Nguoibanvang
Thành viên
- Tham gia
- 6/8/2019
- Bài viết
- 0
Thu nhập cao đồng nghĩa với việc bạn có thể tận hưởng cuộc sống một cách tốt hơn. Nhưng thực tế lại cho thấy nhiều người tiêu xài rất hoang phí dù chỉ có thu nhập trung bình.
Không cần thông qua nghiên cứu hay khảo sát nào chúng ta cũng có thể thấy tư duy chi tiêu của giới trẻ ngày nay và ngày trước rất khác nhau. Nếu ngày trước ai cũng làm việc và tiết kiệm để phấn đấu cho mục tiêu an nhàn, tận hưởng khi về hưu thì ngày nay giới trẻ lại xem trọng yếu tố trải nghiệm và tự do. Tuy nhiên nhiều người lại dùng điều này để biện hộ cho sự phung phí và chi tiêu thiếu khoa học.
Tuổi trẻ là để trải nghiệm điều mới, sao phải tiết kiệm?
Thói quen chi tiêu của giới trẻ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của mạng xã hội. Bạn lướt Facebook và Instagram mỗi ngày và nơi đó có hàng loạt blogger, influencer đang chia sẻ lối sống sang chảnh và đầy thú vị. Hay bạn thích thú với cuộc sống của những người mà bạn quen biết. Những bữa ăn ngon, đồ hiệu, những chuyến du lịch mới mẻ… Chính những điều này khiến ai cũng chạy theo việc sống như thế nào cho “chất” và “sang chảnh” mà không cần biết nó có phù hợp với kinh tế của bản thân hay không.
Đã qua rồi cái thời “đi làm, tiết kiệm, mua nhà, sinh con”?
Quan niệm của thế hệ trước về mục tiêu của cuộc sống rất khác với ngày nay. Hành trình lập nghiệp của một người lúc nào cũng phải trải qua thứ tự “đi làm, tiết kiệm, mua nhà, sinh con”. Thời gian tuổi trẻ là để phấn đấu và tiết kiệm cho mục tiêu tương lai. Quan niệm này không sai nhưng đã không còn phù hợp với giới trẻ hiện nay.
Nếu ngày xưa cần “an cư, lạc nghiệp”, tích lũy mua nhà và xây dựng gia đình thì ngày nay mục tiêu mua nhà khi còn trẻ là khá khó khăn. Ngoài ra với thị trường đầu tư đa dạng, các bạn trẻ ưu tiên chọn phương án đầu tư để tạo thu nhập thụ động hơn là mua nhà để ở. Chủ nghĩa cá nhân cũng được coi trọng hơn, trải nghiệm và thể hiện cá tính là nhu cầu vô cùng quan trọng. Nên thế hệ Millennials cũng sẽ chi nhiều hơn cho những khoản thời trang, ăn uống, du lịch.
Ngoài ra nhiều người còn cho rằng, tuổi trẻ chỉ đến một lần trong đời, nếu suy nghĩ quá nhiều đến những kế hoạch làm việc và tiết kiệm, liệu có thật sự xứng đáng.
Chỉ kiếm tiền và tích lũy cho tương lai, thành quả có đáng để đánh đổi sự thỏa mãn hiện tại?
Nếu ta chọn góc nhìn là ưu tiên cho những trải nghiệm mang lại cảm giác trọn vẹn thì dường như việc chi li tiết kiệm chỉ để đổi lấy thành công ở tương lai xa là một cái giá khá cao. Mỗi người sẽ có cho mình một mục tiêu sống khác nhau. Có người cần cảm giác thành công, đạt được một thành tựu nào đó đáng để mọi người ngưỡng mộ, như vậy họ sẽ chọn việc tập trung tạo ra điều đó, chẳng hạn như tập trung kiếm tiền, tiết kiệm và xây dựng sự nghiệp.
Và cũng sẽ có những người chọn lối sống xoay quanh hiện tại. Chỉ cần hôm nay vui và trọn vẹn thì không quan tâm tương lai như thế nào. Như vậy việc bạn chi tiêu ra sao thật ra không ai có quyền áp đặt, tùy theo cách bạn chọn và điều kiện của bản thân bạn hiện tại. Tuy nhiên cái bạn đang đánh đổi là liệu tương lai bạn có thể dễ dàng thỏa mãn với cuộc sống khi bạn không có được thành tựu nhất định?
Bạn có đang tự bào chữa cho lối sống lãng phí dù không có thu nhập cao?
Mặc dù tư duy về chi tiêu ngày nay và ngày trước không giống nhau, và cũng có những cách nghĩ khác nhau về chi tiêu. Nhưng cũng có nhiều người dùng những lý lẽ này để biện hộ cho sự lãng phí. Vậy như thế nào là lãng phí?
Nếu vì chi quá nhiều cho những thứ không cần thiết khiến bạn thiếu trước hụt sau và phải vay mượn khắp nơi thì đó là lãng phí. Hoặc nếu bạn chi tiêu chỉ vì mọi người đều như thế hoặc chạy theo một xu hướng nào đó mà ai cũng làm thì đó cũng là lãng phí.
Một trường hợp nữa là nếu bạn luôn nói rằng mình đang ấp ủ một kế hoạch trong đầu và chờ kinh phí để thực hiện nhưng bạn chẳng có khoảng tiết kiệm nào thì đó cũng là lãng phí.
Như thế nào mới là tự thưởng một cách thỏa đáng?
Sau những nỗ lực kiếm tiền vất vả thì tự thưởng cho bản thân không có gì là sai và cũng rất cần thiết. Nhưng điều đáng nói là liệu bạn có đang quá đà vào việc đó hay không.
Bạn hoàn toàn có thể dành một khoảng tiền phù hợp để chi cho những thứ mình yêu thích với điều kiện nó phù hợp với thu nhập của bạn. Thông thường, tỉ lệ phù hợp là bằng ⅙ thu nhập của bạn và tỉ lệ có thể càng thấp hơn nếu thu nhập bạn càng cao.
Không cần thông qua nghiên cứu hay khảo sát nào chúng ta cũng có thể thấy tư duy chi tiêu của giới trẻ ngày nay và ngày trước rất khác nhau. Nếu ngày trước ai cũng làm việc và tiết kiệm để phấn đấu cho mục tiêu an nhàn, tận hưởng khi về hưu thì ngày nay giới trẻ lại xem trọng yếu tố trải nghiệm và tự do. Tuy nhiên nhiều người lại dùng điều này để biện hộ cho sự phung phí và chi tiêu thiếu khoa học.
Tuổi trẻ là để trải nghiệm điều mới, sao phải tiết kiệm?
Thói quen chi tiêu của giới trẻ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của mạng xã hội. Bạn lướt Facebook và Instagram mỗi ngày và nơi đó có hàng loạt blogger, influencer đang chia sẻ lối sống sang chảnh và đầy thú vị. Hay bạn thích thú với cuộc sống của những người mà bạn quen biết. Những bữa ăn ngon, đồ hiệu, những chuyến du lịch mới mẻ… Chính những điều này khiến ai cũng chạy theo việc sống như thế nào cho “chất” và “sang chảnh” mà không cần biết nó có phù hợp với kinh tế của bản thân hay không.
Đã qua rồi cái thời “đi làm, tiết kiệm, mua nhà, sinh con”?
Quan niệm của thế hệ trước về mục tiêu của cuộc sống rất khác với ngày nay. Hành trình lập nghiệp của một người lúc nào cũng phải trải qua thứ tự “đi làm, tiết kiệm, mua nhà, sinh con”. Thời gian tuổi trẻ là để phấn đấu và tiết kiệm cho mục tiêu tương lai. Quan niệm này không sai nhưng đã không còn phù hợp với giới trẻ hiện nay.
Nếu ngày xưa cần “an cư, lạc nghiệp”, tích lũy mua nhà và xây dựng gia đình thì ngày nay mục tiêu mua nhà khi còn trẻ là khá khó khăn. Ngoài ra với thị trường đầu tư đa dạng, các bạn trẻ ưu tiên chọn phương án đầu tư để tạo thu nhập thụ động hơn là mua nhà để ở. Chủ nghĩa cá nhân cũng được coi trọng hơn, trải nghiệm và thể hiện cá tính là nhu cầu vô cùng quan trọng. Nên thế hệ Millennials cũng sẽ chi nhiều hơn cho những khoản thời trang, ăn uống, du lịch.
Ngoài ra nhiều người còn cho rằng, tuổi trẻ chỉ đến một lần trong đời, nếu suy nghĩ quá nhiều đến những kế hoạch làm việc và tiết kiệm, liệu có thật sự xứng đáng.
Chỉ kiếm tiền và tích lũy cho tương lai, thành quả có đáng để đánh đổi sự thỏa mãn hiện tại?
Nếu ta chọn góc nhìn là ưu tiên cho những trải nghiệm mang lại cảm giác trọn vẹn thì dường như việc chi li tiết kiệm chỉ để đổi lấy thành công ở tương lai xa là một cái giá khá cao. Mỗi người sẽ có cho mình một mục tiêu sống khác nhau. Có người cần cảm giác thành công, đạt được một thành tựu nào đó đáng để mọi người ngưỡng mộ, như vậy họ sẽ chọn việc tập trung tạo ra điều đó, chẳng hạn như tập trung kiếm tiền, tiết kiệm và xây dựng sự nghiệp.
Và cũng sẽ có những người chọn lối sống xoay quanh hiện tại. Chỉ cần hôm nay vui và trọn vẹn thì không quan tâm tương lai như thế nào. Như vậy việc bạn chi tiêu ra sao thật ra không ai có quyền áp đặt, tùy theo cách bạn chọn và điều kiện của bản thân bạn hiện tại. Tuy nhiên cái bạn đang đánh đổi là liệu tương lai bạn có thể dễ dàng thỏa mãn với cuộc sống khi bạn không có được thành tựu nhất định?
Bạn có đang tự bào chữa cho lối sống lãng phí dù không có thu nhập cao?
Mặc dù tư duy về chi tiêu ngày nay và ngày trước không giống nhau, và cũng có những cách nghĩ khác nhau về chi tiêu. Nhưng cũng có nhiều người dùng những lý lẽ này để biện hộ cho sự lãng phí. Vậy như thế nào là lãng phí?
Nếu vì chi quá nhiều cho những thứ không cần thiết khiến bạn thiếu trước hụt sau và phải vay mượn khắp nơi thì đó là lãng phí. Hoặc nếu bạn chi tiêu chỉ vì mọi người đều như thế hoặc chạy theo một xu hướng nào đó mà ai cũng làm thì đó cũng là lãng phí.
Một trường hợp nữa là nếu bạn luôn nói rằng mình đang ấp ủ một kế hoạch trong đầu và chờ kinh phí để thực hiện nhưng bạn chẳng có khoảng tiết kiệm nào thì đó cũng là lãng phí.
Như thế nào mới là tự thưởng một cách thỏa đáng?
Sau những nỗ lực kiếm tiền vất vả thì tự thưởng cho bản thân không có gì là sai và cũng rất cần thiết. Nhưng điều đáng nói là liệu bạn có đang quá đà vào việc đó hay không.
Bạn hoàn toàn có thể dành một khoảng tiền phù hợp để chi cho những thứ mình yêu thích với điều kiện nó phù hợp với thu nhập của bạn. Thông thường, tỉ lệ phù hợp là bằng ⅙ thu nhập của bạn và tỉ lệ có thể càng thấp hơn nếu thu nhập bạn càng cao.