Sức chịu tải của cọc bê tông

binhdau

Thành viên
Tham gia
25/12/2017
Bài viết
0
Sức chịu tải của cọc là sức chịu tải nhỏ nhất theo đất nền (P đất nền) và theo vật liệu (P vật liệu). Sức chịu tải theo đất nền là khả năng chịu tải của sức kháng thành cộng với sức kháng mũi cọc. Sức chịu tải theo vật liệu là khả năng chịu tải của vật liệu làm cọc trong quá trình chịu lực và thi công, có xét tới các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cọc (trong quá trình thi công) và sự tương tác của nền đất xung quanh cọc (làm tăng khả năng ổn định của cọc).

Sức kháng đỡ của cọc có thể được ước tính bằng cách dùng các phương pháp phân tích hay phương pháp thí nghiệm hiện trường. Trong tính toán, đất nền được chia làm 2 nhóm chính là đất dính (các loại đất sét) và đất rời(các loại đất cát, bùn không dẻo).

news_1248960845.san-coc3-46kb-500x375.jpg


Chú ý: cần xét tới ma sát âm (nếu có) khi tính toán sức chịu tải cọc.

Quan hệ giữa Pvl và Pđn

Trong các tài liệu nền móng thường nói rằng cần chọn Pđn ≈ Pvl thi càng tiết kiệm với điều kiện là Pđn ≤ Pvl

Tuy nhiên khi thiết kế cọc đóng hoặc cọc ép thì sức chịu tải của cọc Pvl tính ra luôn phải lớn hơn rất nhiều sức chịu tải của đất nền Pđn vì các lí do sau :

Để cọc không bị phá hoại khi bị máy đóng hoặc ép tác dụng vào nó.

Để cọc đủ cứng để thắng lại ma sát đất nền thì cọc mới đóng xuống đựơc.

Chịu tải trọng công trình truyền xuống

Ví dụ:

  • Khi thi công ép cọc phải thỏa mãn điều kiện lực Pépmin và Pépmax
  • Pépmin=(1.5-2)Pthiết kế; Pépmax=(2-3)Pthiết kế
  • Pthiết kế: tải trọng thiết kế dự kiến tác dụng lên cọc
  • Pépmax không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc (Pvl)
  • Do đó Pthiết kế nhỏ hơn rất nhiều so với Pvl(thường từ 2-3 lần)
Nguồn: https://nenmongdangkim.com/
 
×
Quay lại
Top