- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bão mạnh cấp 11 tàn phá khiến nhiều teen liên tục gọi điện, ngóng tin tức trên báo, đài mong người thân, bạn bè được bình an.
Siêu bão cấp 11 Sơn Tinh, cũng là trận bão mạnh nhất đổ vào nước ta từ đầu năm nay khiến không chỉ người lớn mà các teen mình cũng mất ngủ vì lo lắng. Cácc teens đi học xa, có quê nằm trong vùng bão lại càng thấp thỏm như ngồi trên đống lửa, bời nơi ấy có bố mẹ, ông bà, người thân và bao nhiêu là bạn bè đang oằn mình trước bão lũ, thiên tai.
“Tớ lo lắm. Tin tức bão lũ cứ rần rật khắp trên thông tin đại chúng … chẳng biết khu nhà tớ có bị sao không. Chiều qua bão mới chính thức đổ bộ về mà thằng bạn tớ đã kể rằng chỗ nhà nó, nhiều nhà bị tốc mái hết cả rồi. Bây giờ chỉ có bố mẹ tớ ở quê, mấy ảnh em đi xa hết cả rồi, chẳng giúp được gì cho bố mẹ trong cơn bão lớn này, chỉ biết nóng ruột ngóng tin nhà”, Hồng Ngọc, đại học Ngoại Thương, quê Thanh Hóa chia sẻ.
Đường dây điện thoại mấy ngày nay cũng nhiễu sóng bởi bạn nào cũng nóng ruột gọi về quê hỏi thăm tình hình. “Thanh Hóa nhà mình hôm nay mưa to, cây đổ nhiều nên gọi điện về nhiều khi đường truyền kém lắm. Mình cứ phải ngồi canh me xem có diễn biến, hậu quả gì mới không”, Nguyễn Mai, đại học Kinh tế quốc dân tâm sự. “Sáng mình gọi điện cho mẹ , thấy bảo cả nhà đang chuẩn bị di dân. Chỗ mình ngay ven biển nên lo và sốt ruột ấy”, Minh Trang, đại học Ngoại Thương quê ở Nghệ An chia sẻ.
Đang đi chơi ở mảnh đất Hà Giang xa xôi, tối nằm nghe radio phát tự động của nhà nghỉ, nhiều bạn cũng lo lắng vô cùng cho người thân của mình. Nguyễn Minh, ngay lập tức gọi điện về Nam Định hỏi thăm thì nhận được tin nhà ông ngoại bị tốc mái. Rất nhiều nhà ở khu vực xung quanh cũng trong tình trạng này. Nỗi lo lắng trong Minh được truyền sang các thành viên cùng đoàn khi bạn ấy kể chuyện nhà khiến ai sau đó cũng ôm khư khư di động, đồng loạt gọi về quê.
“Tớ đã ngay lập tức gọi điện về cho bố để nắm thông tin ở nhà vì nghe Minh nói chuyện thấy lo quá. Bố bảo, Thái Bình đang mưa to, gió mạnh nên từ chiều qua người ta cắt điện toàn bộ rồi. Nhà cửa thì chưa việc gì. Nghe mà thấy nhẹ lòng. Mẹ tớ đang ở Hà Nội cũng liên tục alo cho tớ xem ở trên ấy có bình an không vì Hà Nội tối qua mưa rất to. Mẹ sợ Hà Giang bị sạt núi, con gái lại đang phượt trên đó, đi mưa, đường đồi núi trơn rất nguy hiểm”, Xuân Quỳnh, 20 tuổi tâm sự.
Sáng nay, trên Facebook, các teen mình cũng rần rật post những status cùng hướng về quê lũ. Các bạn ấy chia sẻ cảm giác “đứng ngồi không yên” trước những hậu quả được dự báo là rất khủng khiếp của cơn siêu bão này.
“ Nhìn những hình ảnh trên báo , chụp sau những trận mưa to, gió tốc, khắp đồng ruộng trắng xóa, cây cối đổ rạp mà nóng lòng cho gia đình, bố mẹ ở quê. Chả hiểu sao cái mảnh đất miền Trung đã nghèo lại còn nhiều bão thế chứ?”, dòng chia sẻ của Facebooker Oanh Vũ nhanh chóng nhận được sự đồng tình và những dòng comment bày tỏ sự đồng cảm của các bạn có chung hoàn cảnh xa quê.
Ole Nguyễn đến từ Hải Phòng thì ngồi cầu mong : “Đêm nay, bão lại về… Đứng ở một thành phố khác trông ngóng về quê hương mùa bão, chỉ mong trời nhẹ bớt mưa, gió bớt mạnh, đường bớt ngập, sông bớt đầy cho quê con được bình yên”.
Không chỉ các teen đang theo học tại Hà Nội, từ TP HCM, Lan Giang, ĐH Luật thút thít: “Ở xa tít tắp, trong này vẫn nắng giòn, gọi về nhà nghe mẹ bảo bố với em đang giằng dây giữ nhà mà thương không nói được thành lời ấy, không làm được gì hơn cả”.
“Chỉ còn biết động viên bố mẹ cố gắng chống bão và đừng tiếc công tiếc của, nhất định phải giữ gìn sức khỏe, không được ra mưa ra gió”. Nguyễn Thảo ( Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Không chỉ các bạn có quê gặp bão, cộng đồng mạng cũng bày tỏ những đồng cảm của mình với mảnh đất miền Trung vốn vất vả. Bạn Thanh Huyền ( Hà Nội) tâm sự: “Bạn bè học cùng mình đến từ khắp các tỉnh ấy. Mình cũng lây nỗi lo của các bạn ấy. Hi vọng rằng bão sẽ qua nhanh và thiệt hại sẽ không quá nghiêm trọng để đừng ai bị thương hay mất mát quá nhiều”.
“Ngồi nghĩ nghĩ HN đã mưa tầm tã gió giật như này rồi thì ở tâm bão bà con đánh chiến đấu với sức gió kinh khủng thế nào, mưa to thế? Bão đang gần vào bờ. Trưa nay ngồi xem thời sự cùng cả nhà mà thương quá. Đồng bào miền Trung, rồi các tỉnh Thanh Hoá, Hải Phòng đang nhanh chóng chuẩn bị để chiến đấu với bão... Giá như mà thiên tai không xảy ra ở đây thì có lẽ miền trung sẽ phát triển lắm lắm. Hoặc giá như thiên tai chia ra cho 3 miền đều nhau chứ đừng hoành hành ở miền trung chủ yếu như thế.....”, Sao mai điểm hẹn Trung Quân thổn thức.
Cuộc sống bộn bề khiến nhiều người có thể quên bạn xưa nhưng mỗi lần có bão về, mọi người như xích lại gần nhau hơn. Bạn Toàn kể: “Mỗi lần miền Trung có bão, bạn bè í ới nhắn tin hỏi thăm tình hình nhau trên yahoo và đứng tim, mất ngủ mấy ngày liền vì thằng bạn ko trả lời. Hồi hộp chờ một dòng tin nhắn, chỉ cần báo bình an thôi là đủ lắm rồi mà vẫn không có chút tin tức gì, buồn và lo lắm. Lần đó cứ tưởng bạn đi rồi, cuối cùng thì nhận được cuộc gọi phương xa, mừng rớt nước mắt. Thì ra bạn vẫn an toàn, chỉ có điều là mất điện toàn xã nên không có cách nào liên lạc được...”.
Sau một đêm ồ ạt càn quét các tỉnh ven biển nước ta từ Thanh Hóa đến Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình bão số 8 Sơn Tinh đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng, tháp truyền hình cao nhất miền Bắc bị quật đổ, hàng nghìn ngôi nhà đã bị tốc mái, hư hỏng, cây cối đổ ngả nghiêng vì gió bão tàn phá. Không thể làm gì khác hơn, các teen chỉ có thể cập nhật tình hình thường xuyên trên báo, đài và cầu mong bình an đến với quê hương mình. Nhiều nhóm teen hoạt động thiện nguyện cũng đã kêu gọi cộng đồng đóng góp hiện vật và hiện kim để giúp đỡ đồng bào đang chịu thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ.
Siêu bão cấp 11 Sơn Tinh, cũng là trận bão mạnh nhất đổ vào nước ta từ đầu năm nay khiến không chỉ người lớn mà các teen mình cũng mất ngủ vì lo lắng. Cácc teens đi học xa, có quê nằm trong vùng bão lại càng thấp thỏm như ngồi trên đống lửa, bời nơi ấy có bố mẹ, ông bà, người thân và bao nhiêu là bạn bè đang oằn mình trước bão lũ, thiên tai.
“Tớ lo lắm. Tin tức bão lũ cứ rần rật khắp trên thông tin đại chúng … chẳng biết khu nhà tớ có bị sao không. Chiều qua bão mới chính thức đổ bộ về mà thằng bạn tớ đã kể rằng chỗ nhà nó, nhiều nhà bị tốc mái hết cả rồi. Bây giờ chỉ có bố mẹ tớ ở quê, mấy ảnh em đi xa hết cả rồi, chẳng giúp được gì cho bố mẹ trong cơn bão lớn này, chỉ biết nóng ruột ngóng tin nhà”, Hồng Ngọc, đại học Ngoại Thương, quê Thanh Hóa chia sẻ.
Các teens lo lắng, xôn xao về tình hình bão lũ nơi quê nhà. |
Đường dây điện thoại mấy ngày nay cũng nhiễu sóng bởi bạn nào cũng nóng ruột gọi về quê hỏi thăm tình hình. “Thanh Hóa nhà mình hôm nay mưa to, cây đổ nhiều nên gọi điện về nhiều khi đường truyền kém lắm. Mình cứ phải ngồi canh me xem có diễn biến, hậu quả gì mới không”, Nguyễn Mai, đại học Kinh tế quốc dân tâm sự. “Sáng mình gọi điện cho mẹ , thấy bảo cả nhà đang chuẩn bị di dân. Chỗ mình ngay ven biển nên lo và sốt ruột ấy”, Minh Trang, đại học Ngoại Thương quê ở Nghệ An chia sẻ.
Đang đi chơi ở mảnh đất Hà Giang xa xôi, tối nằm nghe radio phát tự động của nhà nghỉ, nhiều bạn cũng lo lắng vô cùng cho người thân của mình. Nguyễn Minh, ngay lập tức gọi điện về Nam Định hỏi thăm thì nhận được tin nhà ông ngoại bị tốc mái. Rất nhiều nhà ở khu vực xung quanh cũng trong tình trạng này. Nỗi lo lắng trong Minh được truyền sang các thành viên cùng đoàn khi bạn ấy kể chuyện nhà khiến ai sau đó cũng ôm khư khư di động, đồng loạt gọi về quê.
“Tớ đã ngay lập tức gọi điện về cho bố để nắm thông tin ở nhà vì nghe Minh nói chuyện thấy lo quá. Bố bảo, Thái Bình đang mưa to, gió mạnh nên từ chiều qua người ta cắt điện toàn bộ rồi. Nhà cửa thì chưa việc gì. Nghe mà thấy nhẹ lòng. Mẹ tớ đang ở Hà Nội cũng liên tục alo cho tớ xem ở trên ấy có bình an không vì Hà Nội tối qua mưa rất to. Mẹ sợ Hà Giang bị sạt núi, con gái lại đang phượt trên đó, đi mưa, đường đồi núi trơn rất nguy hiểm”, Xuân Quỳnh, 20 tuổi tâm sự.
Sáng nay, trên Facebook, các teen mình cũng rần rật post những status cùng hướng về quê lũ. Các bạn ấy chia sẻ cảm giác “đứng ngồi không yên” trước những hậu quả được dự báo là rất khủng khiếp của cơn siêu bão này.
“ Nhìn những hình ảnh trên báo , chụp sau những trận mưa to, gió tốc, khắp đồng ruộng trắng xóa, cây cối đổ rạp mà nóng lòng cho gia đình, bố mẹ ở quê. Chả hiểu sao cái mảnh đất miền Trung đã nghèo lại còn nhiều bão thế chứ?”, dòng chia sẻ của Facebooker Oanh Vũ nhanh chóng nhận được sự đồng tình và những dòng comment bày tỏ sự đồng cảm của các bạn có chung hoàn cảnh xa quê.
Ole Nguyễn đến từ Hải Phòng thì ngồi cầu mong : “Đêm nay, bão lại về… Đứng ở một thành phố khác trông ngóng về quê hương mùa bão, chỉ mong trời nhẹ bớt mưa, gió bớt mạnh, đường bớt ngập, sông bớt đầy cho quê con được bình yên”.
Không chỉ các teen đang theo học tại Hà Nội, từ TP HCM, Lan Giang, ĐH Luật thút thít: “Ở xa tít tắp, trong này vẫn nắng giòn, gọi về nhà nghe mẹ bảo bố với em đang giằng dây giữ nhà mà thương không nói được thành lời ấy, không làm được gì hơn cả”.
“Chỉ còn biết động viên bố mẹ cố gắng chống bão và đừng tiếc công tiếc của, nhất định phải giữ gìn sức khỏe, không được ra mưa ra gió”. Nguyễn Thảo ( Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Ở mảnh đất Sài Gòn xa xôi, nhiều bạn cũng đứng ngồi không yên ngóng về miền Trung bão lũ. |
Không chỉ các bạn có quê gặp bão, cộng đồng mạng cũng bày tỏ những đồng cảm của mình với mảnh đất miền Trung vốn vất vả. Bạn Thanh Huyền ( Hà Nội) tâm sự: “Bạn bè học cùng mình đến từ khắp các tỉnh ấy. Mình cũng lây nỗi lo của các bạn ấy. Hi vọng rằng bão sẽ qua nhanh và thiệt hại sẽ không quá nghiêm trọng để đừng ai bị thương hay mất mát quá nhiều”.
“Ngồi nghĩ nghĩ HN đã mưa tầm tã gió giật như này rồi thì ở tâm bão bà con đánh chiến đấu với sức gió kinh khủng thế nào, mưa to thế? Bão đang gần vào bờ. Trưa nay ngồi xem thời sự cùng cả nhà mà thương quá. Đồng bào miền Trung, rồi các tỉnh Thanh Hoá, Hải Phòng đang nhanh chóng chuẩn bị để chiến đấu với bão... Giá như mà thiên tai không xảy ra ở đây thì có lẽ miền trung sẽ phát triển lắm lắm. Hoặc giá như thiên tai chia ra cho 3 miền đều nhau chứ đừng hoành hành ở miền trung chủ yếu như thế.....”, Sao mai điểm hẹn Trung Quân thổn thức.
Cuộc sống bộn bề khiến nhiều người có thể quên bạn xưa nhưng mỗi lần có bão về, mọi người như xích lại gần nhau hơn. Bạn Toàn kể: “Mỗi lần miền Trung có bão, bạn bè í ới nhắn tin hỏi thăm tình hình nhau trên yahoo và đứng tim, mất ngủ mấy ngày liền vì thằng bạn ko trả lời. Hồi hộp chờ một dòng tin nhắn, chỉ cần báo bình an thôi là đủ lắm rồi mà vẫn không có chút tin tức gì, buồn và lo lắm. Lần đó cứ tưởng bạn đi rồi, cuối cùng thì nhận được cuộc gọi phương xa, mừng rớt nước mắt. Thì ra bạn vẫn an toàn, chỉ có điều là mất điện toàn xã nên không có cách nào liên lạc được...”.
Sau một đêm ồ ạt càn quét các tỉnh ven biển nước ta từ Thanh Hóa đến Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình bão số 8 Sơn Tinh đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng, tháp truyền hình cao nhất miền Bắc bị quật đổ, hàng nghìn ngôi nhà đã bị tốc mái, hư hỏng, cây cối đổ ngả nghiêng vì gió bão tàn phá. Không thể làm gì khác hơn, các teen chỉ có thể cập nhật tình hình thường xuyên trên báo, đài và cầu mong bình an đến với quê hương mình. Nhiều nhóm teen hoạt động thiện nguyện cũng đã kêu gọi cộng đồng đóng góp hiện vật và hiện kim để giúp đỡ đồng bào đang chịu thiệt hại nặng nề bởi mưa lũ.
Theo Ione