- Tham gia
- 23/8/2012
- Bài viết
- 721
hiều tối 24-2-2012, đang đứng chờ xe buýt trên đường Võ Văn Ngân Q.Thủ Đức, Nguyễn Thị Trinh (học viên trung cấp kế toán) thấy một thanh niên chạy xe máy vòng đi vòng lại khu vực đứng chờ xe buýt như tìm kiếm điều gì.
Bất chợt người thanh niên này hỏi: “Em ơi cho anh nhờ chút, ba anh dưới quê đang bệnh nặng cần tiền gấp, anh muốn bán cái máy khoan cho tiệm quen nhưng lại không muốn họ biết mặt, em giúp giùm anh. Nếu được anh gửi em ít tiền uống nước”. Thấy Trinh chần chừ, người thanh niên này vội vã nói thêm: “Nhờ em anh cũng ngại lắm, nhưng việc cần gấp quá. Cái máy này của Nhật giá gần chục triệu đồng, nếu bán được giá 6 triệu anh gửi em 800 ngàn đồng tiền công. Nếu không sợ người quen nhận ra thì anh cũng không phiền em đâu”.
Thấy người thanh niên khẩn khoản nhờ cậy, cộng thêm khoản tiền công khá lớn nên Trinh gật đầu đồng ý lên xe để người này chở đến tiệm bán máy. Khi tới nơi, người thanh niên ngỏ ý giữ giùm túi xách của Trinh để cô vào bán máy. Để Trinh yên tâm anh ta còn đưa chìa khóa xe cho Trinh giữ. Khi vào đến cửa hàng, đưa chiếc máy cho chủ tiệm thì Trinh mới biết chiếc máy thật ra chỉ có giá vài trăm nghìn đồng. Khi Trinh quay ra định nói lại với người thanh niên thì hắn đã biến mất cùng với túi xách bên trong đựng laptop của cô. Thì ra chùm chìa khóa mà hắn đưa Trinh giữ làm tin chỉ là chìa khóa phụ.
Cũng dính vào bẫy của những kẻ lừa đảo nhưng trường hợp của Nguyễn Thị Thảo (sinh viên Đại học DLHB) còn tinh vi hơn. Tối 12-3, đang trên đường đi học về, đột nhiên Thảo thấy hai thanh niên chạy sát gần mình và hỏi: “Em gì ơi, cho bọn anh hỏi thăm một chút được không?”. Tưởng người muốn hỏi đường nên Thảo cho chạy xe chậm lại và lắng nghe. Người này chỉ cho cô chiếc túi xách và nói: “Bọn anh đang bận quá mà có cái máy in phải đem giao gấp cho cửa hàng quen nhờ sửa giùm. Bây giờ em đem giúp qua cho họ, bọn anh sẽ trả tiền công, không sợ thiệt đâu”.
Nghe thấy vậy Thảo vội vàng từ chối vì đã một vài lần đọc thông tin lừa đảo trên mạng, nhưng hai người thanh niên này vẫn tiếp tục chạy xe theo năn nỉ: “Thấy em con gái nên bọn anh mới tin tưởng nhờ thôi, chỉ cần em mang qua nhờ họ sửa giúp bọn anh sẽ gửi em 200 ngàn đồng tiền công”. Thấy hai thanh niên nói vậy Thảo cũng có chút yên tâm nên đồng ý. Một trong hai thanh niên tiếp tục nói: “Tiệm người quen của bọn anh ở trong hẻm trên đường Phan Huy Ích. Khi nào em tới thì gọi để người ta ra đem máy vào, em lấy điện thoại ra lưu số đi anh đọc cho”. Khi Thảo vừa rút điện thoại ra khỏi túi thì tên ngồi sau đột nhiên chồm tới giựt phắt chiếc điện thoại trên tay và rồ ga chạy mất.
Hiện những kẻ lừa đảo, cướp giật thường nhắm vào sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ để ra tay. Các bạn nữ nên cảnh giác khi ra đường để tránh trở thành nạn nhân cho những kẻ bất lương
Bất chợt người thanh niên này hỏi: “Em ơi cho anh nhờ chút, ba anh dưới quê đang bệnh nặng cần tiền gấp, anh muốn bán cái máy khoan cho tiệm quen nhưng lại không muốn họ biết mặt, em giúp giùm anh. Nếu được anh gửi em ít tiền uống nước”. Thấy Trinh chần chừ, người thanh niên này vội vã nói thêm: “Nhờ em anh cũng ngại lắm, nhưng việc cần gấp quá. Cái máy này của Nhật giá gần chục triệu đồng, nếu bán được giá 6 triệu anh gửi em 800 ngàn đồng tiền công. Nếu không sợ người quen nhận ra thì anh cũng không phiền em đâu”.
Thấy người thanh niên khẩn khoản nhờ cậy, cộng thêm khoản tiền công khá lớn nên Trinh gật đầu đồng ý lên xe để người này chở đến tiệm bán máy. Khi tới nơi, người thanh niên ngỏ ý giữ giùm túi xách của Trinh để cô vào bán máy. Để Trinh yên tâm anh ta còn đưa chìa khóa xe cho Trinh giữ. Khi vào đến cửa hàng, đưa chiếc máy cho chủ tiệm thì Trinh mới biết chiếc máy thật ra chỉ có giá vài trăm nghìn đồng. Khi Trinh quay ra định nói lại với người thanh niên thì hắn đã biến mất cùng với túi xách bên trong đựng laptop của cô. Thì ra chùm chìa khóa mà hắn đưa Trinh giữ làm tin chỉ là chìa khóa phụ.
Cũng dính vào bẫy của những kẻ lừa đảo nhưng trường hợp của Nguyễn Thị Thảo (sinh viên Đại học DLHB) còn tinh vi hơn. Tối 12-3, đang trên đường đi học về, đột nhiên Thảo thấy hai thanh niên chạy sát gần mình và hỏi: “Em gì ơi, cho bọn anh hỏi thăm một chút được không?”. Tưởng người muốn hỏi đường nên Thảo cho chạy xe chậm lại và lắng nghe. Người này chỉ cho cô chiếc túi xách và nói: “Bọn anh đang bận quá mà có cái máy in phải đem giao gấp cho cửa hàng quen nhờ sửa giùm. Bây giờ em đem giúp qua cho họ, bọn anh sẽ trả tiền công, không sợ thiệt đâu”.
Nghe thấy vậy Thảo vội vàng từ chối vì đã một vài lần đọc thông tin lừa đảo trên mạng, nhưng hai người thanh niên này vẫn tiếp tục chạy xe theo năn nỉ: “Thấy em con gái nên bọn anh mới tin tưởng nhờ thôi, chỉ cần em mang qua nhờ họ sửa giúp bọn anh sẽ gửi em 200 ngàn đồng tiền công”. Thấy hai thanh niên nói vậy Thảo cũng có chút yên tâm nên đồng ý. Một trong hai thanh niên tiếp tục nói: “Tiệm người quen của bọn anh ở trong hẻm trên đường Phan Huy Ích. Khi nào em tới thì gọi để người ta ra đem máy vào, em lấy điện thoại ra lưu số đi anh đọc cho”. Khi Thảo vừa rút điện thoại ra khỏi túi thì tên ngồi sau đột nhiên chồm tới giựt phắt chiếc điện thoại trên tay và rồ ga chạy mất.
Hiện những kẻ lừa đảo, cướp giật thường nhắm vào sinh viên, đặc biệt là sinh viên nữ để ra tay. Các bạn nữ nên cảnh giác khi ra đường để tránh trở thành nạn nhân cho những kẻ bất lương