Tại sao da tắc kè không bao giờ bẩn?

nhubim

Banned
Tham gia
17/4/2015
Bài viết
0
(Chuyen la) Nếu bạn mặc một chiếc áo khoác tự làm sạch mỗi ngày thì rất có thể nó lấy cảm hứng từ một con thằn lằn đông lạnh, và chính xác là một con tắc kè.

tai-sao-da-tac-ke-khong-bao-gio-ban-bb-baaadssWQy.jpg

Tắc kè có cơ chế làm sạch da đặc biệt





Nhà khoa học Úc Jolanta Watson đã bỏ con tắc kè từ hộp lạnh trong tủ để tiến hành một cuộc thử nghiệm. Khi cô ấy nhìn vào nó, cô nhận ra những giọt nước nhỏ bé xíu được hình thành trên da của chúng, sau đó chúng ngày một lớn hơn và bay hơi.

Watson và chồng cô, Gregory Watson làm việc tại trường đại học của Úc ở Maroochydore, Queensland, nơi mà các nhà khoa học làm việc với nhau trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, họ đã nghiên cứu các đặc tính khác nhau trên bề mặt côn trùng và thực vật.

Các nhà khoa học không nghiên cứu hành vi đẩy lùi nước của da tắc kè mà đi theo hướng khác, tại sao tắc kè lại có cơ chế tự làm sạch da?

tai-sao-da-tac-ke-khong-bao-gio-ban-bb-baaacLW5Tz.jpg

Da tắc kè có thể tạo ra những giọt nước lăn sạch bụi bẩn.



Da tắc kè được bao phủ bởi một lớp vảy nhỏ hình vòm. Những sợi lông cực nhỏ trên đỉnh mỗi vây có các mô nước giống như sương. Những giọt chúng xâu lại với nhau và cuối cùng cuộn tròn trên các vảy. Trên đường đi, những giọt nước lăn nhặt bụi bẩn, khi chúng đủ lớn, các gai sẽ quăng những giọt nước ra ngoài.

Các kỹ sư tạo mới một bề mặt kích thước nano của chất dẻo. Những va chạm được tạo ra đẩy lùi độ ẩm và bụi bẩn giống như da tắc kè.

Một số ít tắc kè có làn da tạo chất lỏng thành hạt và lăn đi nhưng thực tế tắc kè hộp Patterned lại xuất hiện những chi tiết cực đoan. Da của loài thằn lằn này không thấm nước và thuộc loại siêu kị nước.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm và cho thấy các việc không thấm nước của da thằn lằn không chỉ dừng lại với nước và hầu hết các chất lỏng thường khác như cà phê, nước tương, dấm, rượu vang, máu... Các chất lỏng đó còn lăn theo những hình dạng khác nhau và tuột khỏi da.

Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất giúp con thằn lằn sạch. Làn da của chúng cũng có độ bám dính cực thấp. Điều đó có nghĩa là bụi bẩn sẽ rất khó để bám vào nó. Bề mặt gồ ghề của da chúng không đồng đều. Điều này giảm thiểu lượng bụi bẩn bám vào. Theo nghiên cứu hầu hết các hạt “bẩn” chủ yếu là hạt phấn hoa, bụi, và chúng chỉ cần nghỉ ngơi trên các lỗ chân lông của da. Những hạt “bẩn” này sẽ khó có thể tìm thấy chỗ bám trên da tắc kè.

Cuối cùng là da tắc kè có thể khiến lũ vi khuẩn chết nếu chạm vào da chúng. Tuy nhiên da tắc kè lại không gây hạ cho các tế bào của con người. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nghiên cứu lý do tại sao nó có thể có cơ chế lọc vi trùng. Họ cho rằng đó là do cấu trúc da, nó sẽ phải chịu trách nhiệm không có độc xâm nhập.

Không chỉ có ích cho tắc kè

Những phát hiện mới này có thể mang lại lợi ích cho con người. Đội của Watson hiện đang làm việc với các vật liệu để nghiên cứu những tính chất của tắc kè. Họ đã phát minh ra công nghệ mới dựa trên những vật liệu tự nhiên là các phỏng sinh. Sao chép tính không thấm ướt, kháng khuẩn, kháng bẩn có thể làm sạch bề mặt ở các bệnh viện. Hoặc các kỹ sư có thể phát triển vật liệu bảo vệ các thiết bị điện tử trên tàu. Những người không muốn giặt quần áo có thể tự làm sạch quần áo của mình nhanh chóng.

Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đã chú ý ngón chân thằn lằn. Ngón chân của chúng bám đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học phát triển các loại băng và vật liệu dính khác. Việc họ nghiên cứu bề mặt của côn trùng giúp Watson và các đồng nghiệp mang đến một viễn cảnh mới.

Các nghiên cứu về cơ chế tự làm sạch da của tắc kè được công bố trên tạp chí Interface vào ngày 11 tháng 3. Bài báo thứ hai của một đội khác cũng đã đăng trên Acta Biomaterialia vào ngày 22 tháng 3.
Nguồn : https://tintuc.vn/kham-pha/tai-sao-da-tac-ke-khong-bao-gio-ban-41187
 
Mấy con tắc kè nhìn dễ xương chết mất! ><
 
×
Quay lại
Top Bottom