Sự khác biệt về văn hóa giữa Thái Lan và Việt Nam

thanhthuy

Banned
Tham gia
15/5/2023
Bài viết
0
Mặc dù cả hai nước Thái Lan và Việt Nam đều thuộc Đông Nam Á, thế nhưng bên cạnh những điểm chung về phong cảnh đất nước, vẻ đẹp trang phục và con người, thời tiết, khí hậu và tài nguyên thì đi kèm với đó là những văn hóa riêng biệt từng đất nước thu hút du khách ghé thăm mỗi năm. Liệu bạn đã biết được sự khác biệt đó chưa? Cùng Air Go khám phá những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa của người Thái Lan và Việt Nam trong bài biết dưới đây ngay nhé.!

1. Điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực giữa Thái Lan và Việt Nam​

Cả Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có nền ẩm thực phong phú và đa dạng, thuộc khu vực Đông Nam Á có thời tiết, khí hậu và tài nguyên, điều kiện tự nhiên giống nhau chính vì thế khá giống nhau về các nguyên liệu, trái cây, lương thực và thực phẩm.

Các món ăn được chế biến và khẩu vị khác biệt nhau nhưng đa số nguyên liệu chế biến có thể tương đồng nhau đến 90% như: gạo nếp, gạo tẻ, thịt heo, bò, gà hay hải sản tươi sống, gia vị tương đồng, vị chua của chanh, ngọt của đường, đắng tiêu, đậm đà của mắm và muối, trái cây cùng thuộc khí hậu nhiệt đới nên nhìn chung người Việt khá yêu thích đồ ăn Thái Lan và ngược lại.

Điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực giữa Thái Lan và Việt Nam
Điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực giữa Thái Lan và Việt Nam
Ẩm thực ở cả 2 nước đều mang tính chất rõ rệt khác biệt của các vùng miền, mỗi miền của mỗi nước là một hương vị đặc trưng. Việt Nam mang âm hưởng văn hoá ẩm thực của 3 miền Bắc – Trung – Nam còn ở Thái Lan mang văn hoá của 4 vùng miền: miền Bắc, Đông Bắc, miền Nam và miền Trung. Qua các món ăn như: mì trộn Việt Nam – Pad Thai, bánh mì, súp cua, xôi,… là những món ăn thể hiện sự tương đồng trong nguyên liệu của hai màu ẩm thực Việt và Thái Lan.

Mỗi nước có một văn hoá khác nhau nên ẩm thực có một nét văn hoá riêng biệt, nên để nói nước nào hấp dẫn hơn thì chắc hẳn không một ai có thể đong đo cân đếm một cách chính xác được.

2. Sự khác nhau giữa nền ẩm thực Việt Nam và Thái Lan​

Bên cạnh những tương đồng với nhau trong ẩm thực về nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có văn hoá và phong tục tập quán khác nhau vì thế ẩm thực của mỗi nước cũng có nét đặc trưng riêng về cách chế biến, bày trí và thưởng thức cũng đều khác nhau.

2.1 Phong cách dùng bữa khác biệt trong mỗi bữa ăn​

Nếu ở Việt Nam mọi người chỉ sử dụng đũa là dụng cụ ăn uống chính và các loại thìa là phụ thêm thì ở Thái Lan lại ngược lại đũa chỉ được sử dụng cho các món mì và muỗng là dụng cụ chính trong bữa ăn. Người Thái thường sử dụng muỗng và nĩa bằng tay trái và chỉ những món không ăn cùng cơm thì mới được dùng nĩa như chẳng hạn các món ăn tráng miệng như trái cây, bánh ngọt,…

Ngoài ra, người Thái Lan còn ăn bốc bằng tay vào các dịp lễ truyền thống, đây cũng được xem là một nét văn hóa thú vị được du khách tò mò.

2.2 Gia vị khác nhau của hai đất nước​

Khác biệt rõ rệt nhất thì chắc phải kể đến gia vị cho vào từng món, gia vị làm thay đổi vị mùi vị đặc trưng. Mỗi nước có cách kết hợp khẩu vị khác nhau sẽ cho ra mùi vị đặc trưng của từng món khác nhau.

Ẩm thực Thái Lan nổi tiếng với sự kết hợp của 4 vị cơ bản:
  • ngọt (ngọt đường hoặc trái cây)​
  • cay ớt​
  • chua chanh hoặc chua me​
  • mặn (từ nước mắm, nước tương)​
Hầu hết các món ăn Thái cố gắng kết hợp hầu hết, hoặc là tất cả các vị trên. Các món ăn Thái, để cho đủ vị, còn được gia thêm thảo mộc, gia vị và trái cây, gồm có: ớt sừng, riềng, tỏi, lá chanh Kafirr, húng Thái, chanh ta, sả, ngò rí, tiêu, nghệ và hành tím.

Ẩm thực Thái Lan gây được ấn tượng nhờ sự đa dạng về gia vị đặc biệt từ các loại thảo dược
Ẩm thực Thái Lan gây được ấn tượng nhờ sự đa dạng về gia vị đặc biệt từ các loại thảo dược
Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo kết hợp hài hoà trong từng món ăn. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc nhiệt đới nói trên nên hương vị ẩm thực Việt Nam được đánh giá là đậm đà, dễ thưởng thức cho cả bữa chính lẫn bữa phụ.

2.3 Lương thực chủ đạo​

Là một nước công nghiệp, Việt Nam có truyền thống dùng cơm gạo tẻ trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Thường mâm cơm của người Việt sẽ gồm: cơm trắng, thức ăn mặn (thịt kho, cá kho,…), đồ xào, cành và món tráng miệng là một khẩu phần lý tưởng cho cả gia đình, những món ăn nhẹ như: súp, mì,… có thể dụng cho các bữa phụ khác.

Ngược lại, Thái Lan lại lựa chọn nếp làm lương thực chính, dùng xôi thay thế cơm tẻ để ăn kèm với các món ăn đặc trưng của người Thái. Dễ thấy người Thái còn sử dụng cả gạo nếp làm xôi trong cả món ăn tráng miệng như: xôi xiêm (xôi sầu riêng), chè xôi xoài,… Ngoài ra, các món như mì, bánh mì cà ri,.. cũng là một trong những món mà người Thái lựa chọn là món chính trong ngày.

3. Các nét văn hóa khác giữa Thái Lan và Việt Nam​

3.1 Cách chào hỏi​

Người Thái Lan thường chắp tay và cúi chào mọi người. Hành động này giống với việc cầu nguyện nhưng tuỳ từng cử chỉ, họ sẽ thể hiện sự tôn trọng từng nhóm đối tượng cụ thể.

Người Thái thường chắp tay khi chào
Người Thái thường chắp tay khi chào
Có ba cách thể hiện lời chào của người Thái. Khi gặp đồng nghiệp, bạn bè, họ thường chắp tay, ngón tay cái chạm vào cằm. Khi gặp người lớn tuổi, ngón tay cái chạm vào mũi. Và ngón tay cái chạm vào trán thể hiện sự kính trọng cao nhất, chẳng hạn dành cho nhà vua.

Cách chào hỏi của người Việt
Cách chào hỏi của người Việt
Mặc khác, trong cách chào hỏi của người Việt khi gặp nhau, người Việt có thói quen chào nhau: Thưa bác, Thưa ông bà, Chào cô, Chào cháu… Ngày xưa, đồng thời với lời chào là cái chắp tay hoặc cái xá, ngày nay, tân tiến hơn chỉ cần nghiêng mình, khẽ cúi đầu, bắt tay và nở một nụ cười…

3.2 Tôn giáo​

Tôn giáo chủ yếu ở Thái Lan là Phật Giáo, người Thái tiếp thu Phật Giáo thông qua người Môn và Khmer từ khoảng thế kỉ thứ 6. Gần 94% người Thái theo đạo Phật Nam Truyền, Phật giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng lớn bởi các niềm tin truyền thống về tổ tiên và các vị thần tự nhiên; các niềm tin này đã được đưa vào vũ trụ luận Phật giáo. Hầu hết người Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, là một ngôi nhà gỗ nhỏ nơi mà họ tin rằng là chỗ trú ngụ của các vị thần linh. Người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần này để cho các thần hài lòng.

Ở Việt Nam cũng có nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo được các tín đồ theo. Bên cạnh đó phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người không có tín ngưỡng, mặc dù họ cũng có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít được quan tâm.

Nhìn chung các tôn giáo ở cả hai nước đều chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai ngả khác nhau: phái Đại thừa vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và Nho giáo. Còn phái Tiểu thừa qua các nước Đông Nam Á.

3.3 Lễ hội​

Các dịp lễ quan trọng trong văn hóa Thái gồm có Tết Năm Mới Thái hay còn gọi là Songkran, được chính thức công nhận là vào ngày 13 đến 15 tháng 4 hàng năm. Ngày lễ này rơi vào mùa khô, thuộc vào mùa nóng trong năm ở Thái Lan nên luôn có tục té nước rất huyên náo. Tục té nước bắt nguồn từ nghi thức tắm tượng Phật và vẩy nước thơm lên tay người già. Một ít bột thơm cũng được dùng trong nghi thức tắm rửa hàng năm. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng nước được tăng cường với đủ loại vòi, xô, súng bắn nước, ống xả nước và một lượng lớn bột.

Lễ hội Songkran ở Thái Lan (ở trên) và Phật Đản ở Việt Nam (ở dưới)
Lễ hội Songkran ở Thái Lan (ở trên) và Phật Đản ở Việt Nam (ở dưới)
Một lễ hội khác là Loi Krathong được tổ chức vào 12 ngày rằm theo âm lịch Thái. Dù rằng không phải là kỳ nghỉ lễ chính thức theo quy định của Chính phủ, nó vẫn là một mỹ tục, mà “loi” có nghĩa là “thả trôi” và “krathong” nghĩa là một cái bè nhỏ, theo truyền thống được làm từ một khúc thân cây chuối, được trang trí bằng các lá chuối được xếp gấp tỉ mỉ, hoa, nến, hương…Việc thả đèn này là biểu tượng của việc để cho những hận thù, giận dữ và sự ô uế trôi đi để mà người ta có thể bắt đầu bước tiếp cuộc đời họ một cách thanh sạch hơn.

Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân. Các lễ hội lớn được tổ chức hằng năm như hội Đền Hùng, Tết Nguyên Đán, Phật Đản, Lễ hội Noel của người công giáo. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi.

3.4 Trang phục truyền thống​

Trang phục truyền thống của người Thái Lan
Trang phục truyền thống của người Thái Lan
Trang phục truyền thống của Thái Lan được gọi là chut thai (tiếng Thái:ชุดไทย), có nghĩa đen là “trang phục Thái”. Nó có thể được mặc bởi đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Chut thai cho phụ nữ thường bao gồm một pha nung hoặc chong kraben, áo cánh và sabai. Trang phục Thái Lan chia ra làm 2 dạng: trang phục truyền thống bao gồm các loại và trang phục hiện đại. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Thay vì thế chúng được may từ các mảnh vải lụa hay vải bông hẹp được nối, gấp, cuộn thành nhiều loại áo quần đa dạng.

Trang phục truyền thống người Việt Nam
Trang phục truyền thống người Việt Nam
Nhắc đến trang phục truyền thống của người Việt Nam thì chắc hẳn điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến sẽ là Áo dài. Áo dài được xem là trang phục truyền thống đồng thời cũng là quốc phục của nước ta. Áo dài được may dành cho cả nam lẫn nữ tuy nhiên hiện nay lại được biết đến chủ yếu là trang phục dành cho nữ.

3.5 Ngôn ngữ​

Ngôn ngữ ở Việt Nam và Thái Lan rất đa dạng. Tuy nhiên, ở Thái Lan tiếng Thái, trong lịch sử còn gọi là tiếng Xiêm, là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan. Tiếng Thái là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Thái của ngữ hệ Tai-Kadai. Còn ở Việt Nam tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại đây.

Bảng chữ cái tiếng Thái (ở trên) và tiếng Việt(ở dưới) (1)
Bảng chữ cái tiếng Thái (ở trên) và tiếng Việt(ở dưới)
Quả nhiên nền văn hóa của cả hai nước Thái Lan và Việt Nam đã thu hút sự chú ý với du khách quốc tế đến khám phá,luôn được các du khách nước ngoài đánh giá cao, và không thể phân biệt được nước nào tốt hơn nước nào vì mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa khác nhau và phù hợp với từng người, văn hóa của một nước là sự thể hiện của bản sắc dân tộc, văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo của đất nước ấy, thông quan những món ăn là những thông điệp gửi đến các du khách nước bạn.

Tìm hiểu sâu sắc văn hoá Thái Lan và Việt Nam qua những chuyến du lịch, bạn có thể liên hệ Air Go để được chia sẻ các thông tin bổ ích về những chuyến du lịch Thái Lan để mỗi chuyến đi là một cuộc trải nghiệm, khám phá lý thú ở những vùng đất mới. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hình dung được những khác biệt về mặt văn hóa giữ Thái Lan và Việt Nam.​
 
×
Quay lại
Top