Tại sao phỏng vấn đi Nhật Bản lại khó ?

mrvinh209

Thành viên
Tham gia
26/7/2013
Bài viết
0
Để có thể trúng tuyển các đơn hàng xuat khau lao dong Nhat Ban, các bạn sẽ phải trải qua rất nhiều quy trình tuyển chọn khó khăn, bên cạnh đó còn có 2 khó khăn lớn nhất mà hầu hết người lao động gặp phải đó là chi phí tài chính và khoảng thời gian dài học tiếng Nhật trước khi làm thủ tục nhập cảnh. Không chỉ có vậy, người lao động còn vướng phải câu hỏi “làm thế nào để chủ xí nghiệp tiếp nhận mình”

Có tiền chưa chắc đã đi được

Như chúng ta biết trong quá trình tuyển chọn thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản, nếu tiếp nhận 1 thực tập sinh thì thông thường xí nghiệp Nhật Bản yêu cầu đối tác tại Việt Nam chuẩn bị từ 2-4 bộ hồ sơ. Thậm chí có nhiều công ty nâng mức tỷ lệ thi tuyển này lên 6-10 người để xí nghiệp chọn 1 người khi không có đơn tuyển dụng thi tuyển. Điều này có nghĩa là:
- Không phải cứ đổ tiền vào là có thể đi được Nhật
- Thi càng nhiều thì cơ hội đi càng lớn
- Trúng tuyển sớm thì xuất cảnh thường nhanh hơn
- Chi phí ăn ở, sinh hoạt được tiết kiệm
- Và một điều cũng rất quan trọng là họ sẽ nhìn rất nhiều vào ngoại hình, tác phong, cử chi và nghe rất nhiều về phát âm, năng lực tiếng của bạn

Những yếu tố tạo lên cơ hội lao động Nhật Bản cho thực tập sinh

Mỗi xí nghiệp Nhật Bản có một cách tuyển chọn và nhìn nhận người lao động riêng, mỗi công việc đều có những tiêu chuẩn và thước đo khác nhau. Tuy vậy, vẫn có những điểm đặc trưng cụ thể mà tất cả các xí nghiệp đều rất thích.

A, Tác phong, cử chỉ, thái độ
Đây là yêu tố hàng đầu quyết định xem xí nghiệp có tiếp nhận người lao động hay không. Có thể hình tượng rằng tất cả những gì về bạn nhà tuyển dụng chỉ có thể nhìn qua những tác phong, cử chỉ và hành động. Có thể họ nghe bạn nói nhưng họ không biết bạn nói gì, người phiên dịch chắc chắn sẽ không truyền đạt được tất cả những gì bạn nói, và bạn cũng không thể truyền đạt hết những mong muốn trong buổi phỏng vấn

B, Tiếng Nhật tốt
Họ rất thích những ứng viên có tiếng tốt và họ đánh giá mong muốn làm việc tại Nhật Bản thông qua cách nhìn nhận và tiếp thu về ngôn ngữ Nhật Bản. Điều này giải thích vì sao có nhiều bản không được chọn ngay từ những lần đầu tiên nhưng sau đó lại rất được xí nghiệp tin tưởng lựa chọn

C, Ngoại hình
Ngoại hình phải phù hợp với công việc, ngoại hình cân đối, vừa phải có cơ hội tiếp cận đến hầu hết các ngành nghề đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Ngoài ra vấn có những đặc trưng ví dụ:
- Cao to luôn phù hợp với những công việc nặng nhọc, yêu cầu thể lực, những đơn xây dựng liên quan đến dàn giáo, cốp pha.
- Nhanh nhẹn, khéo léo phù hợp với những đơn về dây truyền sản xuất như: thực phẩm, điện tử, bao bì, đóng gói, in ấn,...

D, Bằng nghề và trình độ học vấn
Có nhiều xí nghiệp rất coi trọng trình độ học vấn, trong số những người tham gia họ chỉ nhận những ai có bằng cấp cao như cao đẳng, đại học cho dù về chuyên môn không liên quan đến công việc sẽ làm trong thời gian tới. Trong tư tưởng những nhà tuyển dụng Nhật Bản này luôn có quan niệm những người như vậy sẽ tiếp cận với tiếng Nhật tốt hơn, học việc nhanh hơn và làm cũng tốt hơn.

Bên cạnh đó lại có những xí nghiệp cảm thấy những người này hoàn toàn không phù hợp với những vị trí họ đang tuyển, thường là các ngành nghề như: nông nghiệp, xây dựng. Họ quan niệm những người này thường không nghe lời và thiếu tập trung trong công việc.

thuc-tap-sinh-nhat-ban-tai-tms.jpg

Người lao động luôn có quyền quyết định

Để nhanh nhất có được hợp đồng lao động của xí nghiệp Nhật Bản, người lao động cần đánh giá được chính xác những vốn có của bản thân, dựa vào đó chọn những ngành tham gia tuyển chọn sao cho phù hợp với tiêu chí xí nghiệp đưa ra. Tất cả những yếu tố được đưa ra ở phía trên đều có thể thay đổi, chủ động thay đổi là yếu tố thành công của người lao động.

Tất cả các đơn tuyển dụng đều phải phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp, và tất cả người lao động đều mắc phải sai lầm là để mất bình tĩnh khi phỏng vấn, thậm chí có người còn không nói được ra lời. Tâm lý thoải mái luôn là yếu tố quyết định trong các cuộc phỏng vấn tuyển chọn Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Hãy giữ cho mình tâm lý tốt nhất, để luôn cho người tuyển chọn biết “hơn ai hết tôi là người phù hợp, tôi đang rất mong mỏi được sang Nhật Bản làm việc và tôi sẽ làm rất tốt công việc đó”.

 
×
Top Bottom