- Tham gia
- 14/11/2010
- Bài viết
- 253
Thứ năm, ngày 31 tháng 03 năm 2011 cập nhật lúc 14:34
Động đất và sóng thần ở Nhật Bản ngày 11/3/2011 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và của
Trong những năm gần đây, thế giới liên tiếp chứng kiến những trận động đất có sức tàn phá lớn, điển hình ở Haiti, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, New Zealand và mới đây nhất là Nhật Bản. Thực tế này khiến nhiều người nghĩ thế giới sắp đến ngày tận thế.
Mặc dù có vẻ như động đất xảy ra ngày càng nhiều nhưng thực tế không phải như vậy. Trái đất hứng chịu hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ mỗi năm do sự chuyển động của các lớp kiến tạo. Tuy nhiên, đại đa số các trận động đất không được nhiều người chú ý và nhận ra. Theo các chuyên gia, tính đến thời điểm hiện tại thì số trận động đất vẫn nằm trong phạm vi bình thường.
Thống kê của Hiệp hội Nghiên cứu Địa chấn học Mỹ cho thấy, mỗi năm trên trái đất có khoảng 200 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ Richter, 20 trận có cường độ trên 7 độ Richter và 3 trận có cường độ trên 8 độ Richter. Cường độ càng lớn, số lần động đất xảy ra càng ít. Đa số các trận động đất đều xảy ra ở các vùng giáp ranh giữa các mảng kiến tạo. Trong đó, 70% các trận động đất trên thế giới phân bố ở "dải động đất Thái Bình Dương". Tiếp đó, 15% phân bố tại "dải động đất Âu-Á", 5% diễn ra dưới các đại dương và khoảng 10% nằm ở vùng giữa các mảng kiến tạo. Các chuyên gia cũng cho rằng, các trận động đất thường không liên quan với nhau. Chẳng hạn hai trận động đất ở Haiti và Chile năm 2010 cách nhau khoảng 6.400km và xảy ra trên ranh giới của hai mảng kiến tạo khác biệt. Động đất ở Haiti yếu hơn động đất ở Chile nhưng sức tàn phá lớn hơn. Một trong số các nguyên nhân là tâm chấn của nó nằm gần các trung tâm dân cư hơn. Thêm vào đó, thiệt hại ít hay nhiều còn tùy thuộc vào thời gian xảy ra động đất, độ bền vững của các công trình xây dựng.
Một trong những thực tế nữa khiến nhiều người có cảm giác động đất xảy ra nhiều là do sự phổ biến của các phương tiện truyền thông như truyền hình, interntet... giúp cho tin tức loan đi nhanh chóng và toàn diện. Bên cạnh đó, các hoạt động khảo sát địa chấn cũng ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Trận động đất kế tiếp sẽ tấn công nơi nào và vào thời điểm nào đến nay vẫn chưa thể được dự đoán một cách chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hậu quả của động đất sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Đơn giản là vì ngày càng nhiều người di cư tới các thành phố lớn với những công trình được xây dựng quá nhanh và chúng lại hay nằm trên các đường đứt gãy. Không những thế, ở các nước nghèo, người dân thường không được chuẩn bị tốt để sẵn sàng ứng phó với thiên tai và họ không biết phải làm gì để an toàn mỗi khi có động đất.
Động đất và sóng thần ở Nhật Bản ngày 11/3/2011 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và của
Trong những năm gần đây, thế giới liên tiếp chứng kiến những trận động đất có sức tàn phá lớn, điển hình ở Haiti, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ, New Zealand và mới đây nhất là Nhật Bản. Thực tế này khiến nhiều người nghĩ thế giới sắp đến ngày tận thế.
Mặc dù có vẻ như động đất xảy ra ngày càng nhiều nhưng thực tế không phải như vậy. Trái đất hứng chịu hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ mỗi năm do sự chuyển động của các lớp kiến tạo. Tuy nhiên, đại đa số các trận động đất không được nhiều người chú ý và nhận ra. Theo các chuyên gia, tính đến thời điểm hiện tại thì số trận động đất vẫn nằm trong phạm vi bình thường.
Thống kê của Hiệp hội Nghiên cứu Địa chấn học Mỹ cho thấy, mỗi năm trên trái đất có khoảng 200 trận động đất có cường độ lớn hơn 6 độ Richter, 20 trận có cường độ trên 7 độ Richter và 3 trận có cường độ trên 8 độ Richter. Cường độ càng lớn, số lần động đất xảy ra càng ít. Đa số các trận động đất đều xảy ra ở các vùng giáp ranh giữa các mảng kiến tạo. Trong đó, 70% các trận động đất trên thế giới phân bố ở "dải động đất Thái Bình Dương". Tiếp đó, 15% phân bố tại "dải động đất Âu-Á", 5% diễn ra dưới các đại dương và khoảng 10% nằm ở vùng giữa các mảng kiến tạo. Các chuyên gia cũng cho rằng, các trận động đất thường không liên quan với nhau. Chẳng hạn hai trận động đất ở Haiti và Chile năm 2010 cách nhau khoảng 6.400km và xảy ra trên ranh giới của hai mảng kiến tạo khác biệt. Động đất ở Haiti yếu hơn động đất ở Chile nhưng sức tàn phá lớn hơn. Một trong số các nguyên nhân là tâm chấn của nó nằm gần các trung tâm dân cư hơn. Thêm vào đó, thiệt hại ít hay nhiều còn tùy thuộc vào thời gian xảy ra động đất, độ bền vững của các công trình xây dựng.
Một trong những thực tế nữa khiến nhiều người có cảm giác động đất xảy ra nhiều là do sự phổ biến của các phương tiện truyền thông như truyền hình, interntet... giúp cho tin tức loan đi nhanh chóng và toàn diện. Bên cạnh đó, các hoạt động khảo sát địa chấn cũng ngày càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Trận động đất kế tiếp sẽ tấn công nơi nào và vào thời điểm nào đến nay vẫn chưa thể được dự đoán một cách chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, hậu quả của động đất sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Đơn giản là vì ngày càng nhiều người di cư tới các thành phố lớn với những công trình được xây dựng quá nhanh và chúng lại hay nằm trên các đường đứt gãy. Không những thế, ở các nước nghèo, người dân thường không được chuẩn bị tốt để sẵn sàng ứng phó với thiên tai và họ không biết phải làm gì để an toàn mỗi khi có động đất.
Thanh Hảo -VNN
Hiệu chỉnh bởi quản lý: