Thân trò... ví “xẻ làm đôi”

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Nhà Vật lý thiên tài gốc Đức - Albert Einstein lên tiếng phản đối lối giáo dục nhồi nhét: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”. Ông bày tỏ sự thất vọng vì “phát triển của tuổi trẻ đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét”.

Đó cũng là hệ lụy của căn bệnh thành tích vẫn chưa được khai tử trong môi trường sư phạm nước ta.

luyen-500x375-23377-821082-1816.jpg

Học triền miên là thực trạng của nhiều học sinh ở thành phố. (Ảnh: T.L)

Không muốn cũng phải... học

Ngay sau khi Bộ GDĐT công bố môn thi tốt nghiệp, cả thầy và trò bước vào cuộc đua nước rút. Trường bắt học để đạt tỉ lệ tốt nghiệp cao, gia đình thì đích đến là ngưỡng cửa đại học. “Thân” học trò đã phải... xẻ làm hai để không phụ lòng thầy, công cha mẹ.

Năm nào cũng vậy, ngay sau khi công bố các môn thi tốt nghiệp là Bộ GDĐT có ngay “trát” gửi đến các trường, yêu cầu không được cắt xén chương trình đã quy định. Lệnh của trên là vậy, thực chất không ít trường đã kết thúc chương trình các môn phụ từ cuối học kỳ I, nhất là các trường dân lập.

Các trường công lập “tế nhị” hơn là vẫn không bỏ các môn không thi, nhưng gọi là học cho có. Trong hai tháng cuối, cả thầy và trò đều dốc lực cho kỳ thi tốt nghiệp.

Hầu hết các trường - chủ yếu là ở đô thị và trường “có tên, có tuổi” - đã ra chỉ tiêu tỉ lệ tốt nghiệp, thầy và trò đều căng như sợi dây đàn trước kỳ thi. Vì nhà trường tổ chức ôn luyện, buộc học sinh không thể không theo học.

Với những học sinh có học lực khá, giỏi thì việc thi tốt nghiệp là chuyện trong tầm tay. Tuy nhiên, với những học sinh này, vẫn phải ôn luyện tại trường để “đẹp lòng” thầy cô, nhưng để “cán đích” kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, buộc các em phải học thêm ở “lò”, ngoài thời gian ôn luyện tại trường. Không ít học sinh thi môn năng khiếu, phải ngậm ngùi ôn luyện văn hoá cùng chúng bạn. Rời trường là lao vào học môn năng khiếu. Chính vì vậy, thời khóa biểu của nhiều em, thời gian học kéo dài 13, 14 tiếng.

Trên diễn đàn “Tiếng nói học trò”, biết bao lời than thở vì bị ép học. Học để thi, học để đẹp lòng thầy cô và cha mẹ. Có ý kiến còn bộc lộ ý nghĩ tiêu cực “chán sống”... Nếu như giáo viên và các bậc phụ huynh đọc được những dòng chữ “thật lòng” này hẳn thấy được sự “thống khổ” của con em trong kỳ thi cử

luyenthi-34304-821082-5207.jpg

Đến lớp luyện thi như một nghĩa vụ.

Đừng để thành... chuyện đau lòng

Cả nhà trường và gia đình đều những tưởng cứ ôn nhiều thì vững kiến thức. Đành rằng, não bộ con người có sức chứa vô tận, nhưng việc nhồi nhét, cấp tập thì nó lại có tác dụng ngược. Nhà Vật lý thiên tài gốc Đức - Albert Einstein lên tiếng phản đối lối giáo dục nhồi nhét: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”.

Ông bày tỏ sự thất vọng vì “phát triển của tuổi trẻ đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét”. Đó là hệ lụy của căn bệnh thành tích vẫn chưa được khai tử trong môi trường sư phạm nước ta. Giáo dục theo kiểu nhồi nhét đang dần giết chết sự sáng tạo của tuối trẻ, biến học sinh trở thành những robot. Và không ít học sinh không chịu nổi áp lực nhồi nhét đã bị sang chấn tâm lý, rơi vào trầm cảm, sợ hãi... có học sinh đã tìm đến cái chết.

TS tâm lý Đinh Phương Duy ở TPHCM nhận định: “Cha mẹ và thầy cô nhiều khi vẫn còn quen với lối giáo dục áp đặt. Ở trường thầy la, về nhà bố mắng, cộng với thần kinh không vững vàng sẽ khiến các em cảm thấy như rơi vào tình cảnh không lối thoát, không ai hiểu, thông cảm và chia sẻ, từ đó dẫn đến những ý nghĩ tiêu cực. Đó là hệ quả của áp lực học tập quá nặng nề, của phương pháp giáo dục không phù hợp của gia đình và thầy cô. Người lớn không tin, không gần gũi, không hiểu được tâm trạng sẽ rất dễ làm cho các em bị tổn thương và mất niềm tin”.

Mọi chuyện... vẫn còn chưa muộn nếu các thầy cô và phụ huynh cùng tỉnh táo trong cuộc đua thi cử. Xin đừng để sau mỗi kỳ thi của một năm học lại có những câu chuyện đau lòng, khiến bậc làm cha, làm mẹ, thầy cô... phải thốt lên: Đau quá, giá như...
Theo Dân Trí
 
Hic, nhớ lại những thời gian kinh khủng ngày xua, sao mình có sức khỏe mà học nhiều thế
 
×
Quay lại
Top