- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.441
Đồi thông hai mộ vốn là một địa điểm khiến nhiều người Đà Lạt lẫn du khách e dè mỗi khi có ý định ghé thăm vì những lời đồn ma mị bủa vây khu vực này. Tuy nhiên đằng sau nó lại là một câu chuyện tình có thật.
Đồi thông hai mộ từ lâu đã gắn với nhiều giai thoại kỳ bí.
Theo đó, chuyện xảy ra vào năm 1956, cậu sinh viên Vũ Minh Tâm (Vĩnh Long) học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân Đà Lạt). Anh đem lòng thương một thiếu nữ người địa phương, tên là Lê Thị Thảo, giáo viên dạy Văn trường Bùi Thị Xuân.
Mỗi ngày từ bãi tập về, Tâm thường ghé qua một ngôi nhà cạnh hồ Than Thở và đặt một lá thư tình dưới mái nhà tranh. Chiều đi dạy về, cô Thảo cũng đến ngôi nhà bên hồ để đọc thư chàng gửi, và để gửi lại một lá thư cho chàng. Thời gian trôi qua, tình cảm của cả hai càng thêm thắm thiết. Tâm và Thảo đã ước hẹn nên duyên vợ chồng, chờ ngày anh ra trường sẽ làm lễ cưới:
Thế nhưng vì hoàn cảnh của Thảo khá khó khăn, cô vốn là trẻ mồ côi được các Sơ nhà thờ nuôi dạy từ nhỏ, còn Tâm lại là con trai độc nhất của một gia đình điền chủ giàu có ở Vĩnh Long. Chính vì sự không môn đăng hộ đối, nên khi gia đình anh Tâm biết được chuyện của hai người liền ra sức ngăn cấm.
Ngày anh Tâm tốt nghiệp, gia đình bắt anh phải về quê cưới một người con gái giàu sang mà họ đã chọn sẵn. Vì giữ tròn chữ hiếu, anh Tâm đành rời xa cô Thảo. Khi biết tin anh Tâm đã có gia đình, cô Thảo như rơi vào tuyệt vọng. Và rồi một buổi chiều tháng 3/1956, cô đã gieo mình xuống hồ Than Thở để kết thúc cuộc đời. Trước khi tự tử cô Thảo đã xé tà áo dài trắng viết lên 2 câu thơ để lại trên bờ hồ:
Đồng thời cô cũng để lại một bức thư nhờ người đời nếu ai vớt được xác của cô thì hãy chôn ở đồi thông bên cạnh hồ Than Thở - nơi ngày xưa hai người từng hẹn hò, để cô được ở cạnh những ký ức của mình".
Vài tháng sau đó anh Tâm quay trở lại Đà lạt thì hay tin người mình yêu đã chết. Chàng trai ra mộ nàng gần hồ Than Thở, than khóc một hồi lâu rồi quyết định viết đơn nhập ngũ ra chiến trường. Trong một lần lâm trận, anh đã bị thương rất nặng không thể cứu chữa được. Trước khi mất anh nhờ bạn bè đưa hài cốt về Đà Lạt chôn cạnh mộ của cô Thảo và làm cho hai người một tấm bia chung, viết lên đó những dòng thơ trong cuốn nhật ký của anh, để trọn tình nghĩa với người anh yêu.
Trong cuốn nhật ký, anh Tâm viết về mối tình của mình như sau:
"Nước biếc non xanh dù biến đổi
Mối tình chung thủy Thảo trong Tâm
Chiều chưa xuống mà nắng vàng vội tắt
Đêm chưa về mà cỏ đã đầm sương
Cả núi rừng ngấn lệ tiếc thương.
Cho mối tình ngang trái của đôi uyên ương không thành..."
Ít lâu sau, người vợ của anh Tâm lên Đà Lạt thấy hai ngôi mộ liền kề nhau đã đem lòng ghen tức. Cô để cho hai người nằm cạnh nhau được 3 năm. Mãn tang, cô liền di dời mộ anh về Vĩnh Long để chôn cất, đồi thông hai mộ lúc đó chỉ còn lại một ngôi mộ của cô Thảo.
Mãi về sau, năm 1997, thành phố Đà Lạt cho tôn tạo lại khu vực hồ Than Thở và đồi thông hai mộ nên đã tiến hành sửa sang lại ngôi mộ cho cô giáo Lê Thị Thảo, đồng thời xây một ngôi một gió kế bên đề tên Vũ Minh Tâm để hoàn thành di nguyện cuối cùng của hai người.
Đồi thông hai mộ từ lâu đã gắn với nhiều giai thoại kỳ bí.
Theo đó, chuyện xảy ra vào năm 1956, cậu sinh viên Vũ Minh Tâm (Vĩnh Long) học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân Đà Lạt). Anh đem lòng thương một thiếu nữ người địa phương, tên là Lê Thị Thảo, giáo viên dạy Văn trường Bùi Thị Xuân.
Mỗi ngày từ bãi tập về, Tâm thường ghé qua một ngôi nhà cạnh hồ Than Thở và đặt một lá thư tình dưới mái nhà tranh. Chiều đi dạy về, cô Thảo cũng đến ngôi nhà bên hồ để đọc thư chàng gửi, và để gửi lại một lá thư cho chàng. Thời gian trôi qua, tình cảm của cả hai càng thêm thắm thiết. Tâm và Thảo đã ước hẹn nên duyên vợ chồng, chờ ngày anh ra trường sẽ làm lễ cưới:
"Dù cho vật đổi sao dời
Thảo Tâm cũng nguyện trọn đời bên nhau."
Thảo Tâm cũng nguyện trọn đời bên nhau."
Thế nhưng vì hoàn cảnh của Thảo khá khó khăn, cô vốn là trẻ mồ côi được các Sơ nhà thờ nuôi dạy từ nhỏ, còn Tâm lại là con trai độc nhất của một gia đình điền chủ giàu có ở Vĩnh Long. Chính vì sự không môn đăng hộ đối, nên khi gia đình anh Tâm biết được chuyện của hai người liền ra sức ngăn cấm.
Ngày anh Tâm tốt nghiệp, gia đình bắt anh phải về quê cưới một người con gái giàu sang mà họ đã chọn sẵn. Vì giữ tròn chữ hiếu, anh Tâm đành rời xa cô Thảo. Khi biết tin anh Tâm đã có gia đình, cô Thảo như rơi vào tuyệt vọng. Và rồi một buổi chiều tháng 3/1956, cô đã gieo mình xuống hồ Than Thở để kết thúc cuộc đời. Trước khi tự tử cô Thảo đã xé tà áo dài trắng viết lên 2 câu thơ để lại trên bờ hồ:
"Tà áo trắng nay tình ta đã hết
Chút tình này xin trả lại cho nhau"
Chút tình này xin trả lại cho nhau"
Đồng thời cô cũng để lại một bức thư nhờ người đời nếu ai vớt được xác của cô thì hãy chôn ở đồi thông bên cạnh hồ Than Thở - nơi ngày xưa hai người từng hẹn hò, để cô được ở cạnh những ký ức của mình".
Vài tháng sau đó anh Tâm quay trở lại Đà lạt thì hay tin người mình yêu đã chết. Chàng trai ra mộ nàng gần hồ Than Thở, than khóc một hồi lâu rồi quyết định viết đơn nhập ngũ ra chiến trường. Trong một lần lâm trận, anh đã bị thương rất nặng không thể cứu chữa được. Trước khi mất anh nhờ bạn bè đưa hài cốt về Đà Lạt chôn cạnh mộ của cô Thảo và làm cho hai người một tấm bia chung, viết lên đó những dòng thơ trong cuốn nhật ký của anh, để trọn tình nghĩa với người anh yêu.
Trong cuốn nhật ký, anh Tâm viết về mối tình của mình như sau:
"Nước biếc non xanh dù biến đổi
Mối tình chung thủy Thảo trong Tâm
Chiều chưa xuống mà nắng vàng vội tắt
Đêm chưa về mà cỏ đã đầm sương
Cả núi rừng ngấn lệ tiếc thương.
Cho mối tình ngang trái của đôi uyên ương không thành..."
Ít lâu sau, người vợ của anh Tâm lên Đà Lạt thấy hai ngôi mộ liền kề nhau đã đem lòng ghen tức. Cô để cho hai người nằm cạnh nhau được 3 năm. Mãn tang, cô liền di dời mộ anh về Vĩnh Long để chôn cất, đồi thông hai mộ lúc đó chỉ còn lại một ngôi mộ của cô Thảo.
Mãi về sau, năm 1997, thành phố Đà Lạt cho tôn tạo lại khu vực hồ Than Thở và đồi thông hai mộ nên đã tiến hành sửa sang lại ngôi mộ cho cô giáo Lê Thị Thảo, đồng thời xây một ngôi một gió kế bên đề tên Vũ Minh Tâm để hoàn thành di nguyện cuối cùng của hai người.
Theo Trí Thức Trẻ
Hiệu chỉnh: