- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo sách "The (honest) truth about dishonesty" - Dan Ariely
Mối quan hệ bí ẩn giữa sự kiệt sức và tiêu thụ thức ăn có hại, lý do tại sao nhiều người ăn kiêng ăn nhiều khi bị stress, những người bắt đầu hút thuốc trở lại sau 1 cuộc khủng hoảng. Chìa khoá cho bí ẩn này có liên quan đến sự vật lộn giữa sự thôi thúc (hoặc cảm xúc) và lý trí (suy nghĩ). Đây không phải là 1 quan điểm mới, nhiều sách xuyên suốt lịch sử đã nói về những xung đột giữa sự khao khát, thèm muốn và lý trí.
Trong 1 nghiên cứu thú vị về sự căng thẳng giữa lý trí và khao khát, Baba Shiv (giá sư đại học Stanford) và Sasha Fedorikhin (giáo sư đại học Indiana) kiểm tra quan điểm cho rằng con người rơi vào cám dỗ thường xuyên hơn khi phần não chịu trách nhiệm cho suy nghĩ cân nhắc đang bận rộn. Để làm giảm khả năng suy nghĩ hiệu quả của những người tham gia, Baba và Sasha không tháo bỏ những phần não trong não họ (như các nhà nghiên cứu động vật đôi lúc làm) hoặc sử dụng những xung từ tính để làm gián đoạn suy nghĩ (dù có những máy có thể làm điều đó). Thay vào đó, họ quyết định bắt những người tham gia phải nỗ lực suy nghĩ bằng cách gây ra gánh nặng nhận thức (cognitive load).
Họ muốn biết liệu có quá nhiều thứ trong tâm trí 1 người sẽ làm người đó ít không gian nhận thức hơn để kháng cự cám dỗ và làm người đó có nhiều khả năng không chống nổi nó.
Họ phân những người tham gia thành 2 nhóm và yêu cầu những thành viên của 1 nhóm nhớ 1 số có 2 chữ số (như 35) và những thành viên của nhóm 2 nhớ 1 số có 7 chữ số (như 7581280). Những người tham gia được cho biết để có được phần thường cho việc tham gia nghiên cứu, họ sẽ phải lặp lại chính xác con số cho thực nghiệm viên khác đang đợi họ ở 1 phòng thứ 2 cuối hành lang. Và nếu họ không nhớ được con số thì sẽ không có phần thưởng.
Những người tham gia xếp hàng để tham gia vào thực nghiệm và được cho thấy hoặc 1 số có 2 chữ số hoặc số có 7 chữ số. Sau đó họ ra khỏi phòng thực nghiệm để đến phòng cuối hành lang. Nhưng trên đường đi, 1 xe đẩy chất đầy bánh socola và trái cây vô tình đi qua. 1 thực nghiệm viên khác nói họ trước khi họ đến phòng thứ 2, họ có thể có 1 trong 2 món ăn và họ phải quyết định ngay. Sau đó những người tham gia đi tiếp. Những người chỉ nhớ 1 con số 2 chữ số chọn trái cây thường xuyên hơn những người nhớ số có 7 chữ số.
Với sự căng thẳng tinh thần nhiều hơn, nhóm 7 chữ số ít có khả năng chế ngự được những khao khát bản năng của họ, nhiều người trong số họ kết thúc là chịu thua sự thèm muốn bánh sôcla ngay lập tức.
Thực nghiệm của Baba cho thấy, khi khả năng suy nghĩ lý trí của chúng ta bận rộn thì 'hệ thống thôi thúc' giành nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hành vi của chúng ta. Nhưng sự tác động lẫn nhau giữa khả năng để suy nghĩ lý trí của chúng ta và những thèm muốn của chúng ta trở nên phức tạp hơn khi chúng ta nghĩ về khái niệm "ego depletion" (suy yếu cái tôi) của Roy Baumeister.
Để hiểu 'suy yếu cái tôi' hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng giảm vài cân. 1 ngày ở nơi làm việc, bạn nhìn thấy bánh phomai vào buổi sáng nhưng bạn cố gắng để là người tốt, do đó bạn làm việc rất chăm để chống cự cám dỗ và chỉ uống cafe. Sau đó bạn thèm pizza cho bữa trưa nhưng bạn bắt bản thân ăn món salad. 1h sau bạn muốn về sớm 1 chút khi sếp đã về nhưng bạn dừng bản thân lại và nói "Không. Tôi buộc phải hoàn thành dự án này." Trong mỗi tình huống đó, bản năng hưởng lạc của bạn xúi giục bạn đến những sự thoả mãn, trong khi sức mạnh ý chí của bạn cố gắng kháng cự lại những thôi thúc đó.
Quan điểm cơ bản đằng sau 'suy yếu cái tôi' là kháng cự cám dỗ tốn nhiều năng lượng và nỗ lực. Hãy nghĩ sức mạnh ý chí của bạn như 1 cơ bắp. Khi chúng ta thấy đùi gà chiên hoặc bánh kem, phản ứng đầu tiên là 1 bản năng "tôi muốn!". Sau đó, khi chúng ta cố gắng chiến thắng sự thèm muốn đó, chúng ta tiêu tốn 1 chút năng lượng. Mỗi 1 quyết định chúng ta đưa ra để tránh cám dỗ tốn 1 số nỗ lực (giống như 1 lần nâng tạ) và chúng ta cạn kiệt sức mạnh ý chí bởi sử dụng liên tục (giống như nâng tạ liên tục). Điều này nghĩa là Sau 1 ngày dài nói "không" với quá nhiều cám dỗ, khả năng kháng cự đối với chúng biến mất, đến 1 mức độ là chúng ta kết thúc bằng 1 cái bánh phomai, khoai tây chiên hoặc (điền vào đây bất cứ thứ gì làm bạn chảy nước miếng).
1 ngày của chúng ta đầy ắp những quyết định cùng vô số những cám dỗ. 'Suy yếu cái tôi' giúp giải thích tại sao buổi tối đặc biệt là thời điểm những nỗ lực kiểm soát bản thân thất bại.
Bây giờ bạn đã biết về những ảnh hưởng của sự suy yếu cái tôi, vậy làm thế nào bạn có thể đương đầu tốt nhất với nhiều cám dỗ trong cuộc sống?
Sau đây là 1 cách tiếp cận của bạn tôi, Dan Silverman (nhà kinh tế, đại học Michigan). Khi đối mặt với cám dỗ, 1 người lý trí đôi lúc cũng nên chịu thua nó. Tại sao? Vì bằng cách đó, người lý trí có thể giữa cho bản thân anh í không trở nên quá suy yếu, vẫn giữ được sức mạnh cho bất kỳ cám dỗ nào trong tương lai.
Thực nghiệm về sự 'suy yếu cái tôi' cho rằng, chúng ta nên nhận ra chúng ta liên tục bị cám dỗ suốt ngày, và khả năng chống lại cám dỗ suy yếu theo thời gian.
Nếu bạn đang muốn giảm cân, bạn nên bỏ tất cả những món ăn gây cám dỗ ra khỏi tủ lạnh. Chúng ta làm điều này vì chúng ta biết rằng tiếp xúc với những cám dỗ đó suốt ngày (mỗi lần mở tủ lạnh) làm nó khó khăn hơn cho chúng ta kháng cự lại nó.
Và chúng ta cũng nên đương đầu với những tình huống đòi hỏi sự kiểm soát bản thân (ví dụ như 1 nhiệm vụ chán ngắt trong công việc ) vào buổi sáng trong ngày trước khi chúng ta quá suy yếu.
Chúng ta không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với tất cả những sự đe doạ đối với khả năng tự kiểm soát bản thân. Vậy chúng ta phải làm sao đây? 1 khi chúng ta khó quay mặt đi khi đối mặt với cám dỗ, 1 chiến lược tốt hơn là đi khỏi sự quyến rũ của cám dỗ trước khi chúng ta ở đủ gần với nó. Thực tế là, chúng ta dễ dàng hơn để tránh cám dỗ hơn là cố gắng vượt qua/ chiến thắng nó.
Mối quan hệ bí ẩn giữa sự kiệt sức và tiêu thụ thức ăn có hại, lý do tại sao nhiều người ăn kiêng ăn nhiều khi bị stress, những người bắt đầu hút thuốc trở lại sau 1 cuộc khủng hoảng. Chìa khoá cho bí ẩn này có liên quan đến sự vật lộn giữa sự thôi thúc (hoặc cảm xúc) và lý trí (suy nghĩ). Đây không phải là 1 quan điểm mới, nhiều sách xuyên suốt lịch sử đã nói về những xung đột giữa sự khao khát, thèm muốn và lý trí.
Trong 1 nghiên cứu thú vị về sự căng thẳng giữa lý trí và khao khát, Baba Shiv (giá sư đại học Stanford) và Sasha Fedorikhin (giáo sư đại học Indiana) kiểm tra quan điểm cho rằng con người rơi vào cám dỗ thường xuyên hơn khi phần não chịu trách nhiệm cho suy nghĩ cân nhắc đang bận rộn. Để làm giảm khả năng suy nghĩ hiệu quả của những người tham gia, Baba và Sasha không tháo bỏ những phần não trong não họ (như các nhà nghiên cứu động vật đôi lúc làm) hoặc sử dụng những xung từ tính để làm gián đoạn suy nghĩ (dù có những máy có thể làm điều đó). Thay vào đó, họ quyết định bắt những người tham gia phải nỗ lực suy nghĩ bằng cách gây ra gánh nặng nhận thức (cognitive load).
Họ muốn biết liệu có quá nhiều thứ trong tâm trí 1 người sẽ làm người đó ít không gian nhận thức hơn để kháng cự cám dỗ và làm người đó có nhiều khả năng không chống nổi nó.
Họ phân những người tham gia thành 2 nhóm và yêu cầu những thành viên của 1 nhóm nhớ 1 số có 2 chữ số (như 35) và những thành viên của nhóm 2 nhớ 1 số có 7 chữ số (như 7581280). Những người tham gia được cho biết để có được phần thường cho việc tham gia nghiên cứu, họ sẽ phải lặp lại chính xác con số cho thực nghiệm viên khác đang đợi họ ở 1 phòng thứ 2 cuối hành lang. Và nếu họ không nhớ được con số thì sẽ không có phần thưởng.
Những người tham gia xếp hàng để tham gia vào thực nghiệm và được cho thấy hoặc 1 số có 2 chữ số hoặc số có 7 chữ số. Sau đó họ ra khỏi phòng thực nghiệm để đến phòng cuối hành lang. Nhưng trên đường đi, 1 xe đẩy chất đầy bánh socola và trái cây vô tình đi qua. 1 thực nghiệm viên khác nói họ trước khi họ đến phòng thứ 2, họ có thể có 1 trong 2 món ăn và họ phải quyết định ngay. Sau đó những người tham gia đi tiếp. Những người chỉ nhớ 1 con số 2 chữ số chọn trái cây thường xuyên hơn những người nhớ số có 7 chữ số.
Với sự căng thẳng tinh thần nhiều hơn, nhóm 7 chữ số ít có khả năng chế ngự được những khao khát bản năng của họ, nhiều người trong số họ kết thúc là chịu thua sự thèm muốn bánh sôcla ngay lập tức.
Thực nghiệm của Baba cho thấy, khi khả năng suy nghĩ lý trí của chúng ta bận rộn thì 'hệ thống thôi thúc' giành nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hành vi của chúng ta. Nhưng sự tác động lẫn nhau giữa khả năng để suy nghĩ lý trí của chúng ta và những thèm muốn của chúng ta trở nên phức tạp hơn khi chúng ta nghĩ về khái niệm "ego depletion" (suy yếu cái tôi) của Roy Baumeister.
Để hiểu 'suy yếu cái tôi' hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng giảm vài cân. 1 ngày ở nơi làm việc, bạn nhìn thấy bánh phomai vào buổi sáng nhưng bạn cố gắng để là người tốt, do đó bạn làm việc rất chăm để chống cự cám dỗ và chỉ uống cafe. Sau đó bạn thèm pizza cho bữa trưa nhưng bạn bắt bản thân ăn món salad. 1h sau bạn muốn về sớm 1 chút khi sếp đã về nhưng bạn dừng bản thân lại và nói "Không. Tôi buộc phải hoàn thành dự án này." Trong mỗi tình huống đó, bản năng hưởng lạc của bạn xúi giục bạn đến những sự thoả mãn, trong khi sức mạnh ý chí của bạn cố gắng kháng cự lại những thôi thúc đó.
Quan điểm cơ bản đằng sau 'suy yếu cái tôi' là kháng cự cám dỗ tốn nhiều năng lượng và nỗ lực. Hãy nghĩ sức mạnh ý chí của bạn như 1 cơ bắp. Khi chúng ta thấy đùi gà chiên hoặc bánh kem, phản ứng đầu tiên là 1 bản năng "tôi muốn!". Sau đó, khi chúng ta cố gắng chiến thắng sự thèm muốn đó, chúng ta tiêu tốn 1 chút năng lượng. Mỗi 1 quyết định chúng ta đưa ra để tránh cám dỗ tốn 1 số nỗ lực (giống như 1 lần nâng tạ) và chúng ta cạn kiệt sức mạnh ý chí bởi sử dụng liên tục (giống như nâng tạ liên tục). Điều này nghĩa là Sau 1 ngày dài nói "không" với quá nhiều cám dỗ, khả năng kháng cự đối với chúng biến mất, đến 1 mức độ là chúng ta kết thúc bằng 1 cái bánh phomai, khoai tây chiên hoặc (điền vào đây bất cứ thứ gì làm bạn chảy nước miếng).
1 ngày của chúng ta đầy ắp những quyết định cùng vô số những cám dỗ. 'Suy yếu cái tôi' giúp giải thích tại sao buổi tối đặc biệt là thời điểm những nỗ lực kiểm soát bản thân thất bại.
Bây giờ bạn đã biết về những ảnh hưởng của sự suy yếu cái tôi, vậy làm thế nào bạn có thể đương đầu tốt nhất với nhiều cám dỗ trong cuộc sống?
Sau đây là 1 cách tiếp cận của bạn tôi, Dan Silverman (nhà kinh tế, đại học Michigan). Khi đối mặt với cám dỗ, 1 người lý trí đôi lúc cũng nên chịu thua nó. Tại sao? Vì bằng cách đó, người lý trí có thể giữa cho bản thân anh í không trở nên quá suy yếu, vẫn giữ được sức mạnh cho bất kỳ cám dỗ nào trong tương lai.
Thực nghiệm về sự 'suy yếu cái tôi' cho rằng, chúng ta nên nhận ra chúng ta liên tục bị cám dỗ suốt ngày, và khả năng chống lại cám dỗ suy yếu theo thời gian.
Nếu bạn đang muốn giảm cân, bạn nên bỏ tất cả những món ăn gây cám dỗ ra khỏi tủ lạnh. Chúng ta làm điều này vì chúng ta biết rằng tiếp xúc với những cám dỗ đó suốt ngày (mỗi lần mở tủ lạnh) làm nó khó khăn hơn cho chúng ta kháng cự lại nó.
Và chúng ta cũng nên đương đầu với những tình huống đòi hỏi sự kiểm soát bản thân (ví dụ như 1 nhiệm vụ chán ngắt trong công việc ) vào buổi sáng trong ngày trước khi chúng ta quá suy yếu.
Chúng ta không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với tất cả những sự đe doạ đối với khả năng tự kiểm soát bản thân. Vậy chúng ta phải làm sao đây? 1 khi chúng ta khó quay mặt đi khi đối mặt với cám dỗ, 1 chiến lược tốt hơn là đi khỏi sự quyến rũ của cám dỗ trước khi chúng ta ở đủ gần với nó. Thực tế là, chúng ta dễ dàng hơn để tránh cám dỗ hơn là cố gắng vượt qua/ chiến thắng nó.