- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
Son môi nhiễm chì: Càng đẹp càng nguy hiểm
Theo CNN, mỗi ngày có hàng triệu phụ nữ sử dụng son môi có thể chứa chì, có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Son môi nhiễm chì là một chất độc cho thần kinh và có thể gây nguy hiểm ngay cả ở liều lượng nhỏ.
Không phải tất cả son môi đều chứa chì nhưng một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy kim loại này phổ biến hơn nhiều so với trước đây.
Năm 2007, một chiếc dịch “nụ hôn chết người” về an toàn mỹ phẩm đã được tiến hành nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 61% của 33 son môi được thử nghiệm có mức độ chì khác nhau từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm. Các chuyên gia y tế nói rằng điều đó không đạt mức độ an toàn của chì trong máu.
Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho biết đây là mộ tỷ lệ chì không an toàn. Với nhiều son môi giá rẻ, lượng chì trong đó sẽ được tiêu hóa và hấp thụ qua da, làm tăng tỷ lệ nguy hiểm cho người sử dụng.
Báo động son môi nhiễm chì từ các nghiên cứu lớn
Năm 2010, FDA đã tiến hành thử nghiệm riêng với kết quả khác nhau 0,9 – 3,06 ppm trong 400 son môi thử nghiệm, cao gấp bốn lần so với kết quả năm 2007. Ngoài ra, không phải chỉ có chì là kim loại độc hại duy nhất được phát hiện trong son môi. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu Đại học California thử nghiệm 8 loại son môi và 24 loại nhũ môi, phát hiện 9 kim loại nặng độc hại, bao gồm crom, cadmium, mangan, nhôm và chì.
FDA đánh giá khả năng cao gây hại cho người tiêu dùng khi sử dụng son môi chứa chì trong cả 2 nghiên cứu. Các ngành công nghiệp mỹ phẩm đã không coi trọng vấn đề này. Vì thế FDA và các ngành công nghiệp đã cùng hợp tác đưa ra một sản phẩm son môi duy nhất không gây độc hại. Và bằng cách này có lẽ chi phí của một thỏi son cũng là một điều đáng cân nhắc.
Vấn đề là khi người phụ nữ sử dụng thỏi son từ 2 đến 14 lần/ ngày thì theo nghiên cứu của Đại học California, họ đang ăn và hấp thụ thông qua đôi môi nhiều hơn 87 mg son/ngày. Phụ nữ không chỉ sử dụng son của họ nhiều lần trong ngày mà còn sử dụng trong toàn bộ cuộc đời. Điều này đồng nghĩa họ tiếp xúc liên tục với chì và các kim loại độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Một thách thức cho những người muốn tránh tiếp xúc với kim loại độc hại, ngoại trừ nhôm, được nhà sản xuất chủ động cho vào với son môi và son nhũ. Các kim loại là các chất gẫy biến đổi sắc tố và vật liệu cơ bản được sử dụng để sản xuất. Bởi vì các kim loại không phải là thành phần, các công ty mỹ phẩm không cần phải liệt kê chúng trên thành phần nhãn sản phẩm.
Luật điều chỉnh về mỹ phẩm được thông qua Quốc hội Mỹ vào năm 1938 và chưa bao giờ được cập nhật. FDA không có thẩm quyền pháp lý để đảm bảo các sản phẩm là an toàn trước khi chúng được bán ra. Đồng thời không phải là cơ quan được ủy quyền thu hồi các sản phẩm. Đó là kẽ hở cho các công ty mỹ phẩm vì trong đó có rất ít quy định hạn chế thành phần hóa học được sử dụng trong các hóa mỹ phẩm.
Với sự nguy hiểm của các sản phẩm son môi chứa kim loại nặng, các ngành công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ. FDA cần được Quốc hội ủy quyền và có những hành động thiết thực bảo vệ sức khỏe phụ nữ khi trang điểm. Các công ty mỹ phẩm nên được yêu cầu tuân theo tiêu chuẩn quy trình sản xuất tốt nhất để hạn chế chất độc.
Hiện nay, người tiêu dùng nên chú ý bảo vệ mình tránh xa các kim loại nặng từ các thỏi son. Trước hết nên sử dụng ít hơn. Nếu thấy bản thân sử dụng đến 14 lần/ ngày thì nên cắt giảm số lượng. Sau đó, không để trẻ em dùng son môi. Cuối cùng hãy lựa chọn sản phẩm không độc hại.
Theo VietQ
Theo CNN, mỗi ngày có hàng triệu phụ nữ sử dụng son môi có thể chứa chì, có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Son môi nhiễm chì là một chất độc cho thần kinh và có thể gây nguy hiểm ngay cả ở liều lượng nhỏ.
Không phải tất cả son môi đều chứa chì nhưng một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy kim loại này phổ biến hơn nhiều so với trước đây.
Năm 2007, một chiếc dịch “nụ hôn chết người” về an toàn mỹ phẩm đã được tiến hành nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 61% của 33 son môi được thử nghiệm có mức độ chì khác nhau từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm. Các chuyên gia y tế nói rằng điều đó không đạt mức độ an toàn của chì trong máu.
Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho biết đây là mộ tỷ lệ chì không an toàn. Với nhiều son môi giá rẻ, lượng chì trong đó sẽ được tiêu hóa và hấp thụ qua da, làm tăng tỷ lệ nguy hiểm cho người sử dụng.
Báo động son môi nhiễm chì từ các nghiên cứu lớn
Năm 2010, FDA đã tiến hành thử nghiệm riêng với kết quả khác nhau 0,9 – 3,06 ppm trong 400 son môi thử nghiệm, cao gấp bốn lần so với kết quả năm 2007. Ngoài ra, không phải chỉ có chì là kim loại độc hại duy nhất được phát hiện trong son môi. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu Đại học California thử nghiệm 8 loại son môi và 24 loại nhũ môi, phát hiện 9 kim loại nặng độc hại, bao gồm crom, cadmium, mangan, nhôm và chì.
FDA đánh giá khả năng cao gây hại cho người tiêu dùng khi sử dụng son môi chứa chì trong cả 2 nghiên cứu. Các ngành công nghiệp mỹ phẩm đã không coi trọng vấn đề này. Vì thế FDA và các ngành công nghiệp đã cùng hợp tác đưa ra một sản phẩm son môi duy nhất không gây độc hại. Và bằng cách này có lẽ chi phí của một thỏi son cũng là một điều đáng cân nhắc.
Vấn đề là khi người phụ nữ sử dụng thỏi son từ 2 đến 14 lần/ ngày thì theo nghiên cứu của Đại học California, họ đang ăn và hấp thụ thông qua đôi môi nhiều hơn 87 mg son/ngày. Phụ nữ không chỉ sử dụng son của họ nhiều lần trong ngày mà còn sử dụng trong toàn bộ cuộc đời. Điều này đồng nghĩa họ tiếp xúc liên tục với chì và các kim loại độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Một thách thức cho những người muốn tránh tiếp xúc với kim loại độc hại, ngoại trừ nhôm, được nhà sản xuất chủ động cho vào với son môi và son nhũ. Các kim loại là các chất gẫy biến đổi sắc tố và vật liệu cơ bản được sử dụng để sản xuất. Bởi vì các kim loại không phải là thành phần, các công ty mỹ phẩm không cần phải liệt kê chúng trên thành phần nhãn sản phẩm.
Luật điều chỉnh về mỹ phẩm được thông qua Quốc hội Mỹ vào năm 1938 và chưa bao giờ được cập nhật. FDA không có thẩm quyền pháp lý để đảm bảo các sản phẩm là an toàn trước khi chúng được bán ra. Đồng thời không phải là cơ quan được ủy quyền thu hồi các sản phẩm. Đó là kẽ hở cho các công ty mỹ phẩm vì trong đó có rất ít quy định hạn chế thành phần hóa học được sử dụng trong các hóa mỹ phẩm.
Với sự nguy hiểm của các sản phẩm son môi chứa kim loại nặng, các ngành công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ. FDA cần được Quốc hội ủy quyền và có những hành động thiết thực bảo vệ sức khỏe phụ nữ khi trang điểm. Các công ty mỹ phẩm nên được yêu cầu tuân theo tiêu chuẩn quy trình sản xuất tốt nhất để hạn chế chất độc.
Hiện nay, người tiêu dùng nên chú ý bảo vệ mình tránh xa các kim loại nặng từ các thỏi son. Trước hết nên sử dụng ít hơn. Nếu thấy bản thân sử dụng đến 14 lần/ ngày thì nên cắt giảm số lượng. Sau đó, không để trẻ em dùng son môi. Cuối cùng hãy lựa chọn sản phẩm không độc hại.
Theo VietQ