- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
Như chúng ta đã biết tiếng Việt tồn tại ở hai dạng: nói và viết. Một người có trình độ học vấn nhất định cần nói và viết đúng chuẩn. Trên thực tế tiếp cận với học sinh, tôi cảm thấy choáng váng trước sự “sáng tạo” của các em về ngôn ngữ.
Trong bài nghị luận về vấn đề “Học phương pháp học”, một học sinh lớp 12 đã viết: “Em sẽ cố gắng thay đổi cách học bài, dù có pùn ngủ mún chit cũng phải giải quyết hết bài tập...”. Một học sinh khác gửi email cho cô ghi thế này: “cô ơi, dạo này em có nhìu chiện rắc rối xảy ra wa’ nên giờ em hết tự tin giải quyết như hồi trước rồi! đời hs có thật là lắm vui buồn ko cô? hồi trước cô có giống tụi em bi h ko? em thấy xh càng phát triển thì sự hỉu bik của con người cũng tăng lên->tuổi còn nhỏ nhưng đã hỉu quá nhìu điều vượt ngoài lứa tuổi. h thì các bạn em và ngay cả em cũng đang gặp rắc rối với chính suy nghĩ của mình...”.
Đối diện với những “văn bản” trên thì tôi phải vừa “dịch” vừa đọc. Thương và thông cảm lắm vẫn thấy giận. Giận bởi thái độ thiếu trách nhiệm của người viết đối với ngôn ngữ dân tộc, thiếu tôn trọng với đối tượng giao tiếp. Và những câu chữ như thế dễ tạo sự phản cảm với người đọc.
Hiện tượng viết sai chính tả ở học sinh ngày nay do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, phổ biến từ trước đến nay là do phát âm sai dẫn đến viết sai. Trong thực tế, một số địa phương ở nước ta có cách phát âm không đúng chuẩn. Chẳng hạn ở miền Nam nói “về” là “dề” hoặc “dìa”. Miền Bắc nói “trời” là “giời”, “tre” là “che”... Thứ hai là do phần lớn học sinh thiếu kiên nhẫn luyện viết. Các em không coi trọng “chữ viết” bằng “chữ số”. Các môn tự nhiên vẫn hấp dẫn các em hơn bởi “viết ít điểm nhiều” (lời của học sinh) và có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề thi vào đại học, cao đẳng.
Nguyên nhân thứ ba là do sự xâm nhập như vũ bão của “ngôn ngữ mạng”. Chat chậm, đúng chính tả... là không sành điệu, là thiếu phong cách. Giới trẻ tự quy ước những “chuẩn mực mới” để đánh giá đối tượng giao tiếp. Và điều này lan truyền rất nhanh, tạo sự cộng hưởng mạnh trên cộng đồng mạng.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần làm đồng bộ, cương quyết. Ở trường tiểu học, cần tuyển những giáo viên có giọng nói chuẩn để học sinh có sự khởi động tốt về nghe và viết. Ở cấp trung học, học sinh cần luyện viết nhiều và đều. Không chấp nhận và cổ xúy cho việc sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, lành mạnh. Phong cách và đẳng cấp thể hiện ở cách ta tư duy tích cực và hành động hiệu quả. Nó không hình thành trên sự mô phỏng vô thức và thiếu hiểu biết.
Dương Thu Trang (giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM)
----------------------------
Thanh âm - vẻ đẹp của tiếng Việt
Tôi nghĩ chính người lớn chúng ta cũng nên nhìn lại cách dùng tiếng Việt của mình. Có hai trường hợp dùng tiếng Việt khiến tôi cảm thấy chúng ta chưa trân trọng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.
1. Viết tiếng Việt trong một câu tiếng Anh: tiếng Anh không có dấu nhưng tiếng Việt thì có. Nhưng khi dùng một tên riêng tiếng Việt trong một câu tiếng Anh (hay tiếng nước ngoài nói chung) hầu hết người Việt chúng ta cố tình quên những dấu đó đi. Ví dụ: Nguyễn Du thì viết là Nguyen Du, Tản Đà thì viết là Tan Da. Chúng ta tự hào là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, nhưng mai này không biết người nước ngoài hiểu gì về nền văn hiến ấy khi mà họ tưởng lầm Nguyen Du (Nguyễn Du) - tác giả Truyện Kiều cũng là Nguyen Du (Nguyễn Dữ) - tác giả Truyền kỳ mạn lục.
2. Nói tiếng Việt trong một câu tiếng Anh hay tiếng nước ngoài nói chung. Tương tự như trên, người nói (thường là người dẫn chương trình và phiên dịch) tự nhiên phát âm tiếng Việt lơ lớ khi nói tiếng Việt trong một câu tiếng Anh. Vẻ đẹp của tiếng Việt chính là sáu thanh âm được ký âm bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và thanh ngang. Những thanh âm này chính là chất liệu chính tạo nên chất thơ, nhạc trong ngôn ngữ của chúng ta. Người nước ngoài thích nghe người Việt nói tiếng Việt vì họ tưởng như chúng ta đang hát một giai điệu nào đó và bản thân họ luôn cố phát âm sao cho thật chuẩn những thanh âm đó.
Còn chúng ta tự nhiên “lai căng”. Tôi rất thích hoa hậu Ngô Phương Lan khi dẫn chương trình cuộc thi hoa hậu quý bà vừa diễn ra tại Vũng Tàu tuần qua. Không chỉ vì Phương Lan dẫn chương trình rất duyên dáng, sinh động và nói tiếng Anh rất hay, mà quan trọng nhất là cô phát âm các danh từ riêng như Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu bằng âm Việt rất chuẩn, rõ ràng trong khi nói tiếng Anh.
Tôi tin tình yêu quê hương đất nước phải bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Người Việt phải tự hào và trân trọng ngôn ngữ của dân tộc mình.
NGUYỄN THỊ KIM ANH (kanhlily@...)
Theo Tuổi Trẻ
Trong bài nghị luận về vấn đề “Học phương pháp học”, một học sinh lớp 12 đã viết: “Em sẽ cố gắng thay đổi cách học bài, dù có pùn ngủ mún chit cũng phải giải quyết hết bài tập...”. Một học sinh khác gửi email cho cô ghi thế này: “cô ơi, dạo này em có nhìu chiện rắc rối xảy ra wa’ nên giờ em hết tự tin giải quyết như hồi trước rồi! đời hs có thật là lắm vui buồn ko cô? hồi trước cô có giống tụi em bi h ko? em thấy xh càng phát triển thì sự hỉu bik của con người cũng tăng lên->tuổi còn nhỏ nhưng đã hỉu quá nhìu điều vượt ngoài lứa tuổi. h thì các bạn em và ngay cả em cũng đang gặp rắc rối với chính suy nghĩ của mình...”.
Đối diện với những “văn bản” trên thì tôi phải vừa “dịch” vừa đọc. Thương và thông cảm lắm vẫn thấy giận. Giận bởi thái độ thiếu trách nhiệm của người viết đối với ngôn ngữ dân tộc, thiếu tôn trọng với đối tượng giao tiếp. Và những câu chữ như thế dễ tạo sự phản cảm với người đọc.
Hiện tượng viết sai chính tả ở học sinh ngày nay do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, phổ biến từ trước đến nay là do phát âm sai dẫn đến viết sai. Trong thực tế, một số địa phương ở nước ta có cách phát âm không đúng chuẩn. Chẳng hạn ở miền Nam nói “về” là “dề” hoặc “dìa”. Miền Bắc nói “trời” là “giời”, “tre” là “che”... Thứ hai là do phần lớn học sinh thiếu kiên nhẫn luyện viết. Các em không coi trọng “chữ viết” bằng “chữ số”. Các môn tự nhiên vẫn hấp dẫn các em hơn bởi “viết ít điểm nhiều” (lời của học sinh) và có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề thi vào đại học, cao đẳng.
Nguyên nhân thứ ba là do sự xâm nhập như vũ bão của “ngôn ngữ mạng”. Chat chậm, đúng chính tả... là không sành điệu, là thiếu phong cách. Giới trẻ tự quy ước những “chuẩn mực mới” để đánh giá đối tượng giao tiếp. Và điều này lan truyền rất nhanh, tạo sự cộng hưởng mạnh trên cộng đồng mạng.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng ta cần làm đồng bộ, cương quyết. Ở trường tiểu học, cần tuyển những giáo viên có giọng nói chuẩn để học sinh có sự khởi động tốt về nghe và viết. Ở cấp trung học, học sinh cần luyện viết nhiều và đều. Không chấp nhận và cổ xúy cho việc sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, lành mạnh. Phong cách và đẳng cấp thể hiện ở cách ta tư duy tích cực và hành động hiệu quả. Nó không hình thành trên sự mô phỏng vô thức và thiếu hiểu biết.
Dương Thu Trang (giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM)
----------------------------
Thanh âm - vẻ đẹp của tiếng Việt
Tôi nghĩ chính người lớn chúng ta cũng nên nhìn lại cách dùng tiếng Việt của mình. Có hai trường hợp dùng tiếng Việt khiến tôi cảm thấy chúng ta chưa trân trọng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình.
1. Viết tiếng Việt trong một câu tiếng Anh: tiếng Anh không có dấu nhưng tiếng Việt thì có. Nhưng khi dùng một tên riêng tiếng Việt trong một câu tiếng Anh (hay tiếng nước ngoài nói chung) hầu hết người Việt chúng ta cố tình quên những dấu đó đi. Ví dụ: Nguyễn Du thì viết là Nguyen Du, Tản Đà thì viết là Tan Da. Chúng ta tự hào là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, nhưng mai này không biết người nước ngoài hiểu gì về nền văn hiến ấy khi mà họ tưởng lầm Nguyen Du (Nguyễn Du) - tác giả Truyện Kiều cũng là Nguyen Du (Nguyễn Dữ) - tác giả Truyền kỳ mạn lục.
2. Nói tiếng Việt trong một câu tiếng Anh hay tiếng nước ngoài nói chung. Tương tự như trên, người nói (thường là người dẫn chương trình và phiên dịch) tự nhiên phát âm tiếng Việt lơ lớ khi nói tiếng Việt trong một câu tiếng Anh. Vẻ đẹp của tiếng Việt chính là sáu thanh âm được ký âm bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và thanh ngang. Những thanh âm này chính là chất liệu chính tạo nên chất thơ, nhạc trong ngôn ngữ của chúng ta. Người nước ngoài thích nghe người Việt nói tiếng Việt vì họ tưởng như chúng ta đang hát một giai điệu nào đó và bản thân họ luôn cố phát âm sao cho thật chuẩn những thanh âm đó.
Còn chúng ta tự nhiên “lai căng”. Tôi rất thích hoa hậu Ngô Phương Lan khi dẫn chương trình cuộc thi hoa hậu quý bà vừa diễn ra tại Vũng Tàu tuần qua. Không chỉ vì Phương Lan dẫn chương trình rất duyên dáng, sinh động và nói tiếng Anh rất hay, mà quan trọng nhất là cô phát âm các danh từ riêng như Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu bằng âm Việt rất chuẩn, rõ ràng trong khi nói tiếng Anh.
Tôi tin tình yêu quê hương đất nước phải bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Người Việt phải tự hào và trân trọng ngôn ngữ của dân tộc mình.
NGUYỄN THỊ KIM ANH (kanhlily@...)
Theo Tuổi Trẻ