của Hạ Anh, GS Hoàng Tụy buồn ... (VietNamNet, ngày 26/09/2011).


Theo Tuanvietnam.vietnamnet.vn


Bài viết này tôi đánh giá là hay, viết dễ hiểu, nhưng tôi nhận thấy sự bế tắc của người viết....
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top