- Tham gia
- 15/12/2010
- Bài viết
- 944
Chúng tôi gặp nhau trong một quán cà phê ven hồ trong một buổi chiều xuân Hà Nội. Hai năm không gặp, Khánh trước mặt tôi bỗng trở thành một chàng trai hoàn toàn khác. Cái ngổ ngáo, nụ cười nhếch mép và những bộ quần áo bụi bặm "sặc mùi giang hồ" không còn. Thay vào đó, là một chàng trai có phần hơi già dặn so với lứa tuổi 22 và nụ cười thật hiền.
Khánh tâm sự, cái Tết năm nay là là cái Tết ý nghĩa nhất trong đời cậu, đó là khi cậu nhận ra những giá trị của những điều tưởng như không bao giờ còn có được khi giẫm chân lên vũng lầy...
"Không còn bước trên vũng lầy, giờ đây Khánh đã nhận ra được rất nhiều điều cậu đã lỡ đánh mất trong 3 năm qua".
Đưa tay mân mê cốc cà phê, bằng giọng chậm rãi, Khánh trải lòng: "Nhớ 2 năm trước, vẫn bóng bánh, rồi thêm tí "hàng" về bán... Mua cho bố đôi giầy 3,8 triệu đồng bố không nhận. Bố bảo tiền phi pháp, mày làm gì tử tế như anh mày đi, lúc đấy mày cho tao 10 nghìn đồng tao cũng mừng, tao không cần những thứ này. Bực mình cũng vứt luôn đôi giày đi, không mua gì cho nhà nữa.
Lại nhớ ngày này năm trước giờ này mà rút điếu thuốc ra cái là có ngay một đứa châm lửa cho. Đại gia thì không phải, đại ca thì cũng không, bọn nó phục vụ mình như thế cũng chỉ vì đồng tiền.
Rồi sát Tết, vận đen tới. Làm gì cũng hỏng, trượt lô, trượt bóng liểng xiểng, vay nợ đầm đìa... Lúc hoạn nạn mới biết ai là bạn là bè, thấy đời sao "nhục" thế. Thế rồi chán cuộc sống "phi pháp", quyết tâm nhấc chân khỏi vũng lầy.
Bây giờ "bóng" không còn, hàng thì cũng hết, chỉ còn công việc xây dựng ở công ty , lương một tháng 2 triệu, thưởng tết 7 triệu, thế là trong người có 9 triệu. Khác hẳn "thời hoàng kim" ngày trước, ngày nào cũng găm chục triệu trong người chỉ để bung bét, đời buông thả.
9 triệu ấy mình dành mua cho mẹ cái máy ảnh 3 triệu, mua cho bố đôi giày 2 triệu, mua cho thằng cháu là con của ông anh ruột mấy món đồ chơi, với cả mấy cái lặt vặt cho hết vài trăm nữa. Sau đó, mua đèn về treo cây đào.
Thật sự số tiền này không nhiều, mà ai cũng vui, chưa bao giờ có cảm giác tiêu tiền mà hạnh phúc như thế. Giờ trong người chỉ còn 650 nghìn đồng nhưng lại thấy là cả một số tiền quá lớn. Ngồi nhìn vào 650 nghìn trong ví mà chưa bao giờ thấy mình hạnh phúc như thế. Nhìn thấy nụ cười của người thân, lần đầu tiên mình nhận ra giá trị thực sự của đồng tiền.
Tết năm trước mừng tuổi mấy đứa em, mỗi đứa 100 nghìn, mấy đứa cháu cũng thế. Nhưng năm nay chỉ có thể mừng tuổi em và cháu trong họ hàng thôi, mỗi đứa 20.000 thôi mà vui và ấm áp lạ thường.
30 Tết năm nay mình ở nhà, từ hồi "bóng bánh" có lẽ là cái Tết đầu tiên mình dành cho gia đình. Được mẹ phân cho làm việc nhà, lau nhà, quét nhà, làm mấy việc vặt giúp gia đình. Không ngờ những việc đấy giờ mình làm mà lại thấy thật sự cảm động...
Mấy ngày tết cũng chỉ đi lượn với bạn bè một chút, không còn ngồi bar đốt tiền qua những ván xì nữa, mình bỗng thấy thật thảnh thơi.
Trước thì những ngày sát Tết này toàn gọi bạn đi chơi, rồi bảo bọn nó: Tết nhất phải là ngày đi chơi. ở nhà mà làm gì? Giờ lại thấy cái thú ở nhà những ngày này thật là vui. Hiểu được mái ấm gia đình khi cả nhà quây quần ngồi xem gala cười. 3 năm rồi, có năm nào xem Gala cười cùng nhà đâu, năm nay được ngồi "nếm" cái cảm giác chờ đợi xem ti vi cùng cả gia đình...
Tiếng nói chuyện rôm rả của cả gia đình, tiếng cười giòn tan của bố mẹ sau những câu chuyện phiếm, tiếng thằng cháu bi bô... Niềm hạnh phúc giản dị ấy, lúc này mình mới chợt nhận ra"
Khánh tâm sự, cái Tết năm nay là là cái Tết ý nghĩa nhất trong đời cậu, đó là khi cậu nhận ra những giá trị của những điều tưởng như không bao giờ còn có được khi giẫm chân lên vũng lầy...
Đưa tay mân mê cốc cà phê, bằng giọng chậm rãi, Khánh trải lòng: "Nhớ 2 năm trước, vẫn bóng bánh, rồi thêm tí "hàng" về bán... Mua cho bố đôi giầy 3,8 triệu đồng bố không nhận. Bố bảo tiền phi pháp, mày làm gì tử tế như anh mày đi, lúc đấy mày cho tao 10 nghìn đồng tao cũng mừng, tao không cần những thứ này. Bực mình cũng vứt luôn đôi giày đi, không mua gì cho nhà nữa.
Lại nhớ ngày này năm trước giờ này mà rút điếu thuốc ra cái là có ngay một đứa châm lửa cho. Đại gia thì không phải, đại ca thì cũng không, bọn nó phục vụ mình như thế cũng chỉ vì đồng tiền.
Rồi sát Tết, vận đen tới. Làm gì cũng hỏng, trượt lô, trượt bóng liểng xiểng, vay nợ đầm đìa... Lúc hoạn nạn mới biết ai là bạn là bè, thấy đời sao "nhục" thế. Thế rồi chán cuộc sống "phi pháp", quyết tâm nhấc chân khỏi vũng lầy.
Bây giờ "bóng" không còn, hàng thì cũng hết, chỉ còn công việc xây dựng ở công ty , lương một tháng 2 triệu, thưởng tết 7 triệu, thế là trong người có 9 triệu. Khác hẳn "thời hoàng kim" ngày trước, ngày nào cũng găm chục triệu trong người chỉ để bung bét, đời buông thả.
9 triệu ấy mình dành mua cho mẹ cái máy ảnh 3 triệu, mua cho bố đôi giày 2 triệu, mua cho thằng cháu là con của ông anh ruột mấy món đồ chơi, với cả mấy cái lặt vặt cho hết vài trăm nữa. Sau đó, mua đèn về treo cây đào.
Thật sự số tiền này không nhiều, mà ai cũng vui, chưa bao giờ có cảm giác tiêu tiền mà hạnh phúc như thế. Giờ trong người chỉ còn 650 nghìn đồng nhưng lại thấy là cả một số tiền quá lớn. Ngồi nhìn vào 650 nghìn trong ví mà chưa bao giờ thấy mình hạnh phúc như thế. Nhìn thấy nụ cười của người thân, lần đầu tiên mình nhận ra giá trị thực sự của đồng tiền.
Tết năm trước mừng tuổi mấy đứa em, mỗi đứa 100 nghìn, mấy đứa cháu cũng thế. Nhưng năm nay chỉ có thể mừng tuổi em và cháu trong họ hàng thôi, mỗi đứa 20.000 thôi mà vui và ấm áp lạ thường.
30 Tết năm nay mình ở nhà, từ hồi "bóng bánh" có lẽ là cái Tết đầu tiên mình dành cho gia đình. Được mẹ phân cho làm việc nhà, lau nhà, quét nhà, làm mấy việc vặt giúp gia đình. Không ngờ những việc đấy giờ mình làm mà lại thấy thật sự cảm động...
Mấy ngày tết cũng chỉ đi lượn với bạn bè một chút, không còn ngồi bar đốt tiền qua những ván xì nữa, mình bỗng thấy thật thảnh thơi.
Trước thì những ngày sát Tết này toàn gọi bạn đi chơi, rồi bảo bọn nó: Tết nhất phải là ngày đi chơi. ở nhà mà làm gì? Giờ lại thấy cái thú ở nhà những ngày này thật là vui. Hiểu được mái ấm gia đình khi cả nhà quây quần ngồi xem gala cười. 3 năm rồi, có năm nào xem Gala cười cùng nhà đâu, năm nay được ngồi "nếm" cái cảm giác chờ đợi xem ti vi cùng cả gia đình...
Tiếng nói chuyện rôm rả của cả gia đình, tiếng cười giòn tan của bố mẹ sau những câu chuyện phiếm, tiếng thằng cháu bi bô... Niềm hạnh phúc giản dị ấy, lúc này mình mới chợt nhận ra"
Theo Lê Vy
BĐVN
BĐVN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: