- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
“Hít keo” là thú chơi hết sức quái đản đang càng ngày phổ biến trong một bộ phận thanh thiếu niên. Họ cho keo dán sắt, dán gỗ vào bọc ni-lông rồi say sưa hít và ngày càng nghiện nặng.
Tại Công viên văn hóa Lê Thị Riêng (TP.HCM), một hôm, chúng tôi chứng kiến nhóm hơn chục thiếu niên tụ tập trên các ban-công, trên lầu và cả phía dưới gầm Nhà văn hóa quận 10, với những hành tung bất thường.
Mắt họ bơ phờ, tay cầm bọc ni-lông đựng đầy keo màu vàng nhạt, miệng thổi vào và mũi hít lấy hít để. Cứ sau mỗi lần hít chừng một, hai phút lại nhổ nước bọt và tiếp tục.
“Phê” keo ở khu Công viên văn hóa Lê Thị Riêng, TPHCM (ảnh chụp chiều 3 - 5) - ảnh: Thanh Niên-----
Một thiếu niên đang hít keo (ảnh chụp ngày 2-12) - Ảnh: Tuổi Trẻ-----
“Chúng nó hít keo đấy, ngày nào mà chả thế, cứ tầm trưa là chúng lại rủ nhau tụ tập đến khu vực này. Quái dị thật, chẳng hiểu chúng nghĩ gì mà đi hút những cái mùi cực nồng cực độc ấy”, một người dân đang đánh cầu lông tại đây cho biết.
Khi chúng tôi lại gần và thử làm quen với nhóm thiếu niên trên, cứ ngỡ họ sẽ đề phòng, nhưng tất cả đều trong trạng thái “phê” keo, vật vờ. Chỉ có K., một thành viên trong nhóm cất tiếng xin chúng tôi hai chục ngàn đồng, khi thấy chúng tôi hỏi chuyện “hít keo”.
K. lên giọng: “Muốn chơi keo hả, dễ thôi. Ra ngoài mấy tiệm tạp hóa mà mua, bán đầy, bỏ ra chưa đến 20.000 đồng là hít cả ngày. Cứ thử đi, không chết đâu mà sợ”.
Nói đoạn, K. quay về phía nhóm bạn mình, giật lấy bọc ni-lông của một người đang nhắm nghiền mắt và hít. Xung quanh, những bọc ni-lông vứt nằm la liệt. Tình cờ thấy hộp keo của nhóm sử dụng có ghi rõ chữ “cấm ngửi”, chúng tôi liền thắc mắc. K. giục: “Hít đi rồi biết, khoái cực kỳ”.
“Lúc đầu không biết chơi, thấy mấy “huynh” này chơi, cũng thử cho biết. Hít rồi, thấy phê và “đã” lắm” - T, một con nghiện khác nói.
T nói thêm: “Nhập hội sau nên bây giờ muốn hít phải mua keo, chứ như mấy “huynh” khác thì không cần mua cũng có keo để hít. Đứa nào biết hít sau thì đều phải nộp keo cho những người lớn hơn vì đã có công chỉ cách hít. Ngày đầu tiên mình cũng thế, đang hít lại bị giật lấy ngay”.
Những bịch keo vứt vương vãi khắp nơi tại khu vực Nhà văn hóa Q.10 - ảnh: Thanh Niên-----
Tại tiệm bán đồ điện nước trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10, TPHCM - gần khu vực Công viên văn hóa Lê Thị Riêng), chúng tôi chứng kiến không ít thiếu niên vào đây để mua keo.
Gặp lại T, cậu ta bảo: “Hít hết keo rồi, phải mua tiếp. Lần này là bọc thứ ba đó, mới từ trưa đến giờ thôi”. Mỗi loại keo được bán với những giá khác nhau, từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, loại keo mà các nhóm thiếu niên đang dùng để hít có mùi hôi cực nồng, đây chính là những dung môi hữu cơ sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Đáng lưu ý, các loại dung môi này đều có tác dụng gây nên những cảm giác đê m.ê. Chính vì thế ngày càng nhiều thiếu niên dùng để ngửi, hít hơn. Dần dần, nghiện hẳn và hít mỗi ngày.
“Một ngày không ăn thì được chứ không hít keo là không được”, T kết luận.
Tổn hại phổi, gan…
Bác sĩ Lê Quốc Nam - Phòng khám Tâm lý y khoa - Tâm thần kinh Quốc Nam: Các loại keo hít là hóa chất công nghiệp nên nó gây ảnh hưởng trực tiếp và nguy hiểm đến sức khỏe.
Những người hít loại keo này thuộc nhóm bị stress hoặc họ bị thất vọng trong cuộc sống, sử dụng keo này sẽ tạo tâm lý hưng phấn, thoải mái hơn.
Khi hít vào, hóa chất bay hơi này sẽ gây ảo giác và gây nghiện. Cụ thể người hít có thể mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, gây trầm cảm, ức chế hô hấp, tổn hại phổi, gan, thận, gây suy tủy xương, rối loạn nhịp tim, thoái hóa não, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên.
Người hít sẽ luôn nhớ cảm giác do nó mang lại và phải tiếp tục sử dụng nó. Đây là chất gây nghiện nên sau một thời gian người hít sẽ “tăng đô”, do vậy càng ngày họ sẽ phải sử dụng liều cao hơn để đạt được cảm giác mong muốn.
Phải quan tâm đến những biểu hiện tâm lý của con
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Chuyên viên tư vấn tâm lý: Việc trẻ vị thành niên hút hít keo bẩn đã là vấn đề được quan tâm trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy đây là một trong những biểu hiện đua đòi của lứa tuổi do sự tự khẳng định thái quá hoặc sự “quẫy đạp” của cái tôi quá khổ. Cơ chế của hành vi diễn tiến hết sức nhẹ nhàng: buồn bã, quan sát, tìm kiếm, bắt chước, đam mê...
Thiết nghĩ, chính các bậc cha mẹ phải quan tâm đến những biểu hiện tâm lý trong cuộc sống hằng ngày để có những can thiệp kịp thời. Cơ chế đàn em đãi đàn anh, đàn em làm nền cho đàn anh sẽ làm cho ngày càng nhiều em có nguy cơ phạm pháp cao...
Tại Công viên văn hóa Lê Thị Riêng (TP.HCM), một hôm, chúng tôi chứng kiến nhóm hơn chục thiếu niên tụ tập trên các ban-công, trên lầu và cả phía dưới gầm Nhà văn hóa quận 10, với những hành tung bất thường.
Mắt họ bơ phờ, tay cầm bọc ni-lông đựng đầy keo màu vàng nhạt, miệng thổi vào và mũi hít lấy hít để. Cứ sau mỗi lần hít chừng một, hai phút lại nhổ nước bọt và tiếp tục.
“Phê” keo ở khu Công viên văn hóa Lê Thị Riêng, TPHCM (ảnh chụp chiều 3 - 5) - ảnh: Thanh Niên
Một thiếu niên đang hít keo (ảnh chụp ngày 2-12) - Ảnh: Tuổi Trẻ
“Chúng nó hít keo đấy, ngày nào mà chả thế, cứ tầm trưa là chúng lại rủ nhau tụ tập đến khu vực này. Quái dị thật, chẳng hiểu chúng nghĩ gì mà đi hút những cái mùi cực nồng cực độc ấy”, một người dân đang đánh cầu lông tại đây cho biết.
Khi chúng tôi lại gần và thử làm quen với nhóm thiếu niên trên, cứ ngỡ họ sẽ đề phòng, nhưng tất cả đều trong trạng thái “phê” keo, vật vờ. Chỉ có K., một thành viên trong nhóm cất tiếng xin chúng tôi hai chục ngàn đồng, khi thấy chúng tôi hỏi chuyện “hít keo”.
K. lên giọng: “Muốn chơi keo hả, dễ thôi. Ra ngoài mấy tiệm tạp hóa mà mua, bán đầy, bỏ ra chưa đến 20.000 đồng là hít cả ngày. Cứ thử đi, không chết đâu mà sợ”.
Nói đoạn, K. quay về phía nhóm bạn mình, giật lấy bọc ni-lông của một người đang nhắm nghiền mắt và hít. Xung quanh, những bọc ni-lông vứt nằm la liệt. Tình cờ thấy hộp keo của nhóm sử dụng có ghi rõ chữ “cấm ngửi”, chúng tôi liền thắc mắc. K. giục: “Hít đi rồi biết, khoái cực kỳ”.
“Lúc đầu không biết chơi, thấy mấy “huynh” này chơi, cũng thử cho biết. Hít rồi, thấy phê và “đã” lắm” - T, một con nghiện khác nói.
T nói thêm: “Nhập hội sau nên bây giờ muốn hít phải mua keo, chứ như mấy “huynh” khác thì không cần mua cũng có keo để hít. Đứa nào biết hít sau thì đều phải nộp keo cho những người lớn hơn vì đã có công chỉ cách hít. Ngày đầu tiên mình cũng thế, đang hít lại bị giật lấy ngay”.
Những bịch keo vứt vương vãi khắp nơi tại khu vực Nhà văn hóa Q.10 - ảnh: Thanh Niên
Tại tiệm bán đồ điện nước trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10, TPHCM - gần khu vực Công viên văn hóa Lê Thị Riêng), chúng tôi chứng kiến không ít thiếu niên vào đây để mua keo.
Gặp lại T, cậu ta bảo: “Hít hết keo rồi, phải mua tiếp. Lần này là bọc thứ ba đó, mới từ trưa đến giờ thôi”. Mỗi loại keo được bán với những giá khác nhau, từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, loại keo mà các nhóm thiếu niên đang dùng để hít có mùi hôi cực nồng, đây chính là những dung môi hữu cơ sử dụng trong các ngành công nghiệp.
Đáng lưu ý, các loại dung môi này đều có tác dụng gây nên những cảm giác đê m.ê. Chính vì thế ngày càng nhiều thiếu niên dùng để ngửi, hít hơn. Dần dần, nghiện hẳn và hít mỗi ngày.
“Một ngày không ăn thì được chứ không hít keo là không được”, T kết luận.
Tổn hại phổi, gan…
Bác sĩ Lê Quốc Nam - Phòng khám Tâm lý y khoa - Tâm thần kinh Quốc Nam: Các loại keo hít là hóa chất công nghiệp nên nó gây ảnh hưởng trực tiếp và nguy hiểm đến sức khỏe.
Những người hít loại keo này thuộc nhóm bị stress hoặc họ bị thất vọng trong cuộc sống, sử dụng keo này sẽ tạo tâm lý hưng phấn, thoải mái hơn.
Khi hít vào, hóa chất bay hơi này sẽ gây ảo giác và gây nghiện. Cụ thể người hít có thể mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, gây trầm cảm, ức chế hô hấp, tổn hại phổi, gan, thận, gây suy tủy xương, rối loạn nhịp tim, thoái hóa não, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên.
Người hít sẽ luôn nhớ cảm giác do nó mang lại và phải tiếp tục sử dụng nó. Đây là chất gây nghiện nên sau một thời gian người hít sẽ “tăng đô”, do vậy càng ngày họ sẽ phải sử dụng liều cao hơn để đạt được cảm giác mong muốn.
Phải quan tâm đến những biểu hiện tâm lý của con
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn - Chuyên viên tư vấn tâm lý: Việc trẻ vị thành niên hút hít keo bẩn đã là vấn đề được quan tâm trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy đây là một trong những biểu hiện đua đòi của lứa tuổi do sự tự khẳng định thái quá hoặc sự “quẫy đạp” của cái tôi quá khổ. Cơ chế của hành vi diễn tiến hết sức nhẹ nhàng: buồn bã, quan sát, tìm kiếm, bắt chước, đam mê...
Thiết nghĩ, chính các bậc cha mẹ phải quan tâm đến những biểu hiện tâm lý trong cuộc sống hằng ngày để có những can thiệp kịp thời. Cơ chế đàn em đãi đàn anh, đàn em làm nền cho đàn anh sẽ làm cho ngày càng nhiều em có nguy cơ phạm pháp cao...