- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
(Dân trí) -Hiện nay, khi ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, số lượng sếp nữ cũng đang tăng dần. Tuy vậy, có vẻ như sếp nữ không được chào đón bằng sếp nam ở những vị trí cao nhất của công ty.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi báo Chosun Ilbo, 64% những người được hỏi cho biết họ muốn sếp của mình là nam giới hơn nữ giới. Cuộc thăm dò ý kiến đã điều tra 853 nhân viên văn phòng trong độ tuổi từ 20 đến 40 ( 457 nhân viên nam và 396 nhân viên nữ) trong thời gian từ 21-26 tháng 10/2009.
Nhiều nhân viên nữ không thích có sếp nữ
34.1% những người được hỏi là nữ cho biết họ thích có sếp nữ hơn là sếp nam, trong khi 37.6% những người được hỏi là nam cho biết như vậy. Điều đó cho thấy nhân viên nữ dường như e ngại sếp nữ hơn so với nhân viên nam
Giữa những người được hỏi đã có kinh nghiệm làm việc dưới trướng sếp nữ, sự khác biệt trong thái độ của họ lại càng rõ nét hơn. Trong số 356 nhân viên nữ đã làm việc với sếp nữ, 48.6% nói rằng họ muốn được tiếp tục làm việc như vậy, trong khi con số này ở 382 nhân viên nam với kinh nghiệm tương tự là 55.5%.
Một điều tích cực là cả nhân viên nam và nữ đều cho biết có ấn tượng tốt với sếp nữ sau một thời gian làm việc với họ. Điều này đặc biệt đúng với những người được hỏi là nam.
Sếp nữ ganh tị với nhân viên dưới quyền
Có vẻ như cả nhân viên nam và nữ đều có cách nghĩ giống nhau về những điều mà họ không thích ở sếp nữ. Nhân viên nam đưa ra những nhược điểm của sếp nữ như tâm trạng thất thường ( 43.5%), tự cao tự đại (17.9%), thiếu nỗ lực (16.0%) và ganh tị (7.9%). Nhân viên nữ cũng than phiền điều tương tự: tâm trạng thất thường (50.76%), ganh tị (14.7%) và tự cao tự đại (12.4%).
Điều đáng chú ý là nhân viên nữ than phiền về sự ganh tị nhiều hơn là nhân viên nam. Những người được hỏi là nữ cho biết sếp nữ coi họ là đối thủ và mắng họ vì những việc chẳng hề liên quan tới công việc như hình thức bên ngoài hay vấn đề cá nhân.
Kang Hye-ryun, giáo sư quản trị kinh doanh ở trường đại học nữ Ewha cho biết: “Phụ nữ không phải là những người duy nhất ganh đua với người dưới quyền mình. Sếp nam cũng rất đề phòng người dưới quyền là nam nếu nhận thấy người đó có thể đe doạ vị trí của mình”.
Chủ tịch Communication Clinic Kong Mun-seon nói: “Những người đứng đầu có thể tưởng rằng họ đang thể hiện sự quan tâm, nhưng đối với nhân viên dưới quyền, sự chú ý quá sát sao sẽ tạo cảm giác phiền toái. Một người sếp nên giống như người chị lớn chỉ ra lỗi sai, đồng thời lắng nghe cẩn thận những vấn đề mà nhân viên dưới quyền đang gặp phải. Nhân viên nam cũng thích có một người sếp nữ giống như người chị gái thân thiện thay vì một người quá nữ tính hay quá nam tính”.
Sếp nữ cần cải thiện kỹ năng lãnh đạo
Giáo sư Kang Hye-ryun cũng khuyên sếp nữ không nên chỉ chú tâm đến làm việc chăm chỉ mà còn phải nhớ rằng hiện tại họ đang ở vị trí lãnh đạo, vì vậy họ không nên tự giải quyết tất cả mọi vấn đề mà nên giao việc để những người dưới quyền có cơ hội phát triển. Ông nói: “Sếp nữ nên hiểu rằng nhân viên làm việc hiệu quả hơn dưới quyền một người sếp biết giao việc thay vì ôm đồm tất cả mọi thứ”
Trong một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi báo Chosun Ilbo, 64% những người được hỏi cho biết họ muốn sếp của mình là nam giới hơn nữ giới. Cuộc thăm dò ý kiến đã điều tra 853 nhân viên văn phòng trong độ tuổi từ 20 đến 40 ( 457 nhân viên nam và 396 nhân viên nữ) trong thời gian từ 21-26 tháng 10/2009.
Nhiều nhân viên nữ không thích có sếp nữ
34.1% những người được hỏi là nữ cho biết họ thích có sếp nữ hơn là sếp nam, trong khi 37.6% những người được hỏi là nam cho biết như vậy. Điều đó cho thấy nhân viên nữ dường như e ngại sếp nữ hơn so với nhân viên nam
Giữa những người được hỏi đã có kinh nghiệm làm việc dưới trướng sếp nữ, sự khác biệt trong thái độ của họ lại càng rõ nét hơn. Trong số 356 nhân viên nữ đã làm việc với sếp nữ, 48.6% nói rằng họ muốn được tiếp tục làm việc như vậy, trong khi con số này ở 382 nhân viên nam với kinh nghiệm tương tự là 55.5%.
Một điều tích cực là cả nhân viên nam và nữ đều cho biết có ấn tượng tốt với sếp nữ sau một thời gian làm việc với họ. Điều này đặc biệt đúng với những người được hỏi là nam.
Sếp nữ ganh tị với nhân viên dưới quyền
Có vẻ như cả nhân viên nam và nữ đều có cách nghĩ giống nhau về những điều mà họ không thích ở sếp nữ. Nhân viên nam đưa ra những nhược điểm của sếp nữ như tâm trạng thất thường ( 43.5%), tự cao tự đại (17.9%), thiếu nỗ lực (16.0%) và ganh tị (7.9%). Nhân viên nữ cũng than phiền điều tương tự: tâm trạng thất thường (50.76%), ganh tị (14.7%) và tự cao tự đại (12.4%).
Điều đáng chú ý là nhân viên nữ than phiền về sự ganh tị nhiều hơn là nhân viên nam. Những người được hỏi là nữ cho biết sếp nữ coi họ là đối thủ và mắng họ vì những việc chẳng hề liên quan tới công việc như hình thức bên ngoài hay vấn đề cá nhân.
Kang Hye-ryun, giáo sư quản trị kinh doanh ở trường đại học nữ Ewha cho biết: “Phụ nữ không phải là những người duy nhất ganh đua với người dưới quyền mình. Sếp nam cũng rất đề phòng người dưới quyền là nam nếu nhận thấy người đó có thể đe doạ vị trí của mình”.
Chủ tịch Communication Clinic Kong Mun-seon nói: “Những người đứng đầu có thể tưởng rằng họ đang thể hiện sự quan tâm, nhưng đối với nhân viên dưới quyền, sự chú ý quá sát sao sẽ tạo cảm giác phiền toái. Một người sếp nên giống như người chị lớn chỉ ra lỗi sai, đồng thời lắng nghe cẩn thận những vấn đề mà nhân viên dưới quyền đang gặp phải. Nhân viên nam cũng thích có một người sếp nữ giống như người chị gái thân thiện thay vì một người quá nữ tính hay quá nam tính”.
Sếp nữ cần cải thiện kỹ năng lãnh đạo
Giáo sư Kang Hye-ryun cũng khuyên sếp nữ không nên chỉ chú tâm đến làm việc chăm chỉ mà còn phải nhớ rằng hiện tại họ đang ở vị trí lãnh đạo, vì vậy họ không nên tự giải quyết tất cả mọi vấn đề mà nên giao việc để những người dưới quyền có cơ hội phát triển. Ông nói: “Sếp nữ nên hiểu rằng nhân viên làm việc hiệu quả hơn dưới quyền một người sếp biết giao việc thay vì ôm đồm tất cả mọi thứ”
(Skillbox)
Hiệu chỉnh: