- Tham gia
- 18/7/2011
- Bài viết
- 165
Kính chào chuyên gia huấn luyện Carnegie:
Tôi là trưởng nhóm trong một công ty marketing lớn, quản lý công việc của 4 nhân viên khác. Vấn đề mà tôi gặp phải là do lớn tuổi hơn nên tôi cảm thấy có một sự xa cách giữa tôi và các thành viên khác trong nhóm. Tôi có cảm giác như ngày càng khó để kết nối với các nhân viên của mình vì những sở thích của chúng tôi rất khác biệt, đa phần do tuổi tác khác nhau. Tôi đã kết hôn và có 2 con, trong khi một người trong nhóm tôi chỉ mới tốt nghiệp đại học. Tôi cần tìm ra một cách nào đó để vừa có thể quản lý và vừa thấu hiểu nhân viên của mình trước những khác biệt đó, chỉ có như vậy tôi mới giữ vững được vị thế và hình ảnh của mình với các thành viên khác trong nhóm. Xin hãy giúp tôi!
Martin
Chào Martin:
Bạn dường như thật sự quan tâm đến việc tạo dựng một môi trường làm việc tích cực và mong ước giữ được mối gắn kết với nhóm của mình mặc dù có những khác biệt về lối sống và sở thích khác biệt. Đây là bước đầu tiên trong tiến trình tạo lập một mối quan hệ tích cực với nhóm: có niềm đam mê và dám thực hiện nó. Bây giờ, tất cả những việc bạn phải làm là tìm ra những điểm tương đồng với nhóm của mình và xúc tiến những kết nối mà bạn đang cố tạo lập. Sau đây là một vài điểm quan trọng bạn cần ghi nhớ khi bắt đầu thực hiện:
Lắng nghe và trao đổi. Đây là chìa khóa giúp mọi việc diễn ra suông sẻ. Duy trì sự cởi mở trong giao tiếp và tạo điều kiện thông tin được chia sẻ với nhau dễ dàng. Đều này giúp phát triển cảm giác tin tưởng và tinh thần làm việc nhóm giữa các thành viên. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích mọi người nói về họ. Làm như vậy sẽ giúp bạn thấu hiểu về những nhân viên của mình. Hãy nói về những sở thích của họ. Mọi người sẽ thường trở nên cởi mở hơn khi nói về sở thích của mình – và biết đâu, bạn sẽ nhận ra nhiều điểm tương đồng với họ hơn những gì bạn từng nghĩ trước đây.
Hãy là một người nghe tích cực và đồng cảm để mọi người nhận ra rằng bạn thực sự hứng thú. Hai điều cần quan tâm khi lắng nghe: tích cực và đồng cảm. Khuyến khích những người xung quanh bộc lộ những suy nghĩ của họ, và hãy là một người nghe tích cực. Đặt câu hỏi, chăm chú lắng nghe, và thật sự cố gắng hiểu những điều vừa được nói. Thêm vào đó, trở thành một người nghe biết cảm thông có nghĩa là bạn phải thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những thành viên trong nhóm. Hãy suy tưởng về những điều mà họ đang trải qua, và cách thức để bạn giải quyết chúng. Nhớ rằng họ đang chia sẻ một phần cuộc sống của họ với bạn, có thể về công việc hoặc cá nhân. Việc thành thật trong cách tiếp cận tạo cho mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với bạn vì họ biết bạn thực sự hứng thú, mặc cho những khác biệt đã được định trước.
Cho các thành viên trong nhóm thấy họ có những ý kiến đáng giá. Giao tiếp với nhau nhắc nhở các thành viên trong nhóm rằng bạn chọn họ cho dự án, và rằng đóng góp của họ thật sự được quan tâm. Họ là nguồn cung cấp ý tưởng và thông tin tuyệt vời. Nếu bạn có thể cho họ thấy được những góp ý của họ có tác động sâu sắc đến nhóm như thế nào, họ sẽ cảm thấy gắn kết với bạn nhiều hơn, trong vị thế một người trưởng nhóm, vì đã quan tâm đến họ.
Những điều nêu trên nhằm giúp các thành viên trong nhóm cảm nhận được rằng bạn thật sự quan tâm đến họ – không chỉ về công việc, mà cả về cuộc sống của họ. Hãy luôn ghi nhớ điều này, bạn sẽ có khả năng rút ngắn những khoảng cách và tạo dựng được mối gắn kết vững chắc để giúp nhóm của bạn hoạt động hiệu quả.
Michael Crom
Phó chủ tịch điều hành, Dale Carnegie Training
Bài gốc : https://dacnhantam.com.vn/2011/06/15/tao-su-ket-noi-voi-doi-ngu-cua-ban/
Nguồn : www.dacnhantam.com.vn
Tôi là trưởng nhóm trong một công ty marketing lớn, quản lý công việc của 4 nhân viên khác. Vấn đề mà tôi gặp phải là do lớn tuổi hơn nên tôi cảm thấy có một sự xa cách giữa tôi và các thành viên khác trong nhóm. Tôi có cảm giác như ngày càng khó để kết nối với các nhân viên của mình vì những sở thích của chúng tôi rất khác biệt, đa phần do tuổi tác khác nhau. Tôi đã kết hôn và có 2 con, trong khi một người trong nhóm tôi chỉ mới tốt nghiệp đại học. Tôi cần tìm ra một cách nào đó để vừa có thể quản lý và vừa thấu hiểu nhân viên của mình trước những khác biệt đó, chỉ có như vậy tôi mới giữ vững được vị thế và hình ảnh của mình với các thành viên khác trong nhóm. Xin hãy giúp tôi!
Martin
Chào Martin:
Bạn dường như thật sự quan tâm đến việc tạo dựng một môi trường làm việc tích cực và mong ước giữ được mối gắn kết với nhóm của mình mặc dù có những khác biệt về lối sống và sở thích khác biệt. Đây là bước đầu tiên trong tiến trình tạo lập một mối quan hệ tích cực với nhóm: có niềm đam mê và dám thực hiện nó. Bây giờ, tất cả những việc bạn phải làm là tìm ra những điểm tương đồng với nhóm của mình và xúc tiến những kết nối mà bạn đang cố tạo lập. Sau đây là một vài điểm quan trọng bạn cần ghi nhớ khi bắt đầu thực hiện:
Lắng nghe và trao đổi. Đây là chìa khóa giúp mọi việc diễn ra suông sẻ. Duy trì sự cởi mở trong giao tiếp và tạo điều kiện thông tin được chia sẻ với nhau dễ dàng. Đều này giúp phát triển cảm giác tin tưởng và tinh thần làm việc nhóm giữa các thành viên. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích mọi người nói về họ. Làm như vậy sẽ giúp bạn thấu hiểu về những nhân viên của mình. Hãy nói về những sở thích của họ. Mọi người sẽ thường trở nên cởi mở hơn khi nói về sở thích của mình – và biết đâu, bạn sẽ nhận ra nhiều điểm tương đồng với họ hơn những gì bạn từng nghĩ trước đây.
Hãy là một người nghe tích cực và đồng cảm để mọi người nhận ra rằng bạn thực sự hứng thú. Hai điều cần quan tâm khi lắng nghe: tích cực và đồng cảm. Khuyến khích những người xung quanh bộc lộ những suy nghĩ của họ, và hãy là một người nghe tích cực. Đặt câu hỏi, chăm chú lắng nghe, và thật sự cố gắng hiểu những điều vừa được nói. Thêm vào đó, trở thành một người nghe biết cảm thông có nghĩa là bạn phải thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những thành viên trong nhóm. Hãy suy tưởng về những điều mà họ đang trải qua, và cách thức để bạn giải quyết chúng. Nhớ rằng họ đang chia sẻ một phần cuộc sống của họ với bạn, có thể về công việc hoặc cá nhân. Việc thành thật trong cách tiếp cận tạo cho mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với bạn vì họ biết bạn thực sự hứng thú, mặc cho những khác biệt đã được định trước.
Cho các thành viên trong nhóm thấy họ có những ý kiến đáng giá. Giao tiếp với nhau nhắc nhở các thành viên trong nhóm rằng bạn chọn họ cho dự án, và rằng đóng góp của họ thật sự được quan tâm. Họ là nguồn cung cấp ý tưởng và thông tin tuyệt vời. Nếu bạn có thể cho họ thấy được những góp ý của họ có tác động sâu sắc đến nhóm như thế nào, họ sẽ cảm thấy gắn kết với bạn nhiều hơn, trong vị thế một người trưởng nhóm, vì đã quan tâm đến họ.
Những điều nêu trên nhằm giúp các thành viên trong nhóm cảm nhận được rằng bạn thật sự quan tâm đến họ – không chỉ về công việc, mà cả về cuộc sống của họ. Hãy luôn ghi nhớ điều này, bạn sẽ có khả năng rút ngắn những khoảng cách và tạo dựng được mối gắn kết vững chắc để giúp nhóm của bạn hoạt động hiệu quả.
Michael Crom
Phó chủ tịch điều hành, Dale Carnegie Training
Bài gốc : https://dacnhantam.com.vn/2011/06/15/tao-su-ket-noi-voi-doi-ngu-cua-ban/
Nguồn : www.dacnhantam.com.vn