- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Ngày trước, tôi có quen một người bạn là sinh viên trường Cao đẳng sư phạm. Vừa bước vào năm thứ hai thì bố mẹ ly hôn...
Trong tự nhiên, thích nghi là những thường biến trong đời cá thể đảm bảo sự thích nghi thụ động của cơ thể trước môi trường sinh thái. Chẳng hạn như cây bèo tây, khi sống trôi nổi trên mặt nước thì cuống bèo tây phình to, xốp và mềm để chứa không khí giúp cây nổi trên mặt nước. Còn khi sống trên cạn thì cuống bèo tây nhỏ, dài không mềm như bèo tây sống trôi nổi nhằm giảm sức cản của gió giúp cây đứng vững trên cạn.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng rất cần có sự thích nghi. Từ bao đời nay ông cha ta vẫn thường có câu: “Nhập gia tùy tục” hay “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” là để nhắc nhở chúng ta đi đến đâu cũng phải tôn trọng và thực hiện theo những quy định, phong tục, nề nếp riêng của nơi ấy chẳng hạn như người con dâu khi về nhà chồng phải sống theo phong tục ở nhà chồng chứ không được sống như trước nữa. Nhưng đó chỉ là sự thích nghi mang tính thụ động. Còn sự thích nghi mang tính chủ động thì sao?
Ở khoa thận nhân tạo nơi tôi “công tác” có một anh bệnh nhân trước đây là sinh viên trường Cao đẳng Điện Lực. Học đến năm cuối thì anh phát hiện ra căn bệnh suy thận giai đoạn cuối và phải chạy thận nhân tạo. Cuối cùng anh đành phải nghỉ học, phần vì lý do sức khỏe, phần là do lịch chạy thận 3 lần/tuần khiến anh không thể theo học được. Nhưng không vì thế mà anh chấp nhận “đầu hàng” số phận, hàng ngày anh vẫn rong ruổi khắp bệnh viện để đánh giày, bán trà đá mưu sinh. Chẳng ai ngờ, một chàng sinh viên đã từng ấp ủ bao ước mơ hoài bão ngày nào lại đi làm những công việc tầm thường như thế. Khi được hỏi, anh vui vẻ trả lời: “Mình sống trong hoàn cảnh nào thì phải chấp nhận hoàn cảnh đó thôi, với lại công việc của anh bây giờ không đòi hỏi nhiều thời gian mà vẫn kiếm được tiền”.
Ngày trước, tôi có quen một người bạn là sinh viên trường Cao đẳng sư phạm. Vừa bước vào năm thứ hai thì bố mẹ ly hôn nên cuộc sống của cậu ấy vô cùng túng thiếu. Thiếu ăn, thiếu mặc thậm chí không có tiền để mua một chiếc áo mưa. Cuối cùng cậu ấy đành phải xin đi làm phụ hồ ở công trường xây dựng để kiếm chút tiền trang trải cho cuộc sống. Dần dần cậu ấy coi công trường như là nhà của mình, anh em ở công trường là người thân, còn gi.ường ngủ là những tấm cốt pha. Có lần cậu ấy tự tin nói rằng: “Bây giờ, vứt tớ ở đâu tớ cũng sống được!”
Vậy bí quyết nào giúp một anh sinh viên dễ dàng chấp nhận làm công việc của một anh thợ đánh giày mà không cảm thấy ngại ngùng? Và cậu bạn của tôi đã quen với chăn ấm đệm êm mà vẫn cảm thấy thoải mái khi nằm ngủ trên những tấm cốt pha? Bí quyết chính là sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Anh sinh viên nhận ra mình không đủ sức khỏe để học tập, nên chọn công việc phù hợp với quỹ thời gian và sức khỏe của mình hơn, còn cậu bạn của tôi biết rằng không thể dựa dẫm được gia đình nên phải chấp nhận cuộc sống khó khăn, túng thiếu và cố gắng vươn lên.
Như vậy có thể nói khả năng thích nghi là một phẩm chất tích cực của con người, là một giá trị của nhân cách giúp con người vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh của bản thân, của môi trường để không ngừng phát triển. Khả năng thích nghi không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của ý chí và nghị lực, kết quả của rèn luyện. Vì vậy việc rèn luyện ý chí và nghị lực, rènluyện khả năng thích nghi là vô cùng quan trọng đốivới mỗi con người. Điều đó góp phần vào sự phát triển bền vững của cá nhân và xã hội.Khả năng thích nghi có quan hệ chặt chẽ với tính linh hoạt và sáng tạo, điều đó làm cho khả năng thích nghi mang tính tích cực (trái với thích nghi thụ động) để hướng tới sự phát triển bền vững.
Trong tự nhiên, thích nghi là những thường biến trong đời cá thể đảm bảo sự thích nghi thụ động của cơ thể trước môi trường sinh thái. Chẳng hạn như cây bèo tây, khi sống trôi nổi trên mặt nước thì cuống bèo tây phình to, xốp và mềm để chứa không khí giúp cây nổi trên mặt nước. Còn khi sống trên cạn thì cuống bèo tây nhỏ, dài không mềm như bèo tây sống trôi nổi nhằm giảm sức cản của gió giúp cây đứng vững trên cạn.
Trong cuộc sống của chúng ta cũng rất cần có sự thích nghi. Từ bao đời nay ông cha ta vẫn thường có câu: “Nhập gia tùy tục” hay “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” là để nhắc nhở chúng ta đi đến đâu cũng phải tôn trọng và thực hiện theo những quy định, phong tục, nề nếp riêng của nơi ấy chẳng hạn như người con dâu khi về nhà chồng phải sống theo phong tục ở nhà chồng chứ không được sống như trước nữa. Nhưng đó chỉ là sự thích nghi mang tính thụ động. Còn sự thích nghi mang tính chủ động thì sao?
Ở khoa thận nhân tạo nơi tôi “công tác” có một anh bệnh nhân trước đây là sinh viên trường Cao đẳng Điện Lực. Học đến năm cuối thì anh phát hiện ra căn bệnh suy thận giai đoạn cuối và phải chạy thận nhân tạo. Cuối cùng anh đành phải nghỉ học, phần vì lý do sức khỏe, phần là do lịch chạy thận 3 lần/tuần khiến anh không thể theo học được. Nhưng không vì thế mà anh chấp nhận “đầu hàng” số phận, hàng ngày anh vẫn rong ruổi khắp bệnh viện để đánh giày, bán trà đá mưu sinh. Chẳng ai ngờ, một chàng sinh viên đã từng ấp ủ bao ước mơ hoài bão ngày nào lại đi làm những công việc tầm thường như thế. Khi được hỏi, anh vui vẻ trả lời: “Mình sống trong hoàn cảnh nào thì phải chấp nhận hoàn cảnh đó thôi, với lại công việc của anh bây giờ không đòi hỏi nhiều thời gian mà vẫn kiếm được tiền”.
Ngày trước, tôi có quen một người bạn là sinh viên trường Cao đẳng sư phạm. Vừa bước vào năm thứ hai thì bố mẹ ly hôn nên cuộc sống của cậu ấy vô cùng túng thiếu. Thiếu ăn, thiếu mặc thậm chí không có tiền để mua một chiếc áo mưa. Cuối cùng cậu ấy đành phải xin đi làm phụ hồ ở công trường xây dựng để kiếm chút tiền trang trải cho cuộc sống. Dần dần cậu ấy coi công trường như là nhà của mình, anh em ở công trường là người thân, còn gi.ường ngủ là những tấm cốt pha. Có lần cậu ấy tự tin nói rằng: “Bây giờ, vứt tớ ở đâu tớ cũng sống được!”
Vậy bí quyết nào giúp một anh sinh viên dễ dàng chấp nhận làm công việc của một anh thợ đánh giày mà không cảm thấy ngại ngùng? Và cậu bạn của tôi đã quen với chăn ấm đệm êm mà vẫn cảm thấy thoải mái khi nằm ngủ trên những tấm cốt pha? Bí quyết chính là sự thích nghi với hoàn cảnh sống. Anh sinh viên nhận ra mình không đủ sức khỏe để học tập, nên chọn công việc phù hợp với quỹ thời gian và sức khỏe của mình hơn, còn cậu bạn của tôi biết rằng không thể dựa dẫm được gia đình nên phải chấp nhận cuộc sống khó khăn, túng thiếu và cố gắng vươn lên.
Như vậy có thể nói khả năng thích nghi là một phẩm chất tích cực của con người, là một giá trị của nhân cách giúp con người vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh của bản thân, của môi trường để không ngừng phát triển. Khả năng thích nghi không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của ý chí và nghị lực, kết quả của rèn luyện. Vì vậy việc rèn luyện ý chí và nghị lực, rènluyện khả năng thích nghi là vô cùng quan trọng đốivới mỗi con người. Điều đó góp phần vào sự phát triển bền vững của cá nhân và xã hội.Khả năng thích nghi có quan hệ chặt chẽ với tính linh hoạt và sáng tạo, điều đó làm cho khả năng thích nghi mang tính tích cực (trái với thích nghi thụ động) để hướng tới sự phát triển bền vững.
Theo Mực Tím