ĐN. Hồng Đăng
Thành viên
- Tham gia
- 15/7/2025
- Bài viết
- 2
Dương Hoàng Lâm là kiểu nam sinh dễ khiến người khác chú ý – cao ráo, sáng sủa, học giỏi, lại sinh ra trong một gia đình khá giả. Cậu là tổ trưởng lớp 7A, luôn chỉnh chu và điềm tĩnh. Còn cô, Lê Hoàng Hân, một cô bé từ Bắc chuyển vào, mang theo giọng nói lạ lẫm giữa miền nắng gió phương Nam, và cả những bỡ ngỡ, mong manh của tuổi dậy th.ì.
Cô được xếp ngồi ngay sau lưng cậu – vị trí chỉ cách một nhịp tim. Có lẽ đó là sự khởi đầu cho những tháng ngày dõi theo ai đó trong thầm lặng.
Một chiều tan học, khi cô còn đang loay hoay với đường về mới lạ thì cậu – cùng đám bạn đang đạp xe ra sân bóng – bất ngờ dừng lại, quay sang hỏi:
– Nhà bà ở đâu? Tiện đường thì tui chở về.
Cô ngập ngừng, cúi đầu:
– Cảm ơn… để tui tự về được.
Câu từ chối run rẩy. Chiếc xe lăn bánh đi, để lại cô bé đứng thẫn thờ giữa sân trường nhuộm nắng chiều. Tối hôm đó, một cô gái 12 tuổi cứ ngẫm nghĩ mãi về câu hỏi ấy, tim đập thình thịch vì một điều gì đó còn chưa thể gọi tên. Trong trẻo. Khẽ khàng. Như gió đầu mùa chạm vào kẽ lá.
Sau đó, Hân quen Thảo – cô bạn cùng lớp, cùng đường về, cũng cùng chiều với Hoàng Lâm. Thảo dễ thương, cởi mở, nhanh chóng trở thành chỗ dựa đầu tiên ở nơi xa lạ này. Cô bé Hân – từng nhút nhát – giờ dần có thể cười, có thể nói nhiều hơn.
Hân học ngữ pháp tiếng Anh không tốt, nhưng lại đọc khá rõ và có chất giọng lạ. Những tiết học tiếng Anh, cô hay đọc to văn bản trước lớp. Và có điều gì đó khiến cô nhớ mãi – ánh mắt Lâm luôn hướng lên khi cô cất tiếng. Ánh mắt ấy, như một vết mực nhỏ loang ra trong tim cô, rồi trở thành vệt màu cố định.
Tuổi mười ba, người ta không biết định nghĩa tình yêu là gì. Nhưng cái cảm giác mong được thấy ai đó mỗi ngày, chỉ cần được đi sau lưng họ, nghe họ cười nói – cũng đủ để gọi là thích.
Cô từng mơ, từng hy vọng. Nhưng rồi mọi thứ vụn vỡ khi cô chợt nhận ra – mình chỉ là cái bóng, là cầu nối để Hoàng Lâm tiếp cận với Thảo. Ngày Thảo thổ lộ được Lâm thích mình, Hân ngồi một mình trong lớp trống, ánh mắt rơi lặng lên mặt bàn, nghe tim mình rơi xuống. Tuổi thơ trong cô, lần đầu biết cảm giác đau lòng là thế nào.
Sang lớp 8, Hoàng Lâm vào lớp chọn, cô thì không. Sáng hôm nhận lớp, cô chạy vội ra bảng thông báo, dò tìm tên cậu đầu tiên. Không thấy tên mình cạnh tên cậu, lòng cô chùng xuống như trời sắp mưa. Hoàng Lâm chắc chẳng nghĩ gì đến cô nữa. Nhưng cô thì vẫn vậy – mỗi ngày vẫn tìm cớ để đi ngang lớp cậu, chỉ để nhìn thoáng qua. Đến mức, việc được chung lớp lại trở thành mục tiêu học tập. Cô học miệt mài chỉ vì một hy vọng bé nhỏ – được nghe lại giọng cậu, được nhìn cậu gần hơn.
Lớp 9, cô vào được lớp chọn. Nhưng trớ trêu thay, cô học ban xã hội, còn Lâm học ban tự nhiên. Hai lớp chỉ cách nhau một bức tường, nhưng như thể ngăn đôi hai thế giới.
Cô phát hiện nhà Lâm mở quán net. Từ đó, cô hay đến quán, ngồi hàng giờ chỉ để nhìn bóng lưng quen thuộc kia chơi game. Cậu chẳng để ý, thậm chí có lúc nhìn cô như người lạ, nhưng cô vẫn đến. Ngày này qua ngày khác, như một thói quen ngốc nghếch nhưng dịu dàng.
Cô gái ấy – suốt những năm cấp ba – cứ thế yêu một người trong im lặng.
Lên lớp 10, vẫn khác lớp. Thậm chí là khác tầng. Hân nghĩ ra đủ cách tào lao để nhìn thấy Lâm: giả vờ đi vệ sinh đúng giờ ra chơi, đi đường vòng qua nhà cậu lúc tan học, ngồi một mình ở khán đài sân bóng chỉ để thấy dáng cậu chạy dưới ánh hoàng hôn... Có lúc cô còn dành tiền ăn sáng để mua đàn guitar, dù cô vốn thích organ – chỉ vì Lâm từng nói thích con gái biết chơi guitar.
Lớp 11, cậu chuyển trường. Một thành phố gần thôi, nhưng xa hơn một trái tim. Ngày khai giảng năm đó, Hân vẫn đứng ở bảng thông báo, tìm tên Lâm đầu tiên – rồi chết lặng. Tên cậu không còn đó. Buổi học đầu tiên, tan trường, cô vẫn đứng lại dưới nắng, như một thói quen. Nhưng chẳng còn ai quay đầu lại nữa.
Cuối năm lớp 12, có người bảo: “Lễ tốt nghiệp là cơ hội cuối cùng, nếu thích ai thì hãy nói”. Cô tin. Cô gom hết can đảm, gửi đi một dòng tin nhắn ngắn ngủi: “Tôi thích cậu.”
Phản hồi từ cậu – chỉ ba chữ:
“Cậu là ai?”
Thế giới như sụp đổ. Đơn giản, ngắn gọn, dứt khoát. Không nhớ, không biết, không thương. Cô khóc một mình cả đêm, tự hỏi bản thân: “Suốt ngần ấy năm, mình là gì trong cuộc sống của cậu?” Cô biết cậu không thấy. Nhưng ít nhất, một cái tên cũng nên nhớ. Thế mà đến điều nhỏ nhoi ấy, cậu cũng không dành cho cô.
Thanh xuân của Hân – là sáu năm đi sau một người – âm thầm, đơn độc, không đòi hỏi đáp lại.
Cô không trách Lâm. Vì cậu chưa bao giờ hứa. Chỉ là chính cô – đã dành quá nhiều cảm xúc cho một điều chưa từng thuộc về mình.
Cô gái ấy – đã từng tin vào ánh mắt của một người con trai, đã từng nỗ lực không ngừng để được gần cậu hơn, đã từng ước ao chỉ cần được đứng cạnh cậu trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Nhưng rồi nhận ra – có những người được sinh ra chỉ để ta thương một mình.
Những năm tháng ấy, là thật. Tình cảm ấy, cũng là thật. Đau lòng, cũng là thật.
Cô chưa bao giờ nói lời hối tiếc. Chỉ là, khi ai đó nhắc đến “tình đầu” hay “tuổi thanh xuân”, trong cô sẽ hiện lên một cái tên: Hoàng Lâm.
Cậu không biết. Nhưng nỗi buồn đầu đời của tôi… được gọi tên bằng tên cậu.
Cô được xếp ngồi ngay sau lưng cậu – vị trí chỉ cách một nhịp tim. Có lẽ đó là sự khởi đầu cho những tháng ngày dõi theo ai đó trong thầm lặng.
Một chiều tan học, khi cô còn đang loay hoay với đường về mới lạ thì cậu – cùng đám bạn đang đạp xe ra sân bóng – bất ngờ dừng lại, quay sang hỏi:
– Nhà bà ở đâu? Tiện đường thì tui chở về.
Cô ngập ngừng, cúi đầu:
– Cảm ơn… để tui tự về được.
Câu từ chối run rẩy. Chiếc xe lăn bánh đi, để lại cô bé đứng thẫn thờ giữa sân trường nhuộm nắng chiều. Tối hôm đó, một cô gái 12 tuổi cứ ngẫm nghĩ mãi về câu hỏi ấy, tim đập thình thịch vì một điều gì đó còn chưa thể gọi tên. Trong trẻo. Khẽ khàng. Như gió đầu mùa chạm vào kẽ lá.
Sau đó, Hân quen Thảo – cô bạn cùng lớp, cùng đường về, cũng cùng chiều với Hoàng Lâm. Thảo dễ thương, cởi mở, nhanh chóng trở thành chỗ dựa đầu tiên ở nơi xa lạ này. Cô bé Hân – từng nhút nhát – giờ dần có thể cười, có thể nói nhiều hơn.
Hân học ngữ pháp tiếng Anh không tốt, nhưng lại đọc khá rõ và có chất giọng lạ. Những tiết học tiếng Anh, cô hay đọc to văn bản trước lớp. Và có điều gì đó khiến cô nhớ mãi – ánh mắt Lâm luôn hướng lên khi cô cất tiếng. Ánh mắt ấy, như một vết mực nhỏ loang ra trong tim cô, rồi trở thành vệt màu cố định.
Tuổi mười ba, người ta không biết định nghĩa tình yêu là gì. Nhưng cái cảm giác mong được thấy ai đó mỗi ngày, chỉ cần được đi sau lưng họ, nghe họ cười nói – cũng đủ để gọi là thích.
Cô từng mơ, từng hy vọng. Nhưng rồi mọi thứ vụn vỡ khi cô chợt nhận ra – mình chỉ là cái bóng, là cầu nối để Hoàng Lâm tiếp cận với Thảo. Ngày Thảo thổ lộ được Lâm thích mình, Hân ngồi một mình trong lớp trống, ánh mắt rơi lặng lên mặt bàn, nghe tim mình rơi xuống. Tuổi thơ trong cô, lần đầu biết cảm giác đau lòng là thế nào.
Sang lớp 8, Hoàng Lâm vào lớp chọn, cô thì không. Sáng hôm nhận lớp, cô chạy vội ra bảng thông báo, dò tìm tên cậu đầu tiên. Không thấy tên mình cạnh tên cậu, lòng cô chùng xuống như trời sắp mưa. Hoàng Lâm chắc chẳng nghĩ gì đến cô nữa. Nhưng cô thì vẫn vậy – mỗi ngày vẫn tìm cớ để đi ngang lớp cậu, chỉ để nhìn thoáng qua. Đến mức, việc được chung lớp lại trở thành mục tiêu học tập. Cô học miệt mài chỉ vì một hy vọng bé nhỏ – được nghe lại giọng cậu, được nhìn cậu gần hơn.
Lớp 9, cô vào được lớp chọn. Nhưng trớ trêu thay, cô học ban xã hội, còn Lâm học ban tự nhiên. Hai lớp chỉ cách nhau một bức tường, nhưng như thể ngăn đôi hai thế giới.
Cô phát hiện nhà Lâm mở quán net. Từ đó, cô hay đến quán, ngồi hàng giờ chỉ để nhìn bóng lưng quen thuộc kia chơi game. Cậu chẳng để ý, thậm chí có lúc nhìn cô như người lạ, nhưng cô vẫn đến. Ngày này qua ngày khác, như một thói quen ngốc nghếch nhưng dịu dàng.
Cô gái ấy – suốt những năm cấp ba – cứ thế yêu một người trong im lặng.
Lên lớp 10, vẫn khác lớp. Thậm chí là khác tầng. Hân nghĩ ra đủ cách tào lao để nhìn thấy Lâm: giả vờ đi vệ sinh đúng giờ ra chơi, đi đường vòng qua nhà cậu lúc tan học, ngồi một mình ở khán đài sân bóng chỉ để thấy dáng cậu chạy dưới ánh hoàng hôn... Có lúc cô còn dành tiền ăn sáng để mua đàn guitar, dù cô vốn thích organ – chỉ vì Lâm từng nói thích con gái biết chơi guitar.
Lớp 11, cậu chuyển trường. Một thành phố gần thôi, nhưng xa hơn một trái tim. Ngày khai giảng năm đó, Hân vẫn đứng ở bảng thông báo, tìm tên Lâm đầu tiên – rồi chết lặng. Tên cậu không còn đó. Buổi học đầu tiên, tan trường, cô vẫn đứng lại dưới nắng, như một thói quen. Nhưng chẳng còn ai quay đầu lại nữa.
Cuối năm lớp 12, có người bảo: “Lễ tốt nghiệp là cơ hội cuối cùng, nếu thích ai thì hãy nói”. Cô tin. Cô gom hết can đảm, gửi đi một dòng tin nhắn ngắn ngủi: “Tôi thích cậu.”
Phản hồi từ cậu – chỉ ba chữ:
“Cậu là ai?”
Thế giới như sụp đổ. Đơn giản, ngắn gọn, dứt khoát. Không nhớ, không biết, không thương. Cô khóc một mình cả đêm, tự hỏi bản thân: “Suốt ngần ấy năm, mình là gì trong cuộc sống của cậu?” Cô biết cậu không thấy. Nhưng ít nhất, một cái tên cũng nên nhớ. Thế mà đến điều nhỏ nhoi ấy, cậu cũng không dành cho cô.
Thanh xuân của Hân – là sáu năm đi sau một người – âm thầm, đơn độc, không đòi hỏi đáp lại.
Cô không trách Lâm. Vì cậu chưa bao giờ hứa. Chỉ là chính cô – đã dành quá nhiều cảm xúc cho một điều chưa từng thuộc về mình.
Cô gái ấy – đã từng tin vào ánh mắt của một người con trai, đã từng nỗ lực không ngừng để được gần cậu hơn, đã từng ước ao chỉ cần được đứng cạnh cậu trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Nhưng rồi nhận ra – có những người được sinh ra chỉ để ta thương một mình.
Những năm tháng ấy, là thật. Tình cảm ấy, cũng là thật. Đau lòng, cũng là thật.
Cô chưa bao giờ nói lời hối tiếc. Chỉ là, khi ai đó nhắc đến “tình đầu” hay “tuổi thanh xuân”, trong cô sẽ hiện lên một cái tên: Hoàng Lâm.
Cậu không biết. Nhưng nỗi buồn đầu đời của tôi… được gọi tên bằng tên cậu.