- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
Theo một thông báo của Fonterra, thì một lượng nhỏ đạm whey sử dụng trong quá trình sản xuất 10 lô sữa Similac có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium gây độc thần kinh, liệt cơ.
Mấy ngày gần đây, thông tin sữa Similac của Abbott bị nghi nhiễm khuẩn đã khiến không ít các bậc phụ huynh phải lo lắng. Đặc biệt, những bậc cha mẹ đang chọn sản phẩm sữa này cho con uống hàng ngày càng vô cùng lo ngại về tác hại của sữa gây ra với con em mình.
Một câu hỏi được hầu hết những người tiêu dùng đặt ra là: Vậy các sản phẩm sữa của công ty này bị nhiễm khuẩn gì và gây hại ra sao?
Thu hồi 10 lô sữa Similac của Abbott bị nghi nhiễm khuẩn
Hôm qua, ngày 4/8/2013, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand thông báo chính thức về các sản phẩm Karicare do Cty Nutricia - New Zealand sản xuất có sử dụng whey protein concentrate trên có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum. Những sản phẩm đó bao gồm: Karicare Formula số 1 (cho trẻ 0-6 tháng tuổi) với số lô 3169 và 3170; hạn sử dụng 17/6/2016 và 18/6/2016. Karicare Gold+ Follow on Formula số 2 (cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi) với số lô D3183; hạn sử dụng 31/12/2014.
Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu dừng ngay việc lưu thông và tiến hành thu hồi các sản phẩm có liên quan trên thị trường bao gồm các lô Similac GainPlus Eye-Q nói trên.
Cũng sáng 4/8, công ty sữa Abbott Nutrition Việt Nam phát đi thông báo đề nghị khách hàng đổi hoặc hoàn trả sữa Similac GainPlus EyeQ mới số 3 dành cho trẻ 1-3 tuổi loại hộp 400g và 900g, thuộc 10 lô sản xuất ở NewZealand.
10 lô sữa thu hồi gồm các ký hiệu 2564G54114, 2564G54115, 2564G54116, 2564G54117, 2564G54118, 2565G54118, 2565G54119, 2566G54119, 2567G54119, 2567G54120, đều được sản xuất bởi Fonterra, đối tác của Abbott tại NewZealand.
Theo một thông báo của Fonterra, thì một lượng nhỏ đạm whey sử dụng trong quá trình sản xuất 10 lô sữa Similac có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium gây độcthần kinh, liệt cơ.
Sự nguy hiểm của vi khuẩn Clostridium Botulinum
Clostridium Botulinum là vi khuẩn kị khí, sinh bào tử hình oval và thường gặp trong đất. Nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum có thể gây liệt cơ. Clostridium Botulinum có khả năng sinh độc tố trong thức ăn, vết thương gây ra bệnh độc thịt.
Clostridium Botulinum có khả năng sinh nhiều loại độc tố nhưng quan trọng nhất là độc tố thần kinh. Có 7 loại độc tố thần kinh kí hiệu từ A đến G, trong đó những độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người còn những độc tố loại C, D chỉ gây bệnh trên động vật. Độc tố A được coi là độc nhất. Nó độc gấp 7 lần so với độc tố gây uốn ván, gây chết người với một lượng rất nhỏ.
Clostridium Botulinum phân bố khắp nơi trong đất. đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong các loại rau quả, kể cả mật ong cũng có thể chứa loại khuẩn này. Chúng cũng có trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi có cả trong ruột người. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt chúng có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thịt cá ướp muối, ướp lạnh, hun khói, đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng, phomat...
Clostridium Botulinum có khả năng sinh độc tố botulin cực độc trong điều kiện nhiệt độ 30-37 độ C. Botulin là loại độc tố thần kinh, có thể gây tê liệt các bó cơ thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong đối với con người và nhiều động vật.
Các triệu chứng ban đầu của tình trạng nhiễm độc xảy ra từ 8 giờ đến 8 ngày, thông thường là 12-48 giờ sau khi ăn phải các thực phẩm chứa độc tố. Các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn độc này bao gồm: ói mửa, táo bón, bí tiểu, hoa mắt, khó nuốt, khô miệng, khó khăn trong việc nói... Người bệnh vẫn có thể tỉnh táo cho tới khi có dấu hiệu suy hô hấp, suy tim dẫn tới tử vong.
Để phòng tránh nhiễm khuẩn này, người tiêu dùng cần nấu chín kĩ thực phẩm trước khi ăn, đặc biệt là các thực phẩm như thịt, cá ăn liền, không nên nếm các loại thịt có mùi ôi, các loại đồ hộp bị phồng, tránh những thực phẩm dù đã được nấu chính nhưng không bảo quản tốt...
Khi xử dụng các thực phẩm xông khỏi, cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn như giữ thực phẩm sạch, quá trình xông khói hoặc bao gói phải đảm bảo tiêu chuẩn.
Nếu không may bị nhiễm khuẩn, người bệnh phải được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Các bác sĩ có thể sẽ làm sạch hệ tiêu hóa bằng cách gây ói mửa và cho thuốc để tăng số lần đi tiêu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng độc để làm giảm nguy cơ biến chứng.
Mấy ngày gần đây, thông tin sữa Similac của Abbott bị nghi nhiễm khuẩn đã khiến không ít các bậc phụ huynh phải lo lắng. Đặc biệt, những bậc cha mẹ đang chọn sản phẩm sữa này cho con uống hàng ngày càng vô cùng lo ngại về tác hại của sữa gây ra với con em mình.
Một câu hỏi được hầu hết những người tiêu dùng đặt ra là: Vậy các sản phẩm sữa của công ty này bị nhiễm khuẩn gì và gây hại ra sao?
Thu hồi 10 lô sữa Similac của Abbott bị nghi nhiễm khuẩn
Hôm qua, ngày 4/8/2013, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand thông báo chính thức về các sản phẩm Karicare do Cty Nutricia - New Zealand sản xuất có sử dụng whey protein concentrate trên có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum. Những sản phẩm đó bao gồm: Karicare Formula số 1 (cho trẻ 0-6 tháng tuổi) với số lô 3169 và 3170; hạn sử dụng 17/6/2016 và 18/6/2016. Karicare Gold+ Follow on Formula số 2 (cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi) với số lô D3183; hạn sử dụng 31/12/2014.
Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu dừng ngay việc lưu thông và tiến hành thu hồi các sản phẩm có liên quan trên thị trường bao gồm các lô Similac GainPlus Eye-Q nói trên.
Cũng sáng 4/8, công ty sữa Abbott Nutrition Việt Nam phát đi thông báo đề nghị khách hàng đổi hoặc hoàn trả sữa Similac GainPlus EyeQ mới số 3 dành cho trẻ 1-3 tuổi loại hộp 400g và 900g, thuộc 10 lô sản xuất ở NewZealand.
10 lô sữa thu hồi gồm các ký hiệu 2564G54114, 2564G54115, 2564G54116, 2564G54117, 2564G54118, 2565G54118, 2565G54119, 2566G54119, 2567G54119, 2567G54120, đều được sản xuất bởi Fonterra, đối tác của Abbott tại NewZealand.
Theo một thông báo của Fonterra, thì một lượng nhỏ đạm whey sử dụng trong quá trình sản xuất 10 lô sữa Similac có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium gây độcthần kinh, liệt cơ.
Clostridium Botulinum là vi khuẩn kị khí, sinh bào tử hình oval và thường gặp trong đất. Nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum có thể gây liệt cơ. Clostridium Botulinum có khả năng sinh độc tố trong thức ăn, vết thương gây ra bệnh độc thịt.
Clostridium Botulinum có khả năng sinh nhiều loại độc tố nhưng quan trọng nhất là độc tố thần kinh. Có 7 loại độc tố thần kinh kí hiệu từ A đến G, trong đó những độc tố loại A, B, E, F gây bệnh ở người còn những độc tố loại C, D chỉ gây bệnh trên động vật. Độc tố A được coi là độc nhất. Nó độc gấp 7 lần so với độc tố gây uốn ván, gây chết người với một lượng rất nhỏ.
Clostridium Botulinum phân bố khắp nơi trong đất. đặc biệt những nơi như đất vườn, nghĩa trang, nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong các loại rau quả, kể cả mật ong cũng có thể chứa loại khuẩn này. Chúng cũng có trong ruột của các động vật nuôi trong nhà, ruột cá, đôi có cả trong ruột người. Do vi khuẩn này có nhiều trong tự nhiên nên rất dễ nhiễm vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt chúng có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thịt cá ướp muối, ướp lạnh, hun khói, đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng, phomat...
Clostridium Botulinum có khả năng sinh độc tố botulin cực độc trong điều kiện nhiệt độ 30-37 độ C. Botulin là loại độc tố thần kinh, có thể gây tê liệt các bó cơ thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong đối với con người và nhiều động vật.
Các triệu chứng ban đầu của tình trạng nhiễm độc xảy ra từ 8 giờ đến 8 ngày, thông thường là 12-48 giờ sau khi ăn phải các thực phẩm chứa độc tố. Các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn độc này bao gồm: ói mửa, táo bón, bí tiểu, hoa mắt, khó nuốt, khô miệng, khó khăn trong việc nói... Người bệnh vẫn có thể tỉnh táo cho tới khi có dấu hiệu suy hô hấp, suy tim dẫn tới tử vong.
Để phòng tránh nhiễm khuẩn này, người tiêu dùng cần nấu chín kĩ thực phẩm trước khi ăn, đặc biệt là các thực phẩm như thịt, cá ăn liền, không nên nếm các loại thịt có mùi ôi, các loại đồ hộp bị phồng, tránh những thực phẩm dù đã được nấu chính nhưng không bảo quản tốt...
Khi xử dụng các thực phẩm xông khỏi, cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo an toàn như giữ thực phẩm sạch, quá trình xông khói hoặc bao gói phải đảm bảo tiêu chuẩn.
Nếu không may bị nhiễm khuẩn, người bệnh phải được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Các bác sĩ có thể sẽ làm sạch hệ tiêu hóa bằng cách gây ói mửa và cho thuốc để tăng số lần đi tiêu. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng độc để làm giảm nguy cơ biến chứng.
Theo Afamily
Hiệu chỉnh bởi quản lý: