Sự khác nhau giữa tiếng anh giao tiếp và tiếng anh học thuật

chautuanpro

Thành viên
Tham gia
20/5/2015
Bài viết
7
Bên cạnh tiếng Anh học thuật (Academic English) phục vụ cho công việc nghiên cứu và học tập của mỗi người, thì nhu cầu tiếng anh giao tiếp để trao đổi thông tin cơ bản nhất giữa con người và con người cũng là một vấn đề quan trọng không kém. Giao tiếp được bằng ngôn ngữ mà mọi người xung quanh đều sử dụng, sẽ giúp chúng ta dễ dàng và nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới đồng thời thiết lập mối quan hệ với những con người mới hơn. Nếu bạn là nhân viên làm việc cho một doanh nghiệp nước ngoài. Tất nhiên, bạn không thể chỉ mỗi ngày đến công sở chỉ có ngồi một chỗ để đọc tài liệu rồi lại viết báo cáo. Bạn cần phải nói chuyện với đồng nghiệp của mình, đối thoại với cấp trên, bắt đầu từ những câu xã giao lịch sự căn bản nhất như chào hỏi mỗi buổi sáng “Good morning”, “How’s thing going?”…như thế thì (may ra) bạn mới chỗ đứng trong công ty, hay có cơ hội thăng tiến trong môi trường quốc tế. Hay khi bạn là một du học sinh, bước chân ra nước ngoài cùng hoài bão ước mơ được học tập ở ngôi trường đại học tầm vóc thế giới. Nhưng trước khi bạn bước chân vào giảng đường và nghe các giáo sư giảng giải các bài nghiên cứu học thuật, bạn phải gặp người này người nọ, nói chuyện với họ để sắp xếp ổn thỏa mọi chuyện từ việc di chuyển từ sân bay về đến kí túc, hay việc đảm bảo ăn ở, đi lại và kết bạn bè… Và lúc đó, một ngàn các từ chuyên môn khoa học, cũng chẳng hiệu quả bằng vài ba câu giao tiếp phổ thông như “Excuse me, can you show me the way to…?” hay như “Thanks for …”

Bởi vì sự khác nhau giữa tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật rất lớn, và chỉ cần một chút hiểu sai lệch ý của người nói, chúng ta đã có thể bị đánh giá trình độ kém. Không phải vì chúng ta nói tiếng Anh dở tệ, mà đó là vì chúng ta không biết. Vốn liếng tiếng Anh dù có đạt đến Toeic 750 hay là Ielts 6.5 thì ấn tượng đầu tiên của người đối diện với khả năng ngoại ngữ của chúng ta vẫn là qua những câu giao tiếp cơ bản. Nó không những thể hiện khả năng nói chuyện trôi chảy của chúng ta mà còn cả sự am hiểu về văn hóa và ngôn ngữ học. Do đó, nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp hay là từ các văn phòng tuyển sinh của trường đại học, trước hết sẽ phỏng vấn các ứng cử viên qua các hỏi bằng tiếng Anh, mà dạo đầu chính là những câu hỏi thăm tình hình đơn giản. Hay thậm chí, như việc phỏng vấn xin visa dù chỉ là đi du lịch, bạn cũng cần phải đối đáp bằng tiếng Anh với phía Đại Sứ Quán. Vậy sẽ như thế nào nếu nhà tuyển dụng vừa gặp bạn và bắt tay chào hỏi – “How do you do!” – còn bạn lại hào sảng đáp lại – “I’m doing well. And you?”. Một nhầm lẫn tai hại. Và lúc đó, mấy cái chứng chỉ ngoại ngữ của bạn sẽ là hoàn toàn vô nghĩa nếu như các bạn KHÔNG thể giao tiếp thuần thục bằng Tiếng Anh.
 
×
Quay lại
Top Bottom