Thà đi bộ còn hơn giao mạng cho bọn TQ

phongdinhtran1986

Thành viên
Tham gia
12/10/2017
Bài viết
2
Ngày 16/10, Báo Sichuan Daily của Trung Quốc có thông tin Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc, đơn vị nhà thầu dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có kế hoạch thôn tính dự án Metro TP.HCM từ tay nhà thầu Nhật Bản.


h1-2.jpg

Công trường thi công nhà ga Bến Thành đang thi công.
Sichuan Daily cho biết, Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc có cuộc họp tổng kết quý III năm 2017, đồng thời đưa ra các dự án đầu tư mới năm 2018.

Với việc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang trong giai đoạn hoàn thiện, Tập đoàn cục 6 quyết định tiếp tục đầu tư thêm nhiều dự án hạ tầng đô thị tại Việt Nam. Đặc biệt nhất được đề cập trong cuộc họp chính là ý định thôn tính dự án Metro TP.HCM từ nhà thầu Sumitomo Nhật Bản về cho Tập đoàn cục 6 Trung Quốc.

Như đã biết, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ chính thức đưa vào khai thác thương mại từ quý II/2018. Đây là dự án có tổng mức đầu tư lên đến 868.04 triệu USD, trong đó phần vốn được Trung Quốc đầu tư là 669.62 triệu USD do Tập đoàn cục 6 Trung Quốc cấp vốn và thực hiện.

h2-1.jpg

Dự án Cát Linh – Hà Đông đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Đối với dự án Metro TP.HCM, dự án được khởi động từ 2012 với tuyến đầu tiên là tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên do nhà thầu Sumitomo Nhật Bản thực hiện. Ban đầu, Thủ tướng phê duyệt tổng vốn đầu tư là 1.09 tỷ USD (19.000 tỷ Việt Nam), nhưng đến thời điểm hiện tại đã đội vốn lên 2.49 tỷ USD (47.000 tỷ đồng).

Hiện nay, tuyến Metro TP.HCM đang gặp tình trạng khó khăn về việc thiếu vốn do chưa có sự quyết định từ Quốc hội cũng như những vướng mắc thủ tục từ Bộ KH&ĐT. Đối mặt với nguy cơ buộc phải dừng thi công, đồng thời phải bồi thường cho nhà thầu, TP.HCM đã liên tục ứng hàng nghìn tỷ đồng trước để nhà thầu có thể tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên việc không được cấp vốn cũng như ngân sách eo hẹp của TP.HCM không thể kéo dài được lâu hơn nữa.

3.a.jpg

Các nhà ga thuộc dự án Cát Linh – Hà Đông đang trong giai đoạn nước rút.
Căn cứ hợp đồng đã ký, nếu tiếp tục không thanh toán tiền cho nhà thầu thì có thể nhà thầu sẽ giãn tiến độ hoặc quyết định dừng thi công dự án. Khối lượng công việc của dự án hiện đã thực hiện khoảng 40%. Vài ngày gần đây, có nhà thầu đã đề cập việc sẽ chấm dứt hợp đồng và kiện chủ đầu tư.

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và nhu cầu tăng cường đầu tư, tham gia xây dựng vào các dự án hạ tầng giao thông lớn tại Việt Nam. Cộng với việc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã đi đến giai đoạn cuối, chờ ngày đưa vào khai thác thương mại. Tập đoàn cục 6 Trung Quốc tham vọng muốn giành 60% còn lại của dự án Metro TP.HCM.

h3-1.jpg

Tuyến metro số 1 của TP HCM đã hoàn thành khoảng 40% khối lượng công việc.
Thông tin từ Sichuan Daily tiết lộ rằng, Tập đoàn cục 6 Trung Quốc đã lên kế hoạch cụ thể, giúp phía Việt Nam thanh lý toàn bộ hợp đồng với nhà thầu Sumitomo Nhật. Sau đó sẽ thay thế nhà thầu Sumitomo hoàn thành dự án theo đúng bản thiết kế cũ với chi phí thấp hơn và đảm bảo sử dụng công nghệ tốt nhất của Trung Quốc.

Ngoài ra, Tập đoàn cục 6 Trung Quốc cũng có phương án dự phòng trong trường hợp TP.HCM không đồng ý sự xuất hiện của nhà thầu Trung Quốc. Đó là Tập đoàn sẽ thành lập liên doanh với nhà thầu Sumitomo Nhật Bản. Trong đó phía Trung Quốc sẽ đảm bảo hoàn toàn vấn đề tài chính để dự án được thực hiện một cách nhanh nhất. Trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên toàn bộ thiết kế và công nghệ từ phía Nhật Bản.

h4.jpg

Trung tâm TP.HCM sẽ thành bãi rác công trình nếu Metro dừng thi công.
Theo Tập đoàn cục 6 Trung Quốc cho biết, lãnh đạo TP.HCM qua các thời kỳ đều từ chối mong muốn của các nhà thầu Trung Quốc, trong việc tham gia xây dựng hạ tầng đô thị tại thành phố này. Thay vào đó, họ đều ưu tiên chọn nhà thầu đến từ Nhật Bản để thực hiện những dự án phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông đô thị cho TP.HCM.

Với sự tin tưởng vào sự tỉ mỉ của những kỹ sư, cũng như công nghệ tiên tiến ít thiếu sót. Các đơn vị nhà thầu Nhật Bản được TP.HCM dành sự ưu tiên số một cho các dự án của mình.

Tuy nhiên, đến thời điểm mà vấn đề giải ngân nguồn vốn đang gặp bế tắc toàn diện trong thời gian dài, nguồn kinh phí tạm ứng từ TP.HCM cũng trở nên cạn kiệt. Rất có thể phía lãnh đạo TP.HCM đành phải cúi đầu chấp nhận những phương án từ Tập đoàn cục 6 Trung Quốc đưa ra.

Ngọc Sơn
 
×
Quay lại
Top Bottom