‘Soái ca’ đã soán ngôi ‘trai đẹp’ – Xin trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt!

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Bản thân từ “Soái ca” không có lỗi bởi gốc gác của từ này rất nghiêm túc nhưng quan trọng là cách chúng ta sử dụng nó. Xin đừng để “bội thực” soái ca!


Từ ngày “Soái ca” bước ra từ các truyện ngôn tình Trung Hoa đã dành hết “đất diễn” của “trai đẹp, đẹp trai”. Lướt vài dòng tin tức trên mạng xã hội đâu đâu cũng bắt gặp Soái ca:

“Soái ca” bánh tráng trộn, "Soái ca" xe bus, "Soái ca" cảnh sát giao thông, “Soái ca” quân nhân, “Soái ca” mặc sơ mi trắng, đến cả chàng “Soái ca” đưa vợ đi đẻ…

Phải chăng cư dân mạng đã quá dễ dãi khi lạm dụng từ “Soái ca”?

Mới đây, một dòng trạng thái dí dỏm, hài hước, đầy ẩn ý và sâu sắc của anh chàng nghệ sỹ ngoại quốc Kyo York (hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam) được cư dân mạng share, like rất nóng trên mạng xã hội.

Kyo York đã lí giải rất thú vị về việc lạm dụng từ “Soái ca” trong giới trẻ:


“ Đẹp trai thì khen đẹp trai nha ! Chứ khen "Soái ca, Soái ca" là Kyo tôi chả vui! Từ Hán Việt nào đã ảnh hưởng sử dụng từ lâu trong văn hóa Việt Nam thì không nói, chứ để thể loại "soái ca" thời đại du nhập, tôi không thích đâu. Không phải vì tôi bị cư dân mạng của TQ chửi mà đâm ra không ham làm "soái ca", mà vì tôi không thích so sánh với những con người nghệ sĩ kia. Những người nghệ sĩ TQ thà im lặng để không làm tổn thương, tan nát bao trái tim của fan hâm mộ còn hơn là mở miệng phát biểu!


Vậy đi! Còn ai là fan của soái ca thì về bên ấy mà khen!
Còn tôi là tôi thấy mình "hén sôm" (handsome) “


1468984506-untitled.jpg

Ảnh chụp màn hình

Không phải là người bản xứ nhưng với vốn tiếng Việt phong phú và khá sâu sắc Kyo York đã khiến cư dân mạng “mắt chữ O mồm chữ A” khi thẳng thắn thừa nhận:

“Tôi chả vui” khi cứ được khen “soái ca, soái ca” và “Đẹp trai thì khen đẹp trai nha”.

Lý luận hài hước và đầy ẩn ý của anh chàng đã nhận được nhiều bình luận hưởng ứng của các bạn trẻ


Vậy "Soái ca" ở đâu ra và có nghĩa là gì?

"Soái" dĩ nhiên chỉ người đàn ông đứng đầu một đội quân tinh nhuệ, sở hữu những phẩm chất tuyệt đỉnh trong chiến đấu, chỉ đạo chiến thuật quân sự, khó có đối thủ xứng tầm.

Vậy "soái ca" theo nghĩa gốc chỉ người nam giới oai phong, lẫm liệt, có bản lĩnh, nắm quyền sinh quyền sát, có thể quyết định vận mệnh của cả dân tộc.

Còn “Soái ca” ngày nay bắt nguồn từ truyện ngôn tình, hay truyện tình cảm của người Trung Quốc. Ý nghĩa của soái ca là một người đàn ông hoàn hảo trong mắt chị em phụ nữ. Soái ca không chỉ có vẻ ngoại hình đẹp trai, là một người vừa có tài , vừa có chí mà còn có tình yêu si tình, chung thủy với một nữ nhi.


1468984550-tu-soai-ca-thuc-su-co-nghia-la-gi.jpg

Hình tượng "Soái ca" Hà Dĩ Thâm trong bộ phim Bên nhau trọn đời.

Tuy nhiên, “Soái ca” không chỉ được dùng trong ngôn ngữ mạng ảo mà “Soái ca” từ chỗ hiếm như lá mùa thu thì nay đã có chỗ đứng trong cuộc sống thực, xuất hiện nhan nhản trên nhiều mặt báo. Không khó để tìm ra cụm từ “Soái ca” trên nhiều tờ báo: “Soái ca” của chị em phụ nữ khao khát nhất, Chị em chết lịm với hình ảnh “soái ca” quân nhân, “Soái ca” mặc sơ mi trắng… Gọi như vậy liệu có “chuẩn” hay không?

Lạm dụng “Soái ca” phải chăng vì từ “đẹp trai” chưa bao hàm hết hàm ý và chưa đủ độ sâu để lột tả hết nội dung như “Soái ca”?. Một vấn đề luôn cần được nhìn nhận dưới nhiều phương diện. Và một chàng trai được gọi là “chuẩn” “trai đẹp” biểu hiện qua hai phương diện: nội tâm đẹp, ngoại hình đẹp. Vậy "trai đẹp" đã có thể "đè bẹp" được "Soái ca" chưa?

Với hơn 1000 năm Bắc thuộc, phong tục, tập quán và ngôn ngữ của dân tộc ta ít nhiều ảnh hưởng văn hóa phương Bắc. Phải thừa nhận thực tế rằng, hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán.

Vậy tại sao Tiếng Việt phong phú và đa dạng còn đi vay mượn? Bởi lẽ, Tiếng Việt vốn sâu sắc, tinh túy và luôn tự làm mới mình. Điều đó đủ cơ sở để lý giải vì sao Tiếng Việt vay mượn một số từ ngoại lai khác, đặc biệt là Tiếng Hán. Chúng ta chỉ vay, mượn biến nó thành của mình chứ không làm biến dạng đi bản sắc vốn có của Tiếng Việt. Vay mượn chứ không "có mới nới cũ" có "Soái ca" mà lãng quên đi "trai đẹp".

Lời kết:

Bản thân từ “Soái ca” không có lỗi bởi gốc gác của từ này rất nghiêm túc nhưng quan trọng là cách chúng ta sử dụng nó. Tiếng Việt không đơn thuần chỉ là ngôn ngữ để giao tiếp mà đó chính là “Tâm hồn Việt – Nhân cách Việt”


Xin đừng để “bội thực” soái ca!

Theo Phụ Nữ News
 
×
Quay lại
Top