- Tham gia
- 21/6/2013
- Bài viết
- 205
"Địa ngục" Tuonela, Naraka, "ngôi nhà của sự giả dối"... là nơi những linh hồn phải trả giá cho tội lỗi mà họ đã gây ra khi còn sống.
Trong thế giới tâm linh của con người luôn tồn tại một khái niệm gọi là địa ngục. Đó là nơi mà mọi người xấu khi chết sẽ phải xuống và chịu nhiều sự trừng phạt. Nhưng liệu có phải địa ngục ở bất kỳ đâu cũng giống nhau? Hãy cùng tìm hiểu về sự tồn tại của các địa ngục qua những nền văn hóa khác nhau qua bài viết dưới đây.
1. "Ngôi nhà của sự giả dối"
Theo văn hóa của người Ba Tư, trên con đường xuống địa ngục thực sự, linh hồn người chết sẽ bắt gặp một cây cầu - Chivanat, nơi ngăn cách thế giới của người sống và người chết.
Chiếc cầu này nhỏ hơn một sợi tóc nhưng lại sắc hơn cả lưỡi dao lam và được canh giữ bởi một con chó bốn mắt. Tại đây, linh hồn sẽ được đánh giá dựa vào việc mình đã làm khi còn sống.
Nếu khi sống, họ làm nhiều điều tốt, linh hồn sẽ qua cầu an toàn và được lên thiên đường, ngược lại nếu làm nhiều điều xấu, cây cầu sẽ lộn ngược, ném linh hồn đó xuống dưới một hố sâu - đây chính là “Ngôi nhà của sự giả dối”.
Đúng như tên gọi, nơi đây vô cùng đáng sợ và đầy sự giả dối. Được cai quản bởi hàng trăm con quỷ, đây là nơi mà người chết phải “chết” thêm nhiều lần nữa để trả giá cho tội ác của mình. Họ được “nuôi sống” để “chết” rồi sau đó sống lại và tiếp tục chết.
Apaosha và Zairika là con quỷ đại diện cho cái đói - khát, nó luôn khiến linh hồn thèm muốn đồ ăn để tồn tại nhưng "thực phẩm" mà họ nhận được chỉ là xác động vật chết, thịt thối rữa mà thôi...
2. Duat
Trên những bức phù điêu cổ của người Ai Cập có đề cập tới một nơi gọi là Duat. Duat được cai quản bởi Thần Rồng Osiris - vị thần của sự sống và cái chết. Đây là một nơi khá giống với Trái đất nhưng lại tồn tại nhiều yếu tố kỳ lạ như hồ Lửa và tường Sắt.
Để đến được Duat, linh hồn phải vượt qua 7 cánh cửa, được trông giữ bởi những quái vật nửa người, nửa thú với những tên gọi hết sức kỳ lạ như: “Kẻ uống máu đến từ lò mổ” hay “Người ăn phân từ hai chân sau của mình”.
Sau khi vượt qua hết những cánh cửa kia, trái tim của người chết sẽ được đặt lên một chiếc cân và cân với chiếc lông vũ của nữ thần Maat. Nếu người đó thuần khiết và thật thà, trái tim sẽ nặng bằng với chiếc lông vũ. Lúc này, họ sẽ được bước vào vương quốc của Thần Osiris.
Nếu trái tim nặng hơn, tức là trái tim người này không thuần khiết và còn quá nhiều tham vọng, khi đó, họ sẽ bị quỷ Ammut ăn thịt, còn linh hồn sẽ bị trừng phạt theo luật lệ nơi đây.
3. Xibalba
Xibalba là phiên bản địa ngục của người Maya và được cho là thực sự tồn tại ở một nơi cụ thể trong các hang động gần Belize. Bất kỳ một linh hồn nào qua đây, đều sẽ phải chịu sự đau đớn đến tột cùng.
Để đến được Xibalba, linh hồn phải bơi qua những con sông chứa đầy máu, bọ cạp độc… Sau đó, linh hồn sẽ đến một ngã 5, dẫn đến những con đường khác nhau do các lãnh chúa độc ác cai quản.
Mỗi lãnh chúa sẽ thực hiện những trò độc ác của riêng mình để “giải trí” trên linh hồn người chết. Như Ahalpuh và Ahalgana sẽ khiến mủ phun ra từ cơ thể người chết, Chamiabac và Chamiaholom sẽ biến cơ thể người thành những bộ xương, hay XIC và Patan sẽ ép chặt thi thể cho đến khi máu phun ra ở miệng…
4. Tuonela
Không giống như địa ngục ở các nền văn hóa khác, Tuonela của người Phần Lan là nơi "tiếp tục" cuộc sống mới. Không có bất kỳ sự trừng phạt nào ở đây, cuộc sống của người chết sẽ tiếp diễn y như khi họ còn sống, chỉ là khác địa điểm mà thôi.
Những người biết mình sắp phải đến Tuonela thường sẽ chuẩn bị những vật dụng cần thiết để sinh tồn khi xuống đó và đồ dùng này sẽ được chôn hoặc hỏa táng cùng họ.
Điều đặc biệt khác của Tuonela là nó còn mở cửa cho cả những người còn sống xuống thăm người chết bằng con đường ở sông Tuoni. Tuy nhiên, việc này vô cùng nguy hiểm bởi khả năng “chết thật” rất cao. Nguyên nhân chính là do con sông Tuoni không chứa nước mà chứa đầy rắn độc.
5. Naraka
Theo văn hóa tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, đạo Sikh và một phần đạo Phật, Naraka được cho là địa ngục - nơi mà các linh hồn sẽ bị trừng phạt do những "nghiệp" mà họ gây ra khi còn sống.
Nơi đây được chia thành hơn 1.000 tầng, mỗi tầng tượng trưng cho một tội lỗi khác nhau. Ví dụ như Maharaurava là tầng dành cho những người chuyên làm nghề trộm cắp và lừa đảo tiền bạc của người khác. Họ sẽ bị ăn thịt bởi một con quỷ rắn được gọi là Ruru.
Hay Kumbhipakam là tầng dành cho người làm nghề đồ tể - họ sẽ bị trừng phạt theo cách đã sử dụng với những “nạn nhân” của mình: đó là bị đun sôi trong vạc dầu cho đến khi không còn lông trên người nữa...
Theo văn hóa của Ấn Độ giáo, Naraka được cai trị bởi Chúa Yama Loka. Khi một người qua đời, hành động, việc làm của họ trên dương gian sẽ được trợ lý của Chúa Yama Loka đánh giá. Theo đó, những người này sẽ được gửi đến Svara (thiên đàng) hoặc Naraka (địa ngục). Khi "nghiệp" được trả đủ, họ mới được đầu thai kiếp khác.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Wikipedia...
Trong thế giới tâm linh của con người luôn tồn tại một khái niệm gọi là địa ngục. Đó là nơi mà mọi người xấu khi chết sẽ phải xuống và chịu nhiều sự trừng phạt. Nhưng liệu có phải địa ngục ở bất kỳ đâu cũng giống nhau? Hãy cùng tìm hiểu về sự tồn tại của các địa ngục qua những nền văn hóa khác nhau qua bài viết dưới đây.
1. "Ngôi nhà của sự giả dối"
Theo văn hóa của người Ba Tư, trên con đường xuống địa ngục thực sự, linh hồn người chết sẽ bắt gặp một cây cầu - Chivanat, nơi ngăn cách thế giới của người sống và người chết.
Chiếc cầu này nhỏ hơn một sợi tóc nhưng lại sắc hơn cả lưỡi dao lam và được canh giữ bởi một con chó bốn mắt. Tại đây, linh hồn sẽ được đánh giá dựa vào việc mình đã làm khi còn sống.
Nếu khi sống, họ làm nhiều điều tốt, linh hồn sẽ qua cầu an toàn và được lên thiên đường, ngược lại nếu làm nhiều điều xấu, cây cầu sẽ lộn ngược, ném linh hồn đó xuống dưới một hố sâu - đây chính là “Ngôi nhà của sự giả dối”.
Đúng như tên gọi, nơi đây vô cùng đáng sợ và đầy sự giả dối. Được cai quản bởi hàng trăm con quỷ, đây là nơi mà người chết phải “chết” thêm nhiều lần nữa để trả giá cho tội ác của mình. Họ được “nuôi sống” để “chết” rồi sau đó sống lại và tiếp tục chết.
Apaosha và Zairika là con quỷ đại diện cho cái đói - khát, nó luôn khiến linh hồn thèm muốn đồ ăn để tồn tại nhưng "thực phẩm" mà họ nhận được chỉ là xác động vật chết, thịt thối rữa mà thôi...
2. Duat
Trên những bức phù điêu cổ của người Ai Cập có đề cập tới một nơi gọi là Duat. Duat được cai quản bởi Thần Rồng Osiris - vị thần của sự sống và cái chết. Đây là một nơi khá giống với Trái đất nhưng lại tồn tại nhiều yếu tố kỳ lạ như hồ Lửa và tường Sắt.
Sau khi vượt qua hết những cánh cửa kia, trái tim của người chết sẽ được đặt lên một chiếc cân và cân với chiếc lông vũ của nữ thần Maat. Nếu người đó thuần khiết và thật thà, trái tim sẽ nặng bằng với chiếc lông vũ. Lúc này, họ sẽ được bước vào vương quốc của Thần Osiris.
Nếu trái tim nặng hơn, tức là trái tim người này không thuần khiết và còn quá nhiều tham vọng, khi đó, họ sẽ bị quỷ Ammut ăn thịt, còn linh hồn sẽ bị trừng phạt theo luật lệ nơi đây.
3. Xibalba
Xibalba là phiên bản địa ngục của người Maya và được cho là thực sự tồn tại ở một nơi cụ thể trong các hang động gần Belize. Bất kỳ một linh hồn nào qua đây, đều sẽ phải chịu sự đau đớn đến tột cùng.
Để đến được Xibalba, linh hồn phải bơi qua những con sông chứa đầy máu, bọ cạp độc… Sau đó, linh hồn sẽ đến một ngã 5, dẫn đến những con đường khác nhau do các lãnh chúa độc ác cai quản.
Mỗi lãnh chúa sẽ thực hiện những trò độc ác của riêng mình để “giải trí” trên linh hồn người chết. Như Ahalpuh và Ahalgana sẽ khiến mủ phun ra từ cơ thể người chết, Chamiabac và Chamiaholom sẽ biến cơ thể người thành những bộ xương, hay XIC và Patan sẽ ép chặt thi thể cho đến khi máu phun ra ở miệng…
4. Tuonela
Không giống như địa ngục ở các nền văn hóa khác, Tuonela của người Phần Lan là nơi "tiếp tục" cuộc sống mới. Không có bất kỳ sự trừng phạt nào ở đây, cuộc sống của người chết sẽ tiếp diễn y như khi họ còn sống, chỉ là khác địa điểm mà thôi.
Những người biết mình sắp phải đến Tuonela thường sẽ chuẩn bị những vật dụng cần thiết để sinh tồn khi xuống đó và đồ dùng này sẽ được chôn hoặc hỏa táng cùng họ.
Điều đặc biệt khác của Tuonela là nó còn mở cửa cho cả những người còn sống xuống thăm người chết bằng con đường ở sông Tuoni. Tuy nhiên, việc này vô cùng nguy hiểm bởi khả năng “chết thật” rất cao. Nguyên nhân chính là do con sông Tuoni không chứa nước mà chứa đầy rắn độc.
5. Naraka
Theo văn hóa tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, đạo Sikh và một phần đạo Phật, Naraka được cho là địa ngục - nơi mà các linh hồn sẽ bị trừng phạt do những "nghiệp" mà họ gây ra khi còn sống.
Hay Kumbhipakam là tầng dành cho người làm nghề đồ tể - họ sẽ bị trừng phạt theo cách đã sử dụng với những “nạn nhân” của mình: đó là bị đun sôi trong vạc dầu cho đến khi không còn lông trên người nữa...
Theo văn hóa của Ấn Độ giáo, Naraka được cai trị bởi Chúa Yama Loka. Khi một người qua đời, hành động, việc làm của họ trên dương gian sẽ được trợ lý của Chúa Yama Loka đánh giá. Theo đó, những người này sẽ được gửi đến Svara (thiên đàng) hoặc Naraka (địa ngục). Khi "nghiệp" được trả đủ, họ mới được đầu thai kiếp khác.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Wikipedia...
Hiệu chỉnh bởi quản lý: