Sponsor là gì? Ưu nhược điểm của Sponsorship Marketing không phải ai cũng biết

ngochoaair

Thành viên
Tham gia
28/8/2019
Bài viết
25
Theo xu hướng của xã hội, marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Các marketer hiện nay có rất nhiều phương thức marketing khác nhau. Một trong số đó phải kể đến Sponsor. Vậy bạn đã biết Sponsor là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem Sponsor là gì và những ưu điểm nhược điểm của Sponsorship Marketing nhé!

Sponsor là gì?

Về bản chất, Sponsor là gì? Sponsor (dịch theo tiếng Anh: Tài trợ) có thể hiểu là hình thức tài trợ, hỗ trợ nhằm mục đích quảng cáo, quảng bá truyền thông cho doanh nghiệp. Nói nôm na, nhiều người gọi đây là hình thức PR. Các công ty, doanh nghiệp sẽ tài trợ, hỗ trợ các chương trình, sự kiện, dự án,... bằng tiền mặt hoặc công cụ sản xuất với mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng.

SFbDlb8.jpg


Hiện nay, hình thức tiếp thị tài trợ này đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để truyền thông. Một số hình thức tài trợ của doanh nghiệp như là tài trợ các chương trình ca nhạc, chương trình truyền hình, sự kiện thể thao, mv ca nhạc, phim truyện, hoạt động từ thiện,... Sau khi tài trợ các doanh nghiệp sẽ được nhận lại một số hình thức quảng cáo như là xuất hiện logo, thương hiệu sản phẩm trên banner, áp phích, băng rôn, thông báo, màn hình,...

Có thể kể đến một số ví dụ tài trợ của một số doanh nghiệp như là Masan tài trợ cho V - League 1 để xuất hiện trong các trận đấu của giải, Birtis tài trợ cho ca sĩ Sơn Tùng để xuất hiện vài giây trong MV Hãy trao cho anh, Tiki kết hợp cùng các mv ca nhạc của Chi Pu, Bích Phương,...

Sponsorship Marketing có những ưu điểm gì?

Nhận thức về thương hiệu: [/B] Các doanh nghiệp tài trợ sẽ được nhiều người tiêu dùng biết đến, sự xuất hiện của doanh nghiệp cũng như một thông điệp doanh nghiệp rất uy tín và đang phát triển rất tốt.

Cơ hội mở rộng: Việc thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến chắc chắn sẽ giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm.

PR tích cực: Tài trợ giúp doanh nghiệp có cái nhìn thiện cảm hơn trong mắt người tiêu dùng. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ được báo chí đăng tải giúp lan toả tới công chúng.

Kết nối với khách hàng: Thông tin liên hệ của doanh nghiệp được nhiều người biết đến trong các chương trình sự kiện, dự án sẽ giúp khách hàng nếu có nhu cầu sẽ tự liên hệ với doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng lâu dài của mình.

Sponsorship Marketing có những nhược điểm gì?

Sử dụng sai Budget mà không đạt được KPI: Đồng tài trợ với các doanh nghiệp khác sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn không thể quản lý được chi tiêu tài trợ. Từ đó không thể đánh giá chính xác KPI từ Sponsorship.

Ảnh hưởng loãng: Không chỉ ảnh hưởng đến việc thống kê KPI, việc nhiều doanh nghiệp đồng tài trợ có thể dẫn đến việc loãng thương hiệu, khách hàng khó nhận biết được thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Hình ảnh xấu: Các ca sĩ, diễn viên, chương trình, dự án được doanh nghiệp tài trợ nếu dính vào scandal rất có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp tài trợ. Gây cái nhìn thiếu thiện cảm của công chúng.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về chủ đề Sponsor là gì? Mong rằng với những ưu điểm và nhược điểm được chúng tôi chia sẻ các bạn sẽ sáng suốt lựa chọn hình thức Sponsor trong marketing một cách phù hợp. Chúc các bạn thành công.

Nguồn bài viết tham khảo: https://marketingai.admicro.vn/sponsor-la-gi/
 
×
Quay lại
Top Bottom