-Bài này mình viết ra để tham khảo nhé!
Mình cũng tìm hiểu vài trang web và bạn bè mọi người xung quanh, ý kiến riêng của mình để viết thôiii !-
Phần 1:
Khái niệm nghề giáo viên dạy nhạc là gì?
Theo: vieclamgiaoduc.vn
Giáo viên âm nhạc là người có nhiệm vụ giảng dạy bộ môn âm nhạc tại các cấp học phổ thông và trung tâm. Yêu cầu cho vị trí này bao gồm phẩm chất chính trị và đạo đức, sức khỏe, tinh thần trách nhiệm cao, cùng khả năng chuyên môn và nghiệp vụ đầy đủ
Phần 2:
Phần 7:
Trong vai trò này, giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức về lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật nhạc cụ, cũng như giúp học sinh phát triển khả năng âm nhạc thông qua các hoạt động thực hành, biểu diễn và hiểu biết về văn hóa âm nhạc trong các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Phần 8:
Phần 9:
Theo :vn.yamaha.com
Để cải thiện giọng hát của mình thì việc luyện thanh, tập hát thường xuyên là điều không thể thiếu. Hàng ngày, bạn hãy bỏ ra vài phút luyện tập để có được giọng hát hay như mong muốn. Cùng tham khảo 4 cách học luyện thanh giúp bạn cải thiện giọng hát và tự tin tỏa sáng sau đây của Yamaha.
Luyện mở được khẩu hình tốt thì cần phải lấy hơi và nhả chữ đúng. Để có thể làm được thì khi hát bạn cần phải mở rộng miệng, phát âm từng chữ thật rõ ràng. Cần lưu ý không phải cứ mở khẩu hình thật to thì hát càng hay. Khẩu hình miệng nên mở to hay nhỏ còn phụ thuộc vào câu hát, âm điệu của ca khúc đó.
Vì vậy, khi học luyện thanh tại nhà, bạn không nên mở quá rộng khẩu hình. Mở khẩu hình to trong thời gian dài sẽ khiến quai hàm bị mỏi và cứng lại. Khi đó, luyện tập không mang lại hiệu quả mong muốn.
Cách luyện tập mở thanh quản đúng để hát hay hơn khá đơn giản.
Để thở được tốt trong khi hát thì phải lấy hơi từ mũi, tiếp đến hơi qua vòm họng xuống dưới bụng. Hơi này được giữ ở bụng và nhả ra nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào câu hát. Bài tập thổi nến là phương pháp luyện thanh tại nhà đơn giản, hiệu quả và vô cùng tiết kiệm.
Hướng dẫn ngụp nước luyện âm “a”, “i” để phát âm chuẩn, tròn và rõ chữ hơn
ệu, giáo dục âm nhạc,… thì ở nước ta chỉ phổ biến ngành âm nhạc học dành cho các bạn có năng khiếu và đam mê cháy bỏng với âm nhạc. Nên khi bạn đặt câu hỏi “đam mê âm nhạc thì học ngành gì?” thì câu trả lời của bạn chính
Ở các trường đại học, ngành âm nhạc học còn được gọi là musicology. Ngành học này đào tạo sinh viên về phương pháp phân tích âm thanh, nhạc cụ,… cũng như nghiên cứu các khía cạnh học thuật của âm nhạc. Sinh viên ngành âm nhạc học sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để bạn đủ điều kiện làm việc trong ngành âm nhạc sau này.
Phần 11:
Theo: songnhac.com.vn
TOP NHỮNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH CA SĨ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
bởi: NGUYỄN THỊ ĐÔNG THI 16 Tháng 11, 2023
Trong thời điểm hiện tại, lĩnh vực giải trí nói chung và ngành âm nhạc nói riêng đang ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy, việc trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp đòi hỏi sự đam mê, tài năng và quá trình học tập chăm chỉ. Nếu bạn đang mơ ước trở thành một ca sĩ, việc học tại một trường đào tạo uy tín là một bước quan trọng trên con đường thành công. Vậy, muốn trở thành ca sĩ phải học trường nào? Dưới đây là danh sách top những trường đào tạo ngành ca sĩ tốt nhất. Nơi bạn có thể học tập và rèn kỹ năng để trở thành một ngôi sao âm nhạc đích thực.
Trước khi tìm hiểu những trường đào tạo ca sĩ chất lượng, hãy cùng Khát Vọng Music tìm hiểu lý do vì sao nên chọn những trường lớp chính quy về âm nhạc để học tập và rèn luyện để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp nhé.
Học trường lớp chính quy về âm nhạc có nhiều lợi ích cho những ai muốn trở thành ca sĩ. Một số lợi ích chính có thể kể đến như là:
Chất lượng giáo dục: Các trường đào tạo chính quy thường có chất lượng giáo dục cao, với các giáo viên có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Trường lớp chính quy thường đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên ngành. Điều này giúp bạn có cơ hội sử dụng các phòng thu âm, thiết bị âm thanh chất lượng cao và các nguồn tài nguyên khác để phát triển kỹ năng của mình.
Môi trường học tập chuyên sâu: Bạn sẽ được đào tạo trong một môi trường tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực âm nhạc, giúp bạn tập trung hơn và có cơ hội gặp gỡ, làm việc cùng với những người đam mê âm nhạc như bạn.
Cơ hội biểu diễn: Các trường lớp chính quy thường tổ chức các sự kiện, buổi biểu diễn và cuộc thi âm nhạc nội bộ, mang đến nhiều cơ hội để bạn thực hành kỹ năng trước đám đông và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm biểu diễn.
Cơ hội tiếp cận cộng đồng nghệ sĩ: Tham gia vào các khóa học chính quy giúp bạn xây dựng nhiều mối quan hệ cũng như có cơ hội gặp gỡ những người làm nghệ thuật và nhà quản lý âm nhạc. Điều này giúp bạn có thêm nhiều cơ hội học hỏi và tiến gần hơn đến giấc mơ âm nhạc của mình.
Đào tạo đa dạng: Các trường âm nhạc thường đào tạo đa dạng từ các lĩnh vực như giọng hát, sáng tác nhạc, kỹ thuật âm thanh, và nhiều hơn nữa. Điều này giúp bạn có thêm hiểu biết toàn diện về ngành âm nhạc
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trường gồm có: 6 phòng ban chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế hoạch tài chính & Quản trị thiết bị, Phòng Khoa học công nghệ, Phòng Quản lý Học viên, Sinh viên và Phòng Quản lý chất lượng & Thanh tra Pháp chế, . Các khoa chuyên môn gồm 8 khoa: Khoa Sư phạm Mỹ thuật, Khoa Sư phạm Âm nhạc, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Sau đại học, Khoa Piano và Thanh nhạc, Khoa Thiết kế Đồ họa, Khoa Thiết kế Thời trang & Công nghệ May, Khoa Giáo dục đại cương. Các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng, thông tin gồm 3 trung tâm, 2 ban biên tập: Trung tâm Tin học & Ngoại ngữ, Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tuyển sinh và Hợp tác đào tạo, Ban biên tập Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật, Ban biên tập Trang thông tin điện tử.
Biểu diễn Hợp xướng của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 18, Ngõ 55, Đường Trần Phú, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội
Điện thoại: (84) 024.38544468
Fax: (84) 024.38544468
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, diễn viên, nhân viên hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí, truyền thông, văn thư lưu trữ có trình độ Sau đại học, Đại học, Cao đẳng và Trung cấp; nghiên cứu khoa học về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, báo chí phục vụ giáo dục - đào tạo và công tác tư tưởng - văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đào tạo nghệ thuật dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa; đào tạo cán bộ, diễn viên văn hóa nghệ thuật cho Quân đội nhân dân lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia; tham gia biểu diễn nghệ thuật phục vụ bộ đội và nhân dân. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo những gì quân đội và xã hội cần, ưu tiên hướng về đơn vị cơ sở, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, chú trọng kết hợp truyền thống với hiện đại trong giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 101 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 0462.663068 - 069.522450 -
Fax: 0462.663068
Cơ sở 2 Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 140 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 069.667350
Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam: 140 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 08.62996831
Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đào tạo đội ngũ biểu diễn, sáng tác, chỉ huy, giảng dạy và nghiên cứu khoa học âm nhạc chuyên nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển Văn hóa – Nghệ thuật khu vực phía Nam và cả nước.
Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 112 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Phone: (84 8) 38 225 841 - Fax: (84 8) 38 220 916
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: +844 3851 4969 / 3856 1842
Fax: +844 3851 3545
Đào tạo nguồn nhân lực các ngành học âm nhạc bao gồm: Sáng tác âm nhạc, Lý thuyết (trước đây gọi là ngành Lý luận Âm nhạc), Chỉ huy, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (với các chuyên ngành Tranh, Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Sáo, Bầu…), Biểu diễn nhạc cụ phương tây (với các chuyên ngành Violon, Cello, Kèn, Guitare, Accordeon, Organ, Piano, Thanh nhạc… ở bậc cao đẳng, đại học, sau đại học theo các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo văn bằng hai, bồi dưỡng nghiệp vụ và tạo nguồn theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước và yêu cầu của xã hội cho các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Ngoài các chuyên ngành đào tạo trên, Học viện âm nhạc Huế xây dựng thêm các danh mục chương trình đào tạo hệ thống bài bản Nhã nhạc (Âm nhạc Cung đình) và hệ thống bài bản âm nhạc sử dụng trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Học viện Âm Nhạc Huế
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 01 Lê Lợi, Thành phố Huế
Điện thoại: (84-234) 3819852
Fax: (84-234) 3819852
Tags: #khoá học âm nhạc, #khoá học thanh nhạc
Mình cũng tìm hiểu vài trang web và bạn bè mọi người xung quanh, ý kiến riêng của mình để viết thôiii !-
Phần 1:
Khái niệm nghề giáo viên dạy nhạc là gì?
Theo: vieclamgiaoduc.vn
Giáo viên âm nhạc là người có nhiệm vụ giảng dạy bộ môn âm nhạc tại các cấp học phổ thông và trung tâm. Yêu cầu cho vị trí này bao gồm phẩm chất chính trị và đạo đức, sức khỏe, tinh thần trách nhiệm cao, cùng khả năng chuyên môn và nghiệp vụ đầy đủ
Phần 2:
Yêu cầu năng lực của giáo viên âm nhạc
2.1 Kiến thức chuyên ngành
- Nắm vững kiến thức, hiểu biết cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục quốc phòng.
- Hiểu biết về pháp luật, khoa học xã hội và tự nhiên để đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên nghiệp.
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học và nguyên tắc dạy học.
- Hiểu biết về xu hướng dạy học hiện đại và sử dụng công nghệ thông tin.
- Nắm vững phương pháp giảng dạy đặc thù của môn học.
- Hiểu biết về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục và dạy học.
- Có kiến thức cơ bản về âm nhạc và khả năng hệ thống hóa để giảng dạy.
- Soạn đề kiểm tra môn m nhạc đạt chuẩn kiến thức và phù hợp với đối tượng học sinh.
- Am hiểu lý thuyết âm nhạc, đọc ghi nhạc, nhạc cụ, hoà âm và phương pháp giảng dạy âm nhạc.
2.2 Yêu cầu về bằng cấp
- Bằng cấp: Đại học chuyên ngành Thanh nhạc, Cao đẳng, Sư phạm m nhạc hoặc các bằng liên quan ( m nhạc học, Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy, Thanh nhạc, Piano, Biểu diễn nhạc cụ, Nhạc Jazz…).
- Chứng chỉ: Nghiệp vụ Sư phạm, tin học, và ngoại ngữ.
Phần 3:
Các yêu cầu về kỹ năng của giáo viên âm nhạc
3.1 Kỹ năng nghiệp vụ giảng dạy
- Kỹ năng lập kế hoạch dạy học chính xác và linh hoạt, đáp ứng đúng đối tượng và khối lớp.
- Năng lực tổ chức học sinh, tạo không gian học tập sáng tạo và hứng thú cho người học.
- Kỹ năng sư phạm hiệu quả trong truyền đạt kiến thức và hướng dẫn học sinh.
- Sử dụng đồ dùng dạy học và công nghệ hiện đại một cách linh hoạt và hiệu quả.
- Ứng dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục để giải quyết tình huống.
- Giao tiếp và tương tác tốt với học sinh.
- Năng lực sử dụng nhạc cụ và có kỹ năng hát, múa để minh họa bài học.
3.2 Các kỹ năng khác
- Nắm vững kỹ năng sử dụng tin học văn phòng.
- Giải quyết tình huống sư phạm linh hoạt.
- Đánh giá và cải thiện hiệu suất công việc, hợp tác với đồng nghiệp và các ngành có liên quan.
- Tổ chức và tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, đồng thời xây dựng và phát triển nhiều phong trào khác nhau.
3.3 Các kỹ năng giảng dạy và giao tiếp
- Giao tiếp một cách hiệu quả với gia đình, đồng nghiệp, và cộng đồng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục tích cực.
- Theo dõi và xử lý thông tin của ngành học một cách chính xác và kịp thời.
Phần 4:
Nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên âm nhạc
4.1 Nhiệm vụ của giáo viên âm nhạc trong các trường học
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học theo kế hoạch của nhà trường, tham gia các hoạt động chuyên môn, đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Phát triển đạo đức, giữ gìn phẩm chất và danh dự của nhà giáo, là tấm gương cho người học, tôn trọng nhân cách học sinh, và hỗ trợ đồng nghiệp.
- Liên tục học tập và rèn luyện để nâng cao sức khỏe, kiến thức chính trị, chuyên môn và áp dụng phương pháp dạy học mới.
- Tham gia tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để cập nhật kiến thức và kỹ năng.
- Hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại địa phương và tuân thủ nghĩa vụ công dân và quy định pháp luật.
- Liên kết với các tổ chức đoàn thể và xã hội để tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và sự phân công của hiệu trưởng.
4.2 Nhiệm vụ của giáo viên âm nhạc trong trung tâm
- Dạy và truyền đạt kiến thức theo nội dung đào tạo, đảm bảo học viên hoàn thành kiến thức yêu cầu.
- Xây dựng bài giảng, bài tập, và kiến thức bổ trợ, đồng thời theo dõi và đánh giá chất lượng học viên.
- Lập kế hoạch nâng cao chất lượng học viên, đảm bảo đầu ra theo cam kết và tham gia nghiên cứu cải tiến chương trình đào tạo.
- Hỗ trợ tổ chức các công việc khác theo yêu cầu và tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nhóm MBTI nào phù hợp với công việc giáo viên âm nhạc
Nhóm MBTI ENFJ có những đặc điểm tính cách phù hợp với công việc giáo viên âm nhạc, bởi:- ENFJ có khả năng giao tiếp tốt, điều này là rất quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức âm nhạc và tạo dựng môi trường học tập năng động, sôi nổi.
- Sự nhạy bén và thấu hiểu cảm xúc của người khác giúp ENFJ hiểu rõ học viên, từ đó tạo dựng được môi trường học tập gần gũi, gắn bó và thân thuộc.
- Khả năng truyền cảm hứng và động viên của ENFJ giúp học viên cảm thấy có động lực và hứng thú hơn trong việc học âm nhạc.
- ENFJ thường có sự sáng tạo và giàu trí tưởng tượng, giúp giáo viên âm nhạc thiết kế bài giảng và hình thức vui chơi, học tập sáng tạo hơn.
Phần 6:
Giáo viên âm nhạc thi khối nào
Ở Việt Nam, để trở thành giáo viên âm nhạc, bạn cần phải tham gia kỳ thi tuyển sinh vào ngành học này theo khối N00. Trong kỳ thi, bạn sẽ được đánh giá không chỉ về kiến thức chung của môn Ngữ văn mà còn về khả năng năng khiếu âm nhạc.Phần 7:
Giáo viên âm nhạc tiếng Anh là gì
Giáo viên âm nhạc tiếng Anh, hay còn được gọi là Music Teacher, là người chịu trách nhiệm giảng dạy và hướng dẫn về môn học âm nhạc trong môi trường giáo dục có sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy.Trong vai trò này, giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức về lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật nhạc cụ, cũng như giúp học sinh phát triển khả năng âm nhạc thông qua các hoạt động thực hành, biểu diễn và hiểu biết về văn hóa âm nhạc trong các quốc gia sử dụng tiếng Anh.
Phần 8:
Lương giáo viên âm nhạc
Phần lớn giáo viên âm nhạc đang nhận mức thu nhập hàng tháng từ 4.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ trong năm 2023. Khi tích lũy được 5 năm kinh nghiệm, thu nhập của giáo viên âm nhạc có thể tăng lên, nằm trong khoảng từ 6.000.000 VNĐ đến 16.000.000 VNĐ hàng tháng.Phần 9:
4 Phương pháp học luyện thanh để có giọng tốt
Tác giả: Yamaha MusicTheo :vn.yamaha.com
Để cải thiện giọng hát của mình thì việc luyện thanh, tập hát thường xuyên là điều không thể thiếu. Hàng ngày, bạn hãy bỏ ra vài phút luyện tập để có được giọng hát hay như mong muốn. Cùng tham khảo 4 cách học luyện thanh giúp bạn cải thiện giọng hát và tự tin tỏa sáng sau đây của Yamaha.
9.1. Cách mở khẩu hình chuẩn
Khi mới học luyện thanh thì việc luyện mở khẩu hình đúng sẽ rút ngắn thời gian tập luyện. Luyện mở khẩu hình là biện pháp không khó, đây chính là một trong những kỹ năng rất quan trọng để giọng hát được tròn vành, rõ chữ.Luyện mở được khẩu hình tốt thì cần phải lấy hơi và nhả chữ đúng. Để có thể làm được thì khi hát bạn cần phải mở rộng miệng, phát âm từng chữ thật rõ ràng. Cần lưu ý không phải cứ mở khẩu hình thật to thì hát càng hay. Khẩu hình miệng nên mở to hay nhỏ còn phụ thuộc vào câu hát, âm điệu của ca khúc đó.
Vì vậy, khi học luyện thanh tại nhà, bạn không nên mở quá rộng khẩu hình. Mở khẩu hình to trong thời gian dài sẽ khiến quai hàm bị mỏi và cứng lại. Khi đó, luyện tập không mang lại hiệu quả mong muốn.
9.2. Cách tạo độ dài hơi thở
Tạo độ dài hơi thở bằng cách mở thanh quản đúng cách. Từ đó, bạn có thể hát được bền, dài hơi và cao hơn. Thanh quản mở đúng giúp không bị thiếu hơi khi lên cao. Khi hát các ca khúc có độ vang xa và ngân dài thì mở thanh quản tốt sẽ giúp ngân hơi và rung hơi được dễ hơn. Nhờ vậy mà câu hát trở nên tròn chữ và truyền cảm hơn.Cách luyện tập mở thanh quản đúng để hát hay hơn khá đơn giản.
- Đứng trước gương với khoảng cách 1 cánh tay.
- Mở miệng to ra rồi ấn lưỡi xuống sao cho nhìn vào miệng thấy giống hình chữ U và nhìn thấy được lưỡi gà.
9.3. Duy trì hơi thở đều đặn
Đây là một trong những cách học luyện thanh vô cùng quan trọng. Nếu thở không đúng cách, không đủ hơi thì bạn không thể hát trọn vẹn được một ca khúc. Ngược lại, hơi thở tốt thì bạn hoàn toàn có thể hát dồn dập, ngân nga hoặc luyến láy đúng theo nhạc của bài hát dù là bất cứ loại nhạc nào.Để thở được tốt trong khi hát thì phải lấy hơi từ mũi, tiếp đến hơi qua vòm họng xuống dưới bụng. Hơi này được giữ ở bụng và nhả ra nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào câu hát. Bài tập thổi nến là phương pháp luyện thanh tại nhà đơn giản, hiệu quả và vô cùng tiết kiệm.
- Thắp một ngọn nến
- nhỏ, bạn cần cách ngọn nến khoảng 50cm.
- Lấy một hơi thật sâu rồi thổi nến. Bạn cần thổi đều hơi để ngọn nến rung đều hoặc nghiêng về một hướng cố định đến khi đứt hơi.
9.4. Phát âm chuẩn khi hát
Đây là cách học luyện thanh tại nhà quan trọng. Để luyện âm chuẩn thì cần phải luyện bài tập ngụp nước, rồi phát âm “a” và “i”. Âm “a” và “i” là hai âm phổ biến trong các ca khúc. Âm “a” là âm dễ phát âm nhất, ngược lại, âm “i” là âm khó phát âm nhất.Hướng dẫn ngụp nước luyện âm “a”, “i” để phát âm chuẩn, tròn và rõ chữ hơn
- Sử dụng 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao sao cho lúc bạn cúi gập người xuống vừa một góc trên dưới 90 độ. Không nên để thấp quá khiến bạn phải cúi quá thấp gây mỏi khi gập.
- Lấy một hơi thật sâu, ngụp mặt vào nước trong chậu và phát âm “a”, “i” hoặc câu nói có chứa hai âm này.
Đam mê âm nhạc thì học ngành gì?
Nếu như ở nước ngoài, những ai đam mê âm nhạc có thể xét tuyển vào các ngành học như kỹ thuật âm thanh và sản xuất âm nhạc, âm nhạc trị li là ngành âm nhạc học.ệu, giáo dục âm nhạc,… thì ở nước ta chỉ phổ biến ngành âm nhạc học dành cho các bạn có năng khiếu và đam mê cháy bỏng với âm nhạc. Nên khi bạn đặt câu hỏi “đam mê âm nhạc thì học ngành gì?” thì câu trả lời của bạn chính
Ở các trường đại học, ngành âm nhạc học còn được gọi là musicology. Ngành học này đào tạo sinh viên về phương pháp phân tích âm thanh, nhạc cụ,… cũng như nghiên cứu các khía cạnh học thuật của âm nhạc. Sinh viên ngành âm nhạc học sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết nhất để bạn đủ điều kiện làm việc trong ngành âm nhạc sau này.
Phần 11:
Theo: songnhac.com.vn
TOP NHỮNG TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGÀNH CA SĨ CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
bởi: NGUYỄN THỊ ĐÔNG THI 16 Tháng 11, 2023
Trong thời điểm hiện tại, lĩnh vực giải trí nói chung và ngành âm nhạc nói riêng đang ngày càng phát triển mạnh. Vì vậy, việc trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp đòi hỏi sự đam mê, tài năng và quá trình học tập chăm chỉ. Nếu bạn đang mơ ước trở thành một ca sĩ, việc học tại một trường đào tạo uy tín là một bước quan trọng trên con đường thành công. Vậy, muốn trở thành ca sĩ phải học trường nào? Dưới đây là danh sách top những trường đào tạo ngành ca sĩ tốt nhất. Nơi bạn có thể học tập và rèn kỹ năng để trở thành một ngôi sao âm nhạc đích thực.
Trước khi tìm hiểu những trường đào tạo ca sĩ chất lượng, hãy cùng Khát Vọng Music tìm hiểu lý do vì sao nên chọn những trường lớp chính quy về âm nhạc để học tập và rèn luyện để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp nhé.
11.1 Lợi ích của việc học trường lớp chính quy
Học trường lớp chính quy về âm nhạc có nhiều lợi ích cho những ai muốn trở thành ca sĩ. Một số lợi ích chính có thể kể đến như là:
Chất lượng giáo dục: Các trường đào tạo chính quy thường có chất lượng giáo dục cao, với các giáo viên có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Trường lớp chính quy thường đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên ngành. Điều này giúp bạn có cơ hội sử dụng các phòng thu âm, thiết bị âm thanh chất lượng cao và các nguồn tài nguyên khác để phát triển kỹ năng của mình.
Môi trường học tập chuyên sâu: Bạn sẽ được đào tạo trong một môi trường tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực âm nhạc, giúp bạn tập trung hơn và có cơ hội gặp gỡ, làm việc cùng với những người đam mê âm nhạc như bạn.
Cơ hội biểu diễn: Các trường lớp chính quy thường tổ chức các sự kiện, buổi biểu diễn và cuộc thi âm nhạc nội bộ, mang đến nhiều cơ hội để bạn thực hành kỹ năng trước đám đông và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm biểu diễn.
Cơ hội tiếp cận cộng đồng nghệ sĩ: Tham gia vào các khóa học chính quy giúp bạn xây dựng nhiều mối quan hệ cũng như có cơ hội gặp gỡ những người làm nghệ thuật và nhà quản lý âm nhạc. Điều này giúp bạn có thêm nhiều cơ hội học hỏi và tiến gần hơn đến giấc mơ âm nhạc của mình.
Đào tạo đa dạng: Các trường âm nhạc thường đào tạo đa dạng từ các lĩnh vực như giọng hát, sáng tác nhạc, kỹ thuật âm thanh, và nhiều hơn nữa. Điều này giúp bạn có thêm hiểu biết toàn diện về ngành âm nhạc
11.2 Top những trường đào tạo ca sĩ tốt nhất tại Việt Nam
a, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Với lịch sử 50 năm xây dựng và trưởng thành, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương là nơi đào tạo, bồi dưỡng hàng ngàn lượt giáo viên nghệ thuật, cán bộ quản lý cho ngành giáo dục nói riêng và cả nước nói chung. Đây là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, lâu năm được nhà nước, xã hội công nhận.Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trường gồm có: 6 phòng ban chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế hoạch tài chính & Quản trị thiết bị, Phòng Khoa học công nghệ, Phòng Quản lý Học viên, Sinh viên và Phòng Quản lý chất lượng & Thanh tra Pháp chế, . Các khoa chuyên môn gồm 8 khoa: Khoa Sư phạm Mỹ thuật, Khoa Sư phạm Âm nhạc, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, Khoa Sau đại học, Khoa Piano và Thanh nhạc, Khoa Thiết kế Đồ họa, Khoa Thiết kế Thời trang & Công nghệ May, Khoa Giáo dục đại cương. Các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng, thông tin gồm 3 trung tâm, 2 ban biên tập: Trung tâm Tin học & Ngoại ngữ, Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tuyển sinh và Hợp tác đào tạo, Ban biên tập Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật, Ban biên tập Trang thông tin điện tử.
Biểu diễn Hợp xướng của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 18, Ngõ 55, Đường Trần Phú, Quận Hà Đông, TP.Hà Nội
Điện thoại: (84) 024.38544468
Fax: (84) 024.38544468
b, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; nghiên cứu khoa học về lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, văn thư, lưu trữ, báo chí, truyền thông, và thực hành biểu diễn nghệ thuật.Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, diễn viên, nhân viên hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí, truyền thông, văn thư lưu trữ có trình độ Sau đại học, Đại học, Cao đẳng và Trung cấp; nghiên cứu khoa học về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, báo chí phục vụ giáo dục - đào tạo và công tác tư tưởng - văn hóa trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đào tạo nghệ thuật dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa; đào tạo cán bộ, diễn viên văn hóa nghệ thuật cho Quân đội nhân dân lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia; tham gia biểu diễn nghệ thuật phục vụ bộ đội và nhân dân. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo những gì quân đội và xã hội cần, ưu tiên hướng về đơn vị cơ sở, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, chú trọng kết hợp truyền thống với hiện đại trong giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 101 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 0462.663068 - 069.522450 -
Fax: 0462.663068
Cơ sở 2 Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 140 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 069.667350
Nhà hát Quân đội khu vực phía Nam: 140 Đường Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Tel: 08.62996831
c, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh tiền thân là Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn được thành lập vào năm 1956. Năm 1975 đổi tên thành Trường Quốc gia Âm nhạc TP. Hồ Chí Minh và đến năm 1981, sau khi mở thêm bậc đại học, trường chính thức mang tên Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh cho đến nay.Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh là đơn vị đào tạo đội ngũ biểu diễn, sáng tác, chỉ huy, giảng dạy và nghiên cứu khoa học âm nhạc chuyên nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển Văn hóa – Nghệ thuật khu vực phía Nam và cả nước.
Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 112 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Phone: (84 8) 38 225 841 - Fax: (84 8) 38 220 916
d, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1956, tiền thân là Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1982, đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008 được Chính phủ đổi tên thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: +844 3851 4969 / 3856 1842
Fax: +844 3851 3545
g, Học viện Âm nhạc Huế
Học viện Âm nhạc Huế là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị Âm nhạc truyền thống, đặc biệt là các di sản Âm nhạc được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên… đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực Âm nhạc ở bậc trung học, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, biểu diễn Âm nhạc, góp phần giữ gìn và phát triển nền Âm nhạc Việt Nam mà trực tiếp là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.Đào tạo nguồn nhân lực các ngành học âm nhạc bao gồm: Sáng tác âm nhạc, Lý thuyết (trước đây gọi là ngành Lý luận Âm nhạc), Chỉ huy, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (với các chuyên ngành Tranh, Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Sáo, Bầu…), Biểu diễn nhạc cụ phương tây (với các chuyên ngành Violon, Cello, Kèn, Guitare, Accordeon, Organ, Piano, Thanh nhạc… ở bậc cao đẳng, đại học, sau đại học theo các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo văn bằng hai, bồi dưỡng nghiệp vụ và tạo nguồn theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước và yêu cầu của xã hội cho các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Ngoài các chuyên ngành đào tạo trên, Học viện âm nhạc Huế xây dựng thêm các danh mục chương trình đào tạo hệ thống bài bản Nhã nhạc (Âm nhạc Cung đình) và hệ thống bài bản âm nhạc sử dụng trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Học viện Âm Nhạc Huế
Thông tin liên lạc
Địa chỉ: 01 Lê Lợi, Thành phố Huế
Điện thoại: (84-234) 3819852
Fax: (84-234) 3819852
Tags: #khoá học âm nhạc, #khoá học thanh nhạc