- Tham gia
- 5/3/2010
- Bài viết
- 1.776
TT - Gần đây có một số đối tượng nghiện ma túy sử dụng kim tiêm tấn công người thi hành côngvụ hoặc đi “xin đểu”. Thực tế đã có người bị bọn xấu đâm kim tiêm khi chống cự lại các hành vi trấn lột.
Trong trường hợp này cần phải làm gì để đề phòng lây nhiễm HIV?
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Dung - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, những người bị tổn thương hoặc bị tấn công bằng bơm kim tiêm, vật sắc nhọn... của những đối tượng nghi ngờ là con nghiện, người nhiễm HIV gây ra thường có tâm lý hoảng loạn. Đồng thời phản ứng ban đầu là nặn, bóp máu từ vết đâm, vết thương đó với mong muốn trục xuất lượng máu “độc” chứa virút HIV ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này lại có tác dụng ngược, việc nặn, bóp ở vùng da bị tổn thương sẽ kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình virút HIV (nếu có) xâm nhập.
Hành vi sơ cứu đúng nhất là để máu tự động chảy dưới vòi nước chừng 5-10 phút. Nếu có thể nên dùng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để làm các thủ tục thăm khám, xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV. Bác sĩ Dung cũng lưu ý “thời điểm vàng” để thuốc kháng HIV có công hiệu là trong khoảng thời gian 72 giờ tính từ thời điểm bị thương. Do vậy người có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm, tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virút HIV còn có công hiệu.
Bác sĩ Dung cũng cho biết thuốc kháng virút có tác dụng 100% trong 24 giờ đầu sau khi bị phơi nhiễm, tỉ lệ này sẽ giảm dần trong khoảng thời gian sau đó. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, thuốc hầu như không có hiệu quả.
Bác sĩ Nguyễn Thái Minh - phó trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa Hà Nội - cho biết người có nguy cơ phơi nhiễm HIV cần làm test nhanh để xác định đã nhiễm HIV từ trước hay chưa. Đối với những người có kết quả dương tính với virút HIV, nghĩa là đã nhiễm HIV từ trước mà không phải do tình huống nghi phơi nhiễm HIV gần đây gây ra, bệnh nhân lập tức được tư vấn và chuyển sang điều trị.
Đối với trường hợp âm tính với HIV, có thể được chỉ định uống thuốc kháng virút HIV và phải tái khám trong vòng 3-6 tháng để xác định có virút HIV trong cơ thể hay không. Có nhiều trường hợp bác sĩ xác định nguy cơ phơi nhiễm HIV thấp như có vết thương ngoài da nhưng không sâu, không bị chảy máu... sẽ không phải uống thuốc kháng virút HIV.
Bác sĩ Minh cũng cho biết các thủ tục thăm khám làm xét nghiệm HIV hiện nay rất đơn giản và ít tốn kém. Chi phí một lần xét nghiệm và tư vấn HIV như vậy khoảng 100.000 đồng. Cho nên ngoài việc sơ cứu vết thương đúng cách, người dân nếu rơi vào những tình huống có nguy cơ phơi nhiễm virút HIV như bị tấn công bằng kim tiêm hoặc sơ ý bị bơm kim tiêm của những đối tượng nghi ngờ nhiễm HIV đâm vào người thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị đúng đắn.
QUỲNH LIÊN
Trong trường hợp này cần phải làm gì để đề phòng lây nhiễm HIV?
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Dung - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, những người bị tổn thương hoặc bị tấn công bằng bơm kim tiêm, vật sắc nhọn... của những đối tượng nghi ngờ là con nghiện, người nhiễm HIV gây ra thường có tâm lý hoảng loạn. Đồng thời phản ứng ban đầu là nặn, bóp máu từ vết đâm, vết thương đó với mong muốn trục xuất lượng máu “độc” chứa virút HIV ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này lại có tác dụng ngược, việc nặn, bóp ở vùng da bị tổn thương sẽ kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình virút HIV (nếu có) xâm nhập.
Hành vi sơ cứu đúng nhất là để máu tự động chảy dưới vòi nước chừng 5-10 phút. Nếu có thể nên dùng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để làm các thủ tục thăm khám, xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV. Bác sĩ Dung cũng lưu ý “thời điểm vàng” để thuốc kháng HIV có công hiệu là trong khoảng thời gian 72 giờ tính từ thời điểm bị thương. Do vậy người có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm, tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virút HIV còn có công hiệu.
Bác sĩ Dung cũng cho biết thuốc kháng virút có tác dụng 100% trong 24 giờ đầu sau khi bị phơi nhiễm, tỉ lệ này sẽ giảm dần trong khoảng thời gian sau đó. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, thuốc hầu như không có hiệu quả.
Bác sĩ Nguyễn Thái Minh - phó trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa Hà Nội - cho biết người có nguy cơ phơi nhiễm HIV cần làm test nhanh để xác định đã nhiễm HIV từ trước hay chưa. Đối với những người có kết quả dương tính với virút HIV, nghĩa là đã nhiễm HIV từ trước mà không phải do tình huống nghi phơi nhiễm HIV gần đây gây ra, bệnh nhân lập tức được tư vấn và chuyển sang điều trị.
Đối với trường hợp âm tính với HIV, có thể được chỉ định uống thuốc kháng virút HIV và phải tái khám trong vòng 3-6 tháng để xác định có virút HIV trong cơ thể hay không. Có nhiều trường hợp bác sĩ xác định nguy cơ phơi nhiễm HIV thấp như có vết thương ngoài da nhưng không sâu, không bị chảy máu... sẽ không phải uống thuốc kháng virút HIV.
Bác sĩ Minh cũng cho biết các thủ tục thăm khám làm xét nghiệm HIV hiện nay rất đơn giản và ít tốn kém. Chi phí một lần xét nghiệm và tư vấn HIV như vậy khoảng 100.000 đồng. Cho nên ngoài việc sơ cứu vết thương đúng cách, người dân nếu rơi vào những tình huống có nguy cơ phơi nhiễm virút HIV như bị tấn công bằng kim tiêm hoặc sơ ý bị bơm kim tiêm của những đối tượng nghi ngờ nhiễm HIV đâm vào người thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị đúng đắn.
QUỲNH LIÊN