Tạo nhịp tim

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
TẠO NHỊP TIM
TS. Phạm Nguyên Sơn

Tạo nhịp tim là dùng một thiết bị điện tử (máy tạo nhịp) phát xung điện 1 chiều có chu kỳ, thông qua dây điện cực kích thích cơ tim co bóp theo chu kỳ đó. Có hai loại tạo nhịp là tạo nhịp tim tạm thời và tạo nhịp tim vĩnh viễn. Tạo nhịp tim tạm thời được sử dụng để điều trị cấp cứu và chẩn đoán các rối loạn nhịp. Tạo nhịp tim vĩnh viễn được sử dụng để điều trị các rối loạn nhịp chậm, gần đây người ta đã bổ xung thêm một số chỉ định mới của tạo nhịp vĩnh viễn được như trong điều trị suy tim, trong bệnh cơ tim phì đại có nghẽn đường ra thất trái, trong một số rối loạn nhịp nhanh ...

I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ CỦA TẠO NHỊP TIM (PACEMAKER)

Năm 1952, Paul Zoll lần đầu tiên sử dụng thành công các xung điện thông qua hai điện cực gắn vào hai kim được cắm vào ngực cho hai bệnh nhân bị ngừng tim. Từ đó, phương pháp kích thích tim tạm thời để cấp cứu đã được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng đặc biệt là trong hồi sức, cấp cứu tim mạch. Cho đến nay, có nhiều cách tạo nhịp tạm thời được áp dụng như kích thích tim qua thành ngực, kích thích tim qua thực quản, kích thích thượng tâm mạc và kích thích nội tâm mạc buồng tim, tuy nhiên kích thích nội mạc buồng tim qua đường tĩnh mạch được áp dụng nhiều hơn cả.

Máy tạo nhịp cấy vào trong cơ thể là một phát minh của Winson Greatbatch ở Hoa kỳ năm 1956. Đến tháng 10 năm 1958, Ake Sening (Thuỵ điển) đã tiến hành cấy máy tạo nhịp lần đầu tiên trên thế giới, còn tại Hoa kỳ, trường hợp cấy máy tạo nhịp tim đầu tiên do Chardack thực hiện thành công năm 1959. Với những hiểu biết mới về điện sinh lý học, những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật điện tử – y sinh, từ những thế hệ máy tao nhịp ban đầu hết sức đơn giản (V00), sau hơn 50 năm phát triển, hiện nay người ta đã chế tạo ra nhiều thế hệ máy hiện đại như DDDR, máy tạo nhịp 3 buồng tim để trị suy tim (tạo nhịp đồng bộ 2 thất - CRT) , máy phá rung tự động cấy trong cơ thể (ICD) với nhiều phương thức tạo nhịp đáp ứng được yêu cầu của lâm sàng, kích thước của máy cũng giảm dần từ vài trăm gam xuống còn khoảng 20 – 30 g và đời sống của máy tạo nhịp tim cũng kéo dài hơn (8 – 10 năm). Hiện nay, trên thế giới mỗi năm số lượng bệnh nhân cấy máy tạo nhịp tăng dầnTại Hoa kỳ, năm 1993 có khoảng 1 triệu bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, và hàng năm tỷ lệ bệnh nhân được cấy máy mới là 426/1triệu dân. Tỷ lệ này tăng theo sự gia tăng của tuổi thọ, cũng tại Hoa kỳ số bệnh nhân >65 tuổi cấy máy tạo nhịp năm 1990 là 87100 (tỷ lệ 325,4/100000 dân trên 65 tuổi), đến năm 2000 số bệnh nhân đã tăng lên 138100 (đạt tỷ lệ 504,4/100000 dân trên 65 tuổi).

Tại Việt nam, trường hợp cấy máy tạo nhịp đầu tiên được tiến hành năm 1973, tuy nhiên do điều kiện kinh tế, mãi đến những năm 1990 ký thuật cấy máy tạo nhịp mới phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các trung tâm có khả năng cấy máy và lập trình cho máy tạo nhịp tim đã tăng lên đáng kể như Viện tim mạch quốc gia Việt nam, Bệnh viện TWQĐ 108 (ở miền Bắc), Bệnh viện TW Huế (ở miền Trung) Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115, Bệnh viện Thống nhất ... (ở miền Nam) với số lượng bệnh nhân được cấy máy tăng lên từng năm. Về kỹ thuật, hầu hết các bệnh viện đã làm chủ được kỹ thuật cấy máy 1 và 2 buồng, một số bệnh viện đã bước đầu triển khai cấy máy 3 buồng điều trị suy tim và máy phá rung tự động (ICD)........

II. TẠO NHỊP TIM TẠM THỜI TRONG CẤP CỨU TIM MẠCH
3.1. Sơ bộ về tạo nhịp tim tạm thời
3.2. Chỉ định của tạo nhịp tim tạm thời
3.3. Biến chứng của tạo nhịp tim tạm thời


III. TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN TIM


3.1. Những khái niệm cơ bản về tạo nhịp tim vĩnh viễn
3.2. Chỉ định cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
3.3. Các biến chứng của cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn

...........

ST


 

Đính kèm

  • TẠO NHỊP TIM.docx
    33 KB · Lượt xem: 283
×
Quay lại
Top