Song Nam tư vấn Giấy phép thi công xây dựng cho dự án.

xaydungsongnam.trang

Thành viên
Tham gia
26/6/2018
Bài viết
8
Giấy phép thi công xây dựng cho dự án

Để có được giấy phép xây dựng cho dự án thì chủ đầu tư hay tư vấn phải qua thông qua các “giấy phép con” ở các sở ban ngành liên quan. Ví dụ, một dự án xây dựng chung cư cao tầng sẽ phải qua các bước như sau:

1. Thuận chủ trương và địa điểm (UBND)
2. Thông tin quy hoạch kiến trúc và chứng chỉ quy hoạch (Sở quy hoạch kiến trúc/Sở xây dựng)
3. Đánh giá tác động môi trường (Sở tài nguyên môi trường)
4. Thỏa thuận tĩnh không (Các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng/Hàng không)
5. Thẩm duyệt PCCC (Sở cảnh sát PCCC)
6. Thỏa thận cấp điện (Công ty Điện lực khu vực)
7. Thỏa thuận chiếu sáng công cộng (Công ty Điện lực khu vực)
8. Thỏa thuận cấp nước (Công ty Cấp nước khu vực)
9. Thỏa thuận đấu nối giao thông, thoát nước mưa và di dời hố ga, cây xanh (nếu có) (Sở GTVT)
10. Thẩm định thiết kế cơ sở (Sở xây dựng)
11. Thẩm tra thiết kế kỹ thuật (Sở xây dựng)
12. Thẩm duyệt dự án nhà ở (Sở xây dựng)
13. Giấy phép xây dựng (Sở xây dựng)

Dự án trong chuyên nhành nào cần có giấy phép của cơ quan quản lý ngành đó như Bệnh viện cần được phê duyệt của Sở Y tế, dự án trường học cần có ý kiến của Sở giáo dục đào tạo … Các công trình nhà xưởng công nghiệp được cấp phép bởi ban quản lý của khu công nghiệp hoặc ban quản lý khu công nghiệp/khu kinh tế của tỉnh/thành phố. Các dự án thực hiện trên đất quân đội, xin phép xây dựng ở các đơn vị thuộc chủ quản của Bộ quốc phòng.

xin-phep-xay-dung-2.jpg

Xin phép xây dựng Sân golf Cam Ranh, Khánh Hòa

=============================
Một số công trình Song Nam thực hiện dịch vụ xin phép xây dựng gần đây:

https://www.songnam.net/Dich-vu-va-Du-an/Xin-phep-xay-dung/51
Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam - Hotline : +(84) 1269 861 168
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Muốn làm Giám sát thi công bạn phải có bằng ĐH chuyên ngành Xây dựng và chứng chỉ giám sát. Công trường là… “hộ khẩu thường trú”.


Để các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng: Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi…


Architectural


Và trong mỗi công trình, phần việc của người giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…


Một công trình thường có 2 giám sát:


– Kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư (CĐT) thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được công ty thiết kế lập. Kỹ sư TVGS chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng của công trình.


– Kỹ sư giám sát thi công (GSTC, kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẻ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được CĐT phê duyệt.


Hiện nay, có nhiều tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký hành nghề thêm lĩnh vực giám sát thi công bên cạnh chủ đầu tư. Và luật phát cũng có những quy định: Muốn được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, tổ chức tư vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công tác thiết kế, công tác lập dự án còn phải có năng lực về giám sát công trình. Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.


Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào người GSTC xây dựng công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một GSTC công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.


Nguồn VietNamNet

Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam – Hotline : +(84)769 861 168

 
Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép.


Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (Nhà thép tiền chế) nhà xưởng công nghiệp bởi những đặc tính hữu ích của thép.


Kết cấu thép được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực xây dựng, là sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng có quy mô lớn.


Đối với việc xây dựng các tòa nhà và cấu trúc lớn như sân vận động, tòa nhà chọc trời và cầu, kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng. Kết cấu thép cũng có thể được sử dụng cùng với bê tông và gỗ để gia cố thêm trong kết cấu. Do các phân nhánh an toàn liên quan đến xây dựng, có các tiêu chuẩn và quy định cụ thể được thiết lập cho ngành thép. Hình dạng, kích thước, thành phần và cách bảo quản thép chính xác đều được quy định trong các quy định này.


ketcauthep01

CÁC LOẠI KẾT CẤU THÉP

  • Cấu trúc khung: Dầm và cột
  • Cấu trúc lưới: cấu trúc dạng lưới hoặc mái vòm
  • Kết cấu dự ứng lực
  • Cầu dầm
  • Cầu cáp văng
  • Cấu trúc giàn: thanh hoặc giàn
  • Cầu vòm
  • Kiến trúc vòm
  • Cầu treo
  • Cầu giàn: cấu kiện giàn
 
Tư vấn giám sát ( TVGS ) công trình xây dựng có nhiệm vụ chính là giúp chủ đầu tư giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường trong thi công xây dựng công trình theo nhiệm vụ thỏa thuận với chủ đầu tư trong hợp đồng kinh tế. Chủ thể tư vấn giám sát không trực tiếp làm ra sản phẩm công trình xây dựng, nhưng lại là một nhân tố quan trọng quyết định việc kiểm soát chất lượng của một công trình xây dựng.


Chưa bám sát hiện trường


Thực trạng công tác tư vấn giám sát trong nước hiện nay đang còn tồn tại nhiều bất cập ở các khâu đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề, mức thu nhập, năng lực chuyên môn, quyền hạn và trách nhiệm trong công việc, xử lý vi phạm đối với các hành vi tiêu cực.


Architectural



Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ tư vấn giám sát chưa đồng đều, nhất là kiến thức chuyên môn đối với các hạng mục công việc có tính chất kỹ thuật phức tạp. Công tác đào tạo trong việc hành nghề hoạt động xây dựng nói chung hiện nay tại một số tổ chức chưa tốt, hoạt động mang tính hình thức còn nặng về lợi nhuận, không chú trọng vào công tác chất lượng đào tạo.

Công tác cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát được giao cho các địa phương thực hiện, tuy nhiên việc quy định điều kiện để cấp chứng chỉ còn hình thức, chưa có cơ chế sát hạch, kiểm tra để đảm bảo người được cấp chứng chỉ có năng lực phù hợp với lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề. Hệ thống đăng tải thông tin về tổ chức, cá nhân hành nghề tư vấn giám sát mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa vận hành hiệu quả.


Việc đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, trong nhiều trường hợp tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án.


Một số tổ chức, cá nhân ( TVGS ) chưa thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn theo quy định, cá biệt có trường hợp còn phụ thuộc vào chủ đầu tư và nhà thầu dẫn đến không thể nâng cao vai trò trách nhiệm trong công việc.


Mức thu nhập thực nhận đối với những cá nhân tham gia công tác ( TVGS ) đang còn thấp, chưa tương xứng khi làm việc trong lĩnh vực “nhạy cảm” này. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận đội ngũ ( TVGS ) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ở một số trường hợp còn có hành vi tiêu cực, thông đồng, thỏa thuận với nhà thầu thi công làm ảnh hưởng đến chất lượng thi công và xây dựng công trình.


Chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân tư vấn giám sát chưa được quy định cụ thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý khi phát hiện các hành vi vi phạm, do đó làm giảm tính răn đe và hiệu lực quản lý của pháp luật đối với hoạt động ( TVGS ).
 
Giai đoạn đầu tiên của bất kỳ công trình xây dựng nào đều có quy trình tư vấn thiết kế kiến trúc. Nó cho phép bạn tạo một hình ảnh về cấu trúc tương lai và tính toán lượng vật liệu xây dựng chính xác. Độ bền của ngôi nhà và sự thoải mái khi sống trong đó phụ thuộc vào tính đúng đắn của dự án thiết kế kiến trúc.

Thiết kế trong kiến trúc là gì?


Bên cạnh đó, có rất nhiều chi tiết cần xem xét khi phát triển thiết kế kiến trúc. Một dự án được thiết kế sai có thể dẫn đến những hậu quả tai hại và lãng phí tiền bạc. Vậy thiết kế kiến trúc là gì, tại sao nó lại quan trọng và bản thân quy trình tư vấn thiết kế kiến trúc là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé

Thiết kế kiến trúc là gì?

Thiết kế kiến trúc được hiểu là việc bố trí không gian và phân khu chức năng theo nhu cầu sử dụng. Nói một cách khác thì thiết kế kiến trúc là sự pha trộn các yếu tố về khoa học, thẩm mỹ, nghệ thuật để tạo nên một công trình hoàn thiện. Ngoài ra, khi đi vào chi tiết còn bao gồm rất nhiều công việc khác như: kết cấu, ốp lát, chiếu sáng, cấp thoát nước, internet,…nhằm tạo ra một không gian sống đẹp, chất lượng cao, tiện nghi, đầy đủ công năng tạo nên một môi trường sống thoải mái, dễ chịu và là niềm tự hào cho chủ nhân.

ban-ve-thiet-ke-kien-truc.jpg


Bản chất của thiết kế kiến trúc công trình là sự tương quan giữa các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng và các yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế, quy hoạch công trình. Một công trình kiến trúc đẹp không thể thiếu bàn tay của Kiến trúc sư. Và công việc của người KTS chính là tư vấn vấn thiết kế kiến trúc.

Thiết kế kiến trúc không chỉ là hình học thuần túy mà còn là yếu tố trong nhận thức về không gian và tính thẩm mỹ. Các đường chỉ thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí của các không gian khác nhau. Khi làm việc trong một dự án kiến trúc, chuyên gia phải tính đến nhu cầu và nguồn lực của khách hàng, các đặc tính thẩm mỹ và kỹ thuật của đối tượng, và tất nhiên, các quy tắc xây dựng.

Nhiệm vụ chính của thiết kế trong kiến trúc là tìm ra các giải pháp xây dựng tối ưu, sử dụng các kỹ thuật khác nhau và lựa chọn vật liệu để tạo điều kiện thoải mái và thẩm mỹ cho cuộc sống, công việc và giải trí.

du-toan-kinh-phi-xay-nha.jpg


Thiết kế kiến trúc bao gồm các đối tượng sau:

  • Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng. Công việc được tiến hành nhằm thiết kế diện mạo của ngôi nhà, nội thất và khu vực địa phương.
  • Thiết kế kiến trúc và xây dựng công trình công cộng. Danh mục này bao gồm văn phòng, ngân hàng, trung tâm mua sắm và cửa hàng. Các nhà thiết kế và kiến trúc sư đang làm việc để tạo ra một hình ảnh của tòa nhà sẽ thu hút khách hàng.
  • Thiết kế kiến trúc và đô thị. Các dự án tòa nhà và công trình tiện dụng trong các khu công nghiệp đô thị được phát triển có tính đến các đặc điểm cụ thể của đối tượng, vị trí của nó, đặc điểm của cảnh quan xung quanh và điều kiện khí hậu.
  • Thiết kế kiến trúc và xây dựng các công viên, quảng trường, bờ kè, quảng trường thành phố, đường phố. Nó bao gồm việc quy hoạch các địa điểm công cộng và các lô đất ở nông thôn.
Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng


Song Nam được phát triển từ bộ phận tư vấn thiết kế kiến trúc bao gồm: tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, tư vấn thẩm tra, đến tư vấn lựa chọn nhà thầu và tổ chức quản lý, giám sát quá trình thi công ngoài công trường.
 
Trong hoạt động xây dựng, thuật ngữ Dự toán đã trở lên rất quen thuộc, nó được nhắc đến và được sử dụng vào hầu hết các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. Vậy, dự toán là gì, mục tiêu và cách lập dự toán như thế nào; tại sao phải lập dự toán; trong bài viết này SONG NAM sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các vấn đề trên nhé:

1. Dự toán là gì?

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 nêu khái niệm về dự toán xây dựng như sau:​

“Điều 135. Dự toán xây dựng

Dự toán là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng.”

Nội dung dự toán được quy định cụ thể tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ là:​

“Điều 11. Nội dung dự toán công trình

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.

Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.”

Như vậy, dự toán công trình là việc tính toán các chi phí cần thiết để xây dựng công trình và được thực hiện từ sau thiết kế cơ sở; việc tính toán các chi phí xây dựng trong các khâu trước thiết kế cơ sở là việc tính tổng mức đầu tư sơ bộ (hay còn gọi là khái toán).

Đối với mỗi công trình xây dựng thì tối thiểu cần thực hiện các công việc sau:​

  • Lập hồ sơ xin phép xin phép xây dựng;
  • Lập bản vẽ thiết kế thi công;
  • Lập dự toán xây dựng công trình;
  • Triển khai thi công;
  • Hoàn công và bàn giao đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên thực tế hiện nay các dự án xây dựng nhà ở, Chủ nhà thường khoán luôn cho nhà thầu thi công và tính giá xây dựng theo m2 sàn mà bỏ qua luôn bước lập dự toán vì cho rằng Lập dự toán chẳng để làm gì cả.

Dự toán xây dựng là gì ? Tại sao phải lập dự toán ?


2. Mục tiêu của việc lập dự toán là gì?

Biết chính xác tổng chi phí xây dựng​

Biết được chính xác chi phí cho từng hạng mục, công việc từ đó điều chỉnh, cân đối bỏ đi các công việc không cần thiết – Giúp chủ động kinh phí và tối ưu chi phí cho từng hạng mục công việc.

Biết rõ tổng vật tư để nhập về​

Trong xây dựng việc nhập vật tư, nhiều lần, nhập thiếu, nhập thừa đều làm phát sinh chi phí: nhập nhiều lần thì phát sinh chi phí vận chuyển; Nhập thiếu làm chậm tiến độ; Nhập thừa gây lãng phí. Lập dự toán sẽ giúp bạn hạn chế được điều này, bởi bạn chỉ cần căn cứ Bảng tổng hợp vật tư để chuận bị nhập số lượng và chủng loại vật từ phù hợp và vừa đủ.

Giám sát, triển khai công việc dễ dàng​

Bảng dự toán được lập trên cơ sơ đo bóc khối lượng, kích thước chính xác từ bản vẽ thiết kế thi công nên khi giám sát thực hiện, bạn kết bản vẽ thiết kế và bảng dự toán được lập rất dễ dàng phát hiện khi có sai sót để kịp thời điều chỉnh.

Nắm ưu thế khi đàm phán hợp đồng​

Việc nắm rõ chi phí để thực hiện, nắm rõ chi tiết khối lượng công việc, nắm rõ khối lượng vật tư phải cung cấp giúp bạn dễ dàng đưa ra mức giá đàm phán và các ràng buộc hợp đồng về vật tư, tiến độ đảm bảo quyền lợi.

Vay vốn ngân hàng nhanh chóng​

Trong trường hợp bạn cần vay vốn qua ngân hàng thì Bảng dự toán được lập chính là cơ sở để ngân hàng duyệt vay vốn. Khi bạn đã lập dự toán thì việc vay ngân hàng sẽ rất dễ dàng được duyệt nhanh chóng.

Dễ dàng phân chia gói thầu, giai đoạn thực hiện​

Một công trình xây dựng được phân chia ra từng gói thầu (Phần móng; Phần thô; Phần hoàn thiện, phần nội thất ….) sẽ giúp bạn dễ dàng giám sát thực hiện, lựa chọn đơn vị thi công có năng lực theo từng gói thầu cụ thể và đơn giá hóa trong quá trình triển khai, đảm bảo tiến độ thực hiện.

Lưu ý khi sử dụng dự toán xây dựng
Dự toán công trình được lập dựa theo tính toán ước tính trước khi tiến hành công tác đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy khi triển khai thực tế tại dự án/công trình thì giữa dự toán và thực tế xây dựng có thể phát sinh chênh lệch, nhất là ở các hạng mục thi công các vị trí ngầm (công trình đào hầm, đào mương …), các vị trí bị che khuất (vị trí móng). Để phù hợp giữa dự toán và thực tế thi công, bảo đảm sự đồng bộ giữa dự toán với thực tế thi công, hồ sơ hoàn công công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu và các bên có liên quan cần thực hiện một số công việc sau:

– Khi triển khai thi công, nếu phát hiện sự sai khác, sự chênh lệch, không phù hợp giữa dự toán và thực tế thì các bên liên quan cần lập biên bản hiện trường, xác nhận sự việc và đề xuất điều chỉnh thay đổi (nếu cần thiết).

– Đơn vị tư vấn thiết kế, dự toán công trình căn cứ thực tế hiện trường để lập thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung.

– Chủ đầu tư thực hiện xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán công trình.

– Chủ đầu tư và nhà thầu thi công thực hiện điều chỉnh, bổ sung Hợp đồng giao nhận thầu (trong trường hợp Hợp đồng giao nhận thầu trước đó có điều khoản bổ sung, điều chỉnh hợp đồng khi thực tế thi công có sai khác với dự toán thiết kế ban đầu).

– Các cơ quan có nhiệm vụ thanh toán công trình căn cứ vào hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung để thực hiện việc thanh toán theo khối lượng, giá trị điều chỉnh, bổ sung.

– Hồ sơ thiết kế, dự toán điều chỉnh, bổ sung của dự án/công trình được thực hiện lưu giữ tại chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan có liên quan như hồ sơ thiết kế, dự toán ban đầu.

Việc lập dự toán xây dựng chắc chắn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng. Dự toán xây dựng cần được lập phù hợp với thiết kế xây dựng, nhờ đó góp phần giúp cho chủ đầu tư và các bên có liên quan quản lý tốt được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc lập dự toán là công việc tương đối phức tạp vì được xây dựng trên rất nhiều số liệu về khối lượng xây dựng, nhiều khoản mục chi phí, nhiều quy định về tính toán chi phí và có sự khác biệt theo địa giới hành chính cho từng dự án đầu tư.

Đối với người làm công tác kế toán xây dựng cần có sự hiểu biết nhất định đối với dự toán từng dự án/công trình, thực hiện các công tác kế toán phù hợp với dự toán xây dựng, từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 
×
Quay lại
Top