CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae”, tức là sơ yếu lý lịch. Đọc đến đây bạn có thể nhầm lẫn nó với Sơ yếu lý lịch tự thuật thường hay bán ở những cửa hàng văn phòng phẩm thông thường.
Bỏ qua các yếu tố khai báo về cha mẹ, người thân…, CV thực chất là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và những kỹ năng chuyên môn của bạn một cách ngắn gọn và đầy đủ.
Tại sao phải viết CV xin việc
"CV xin việc sẽ giúp cho người tìm việc chú trọng nhiều hơn trong quá trình thể hiện nội dung và trình bày CV xin việc. Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xem xét, đưa ra đánh giá với từng ứng viên, thậm chí bản CV đó còn là cơ sở chính để nhà tuyển dụng làm bài toán chọn lọc, loại bỏ những ứng viên không phù hợp, bởi vậy mà nếu không có sự chuẩn bị tốt nhất, chu đáo nhất cho CV xin việc thì chắc chắn bạn sẽ khó lòng vượt qua được vòng tuyển chọn gay gắt đó."
Nguồn: timviec365
Mục đích của một CV
CV xin việc của bạn là một công cụ tiếp thị. Nó cần phải chứng minh được:
Đó là bạn là ứng viên thích hợp
Bạn có thể đáp ứng được công việc và các yêu cầu của công ty
Bạn có trình độ chuyên môn và giáo dục
Bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng
Bạn có trình độ và tính chuyên nghiệp cho công việc
Trình bày CV
Thông tin liên hệ
Mở đầu bằng vị trí ứng tuyển
Danh sách các kỹ năng quan trọng
Danh sách kỹ kỹ năng phần mềm, vi tính, ngoại ngữ
Thông tin cá nhân/tổng quan về sự nghiệp
Trình độ học vấn
Quá trình làm việc/tình nguyện/Các vị trí công việc
Tài liệu tham khảo/người tham khảo (giới thiệu)
1. Cách viết phần thông tin cá nhân:
Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Nên:
- Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
- Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Không nên:
- Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com
- Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp:
Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu cửa ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.
Nên:
- Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
- Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo công việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó.
- Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng…..
Không nên:
- Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…
- Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.
3. Cách viết phần học vấn:
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).
Nên:
- Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
- Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Không nên:
- Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.
4. Các viết phần kinh nghiệm làm việc:
Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?
Nên:
- Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
- Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).
- Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Không nên:
- Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
- Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ....).
- Mô tả dài dòng, không phân chia ý.
Bỏ qua các yếu tố khai báo về cha mẹ, người thân…, CV thực chất là một bản tóm tắt về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và những kỹ năng chuyên môn của bạn một cách ngắn gọn và đầy đủ.
Tại sao phải viết CV xin việc
"CV xin việc sẽ giúp cho người tìm việc chú trọng nhiều hơn trong quá trình thể hiện nội dung và trình bày CV xin việc. Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xem xét, đưa ra đánh giá với từng ứng viên, thậm chí bản CV đó còn là cơ sở chính để nhà tuyển dụng làm bài toán chọn lọc, loại bỏ những ứng viên không phù hợp, bởi vậy mà nếu không có sự chuẩn bị tốt nhất, chu đáo nhất cho CV xin việc thì chắc chắn bạn sẽ khó lòng vượt qua được vòng tuyển chọn gay gắt đó."
Nguồn: timviec365
Mục đích của một CV
CV xin việc của bạn là một công cụ tiếp thị. Nó cần phải chứng minh được:
Đó là bạn là ứng viên thích hợp
Bạn có thể đáp ứng được công việc và các yêu cầu của công ty
Bạn có trình độ chuyên môn và giáo dục
Bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng
Bạn có trình độ và tính chuyên nghiệp cho công việc
Trình bày CV
Thông tin liên hệ
Mở đầu bằng vị trí ứng tuyển
Danh sách các kỹ năng quan trọng
Danh sách kỹ kỹ năng phần mềm, vi tính, ngoại ngữ
Thông tin cá nhân/tổng quan về sự nghiệp
Trình độ học vấn
Quá trình làm việc/tình nguyện/Các vị trí công việc
Tài liệu tham khảo/người tham khảo (giới thiệu)
1. Cách viết phần thông tin cá nhân:
Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Nên:
- Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
- Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.
Không nên:
- Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ: becon_dethuong12@gmail.com
- Ảnh chỉ nhìn thấy khuôn mặt hoặc quay lưng về phía trước.
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp:
Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu cửa ứng viên về những định hướng, mong muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho sự nghiệp.
Nên:
- Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc công ty ứng tuyển.
- Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như thành thạo công việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó.
- Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng…..
Không nên:
- Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong môi trường năng động, có thể học hỏi được nhiều…
- Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.
3. Cách viết phần học vấn:
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).
Nên:
- Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
- Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).
Không nên:
- Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.
4. Các viết phần kinh nghiệm làm việc:
Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chuyên môn là gì ? Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không?
Nên:
- Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc trước đó.
- Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).
- Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Không nên:
- Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
- Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ....).
- Mô tả dài dòng, không phân chia ý.