- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Hãy là con cáo, sói, sư tử, cú, đại bàng trước khi chuyển hóa thành con rồng. Nếu có sáng tạo, tư duy độc lập và tinh thần doanh nhân cao thượng thì doanh nhân Việt Nam sẽ sớm đánh thức được nền kinh tế, đánh thức con Rồng đang ngủ quên”.
Làm lớn từ những việc nhỏ
Tại phiên thảo luận “Kinh thương Việt Nam - Đánh thức con Rồng ngủ quên” diễn ra cuối tuần trước tại TPHCM do chương trình Hạt giống lãnh đạo IPL khởi xướng, đông đảo bạn trẻ, sinh viên (SV) ưu tú của các trường đại học đã được nghe các doanh nhân thành đạt truyền lửa lập thân, làm giàu.
Cả khán trường hôm ấy chật kín người. Mỗi bạn trẻ có thể là doanh nhân, là SV, là người hoạt đông trong lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật… nhưng đều có một khát khao cống hiến, sống cháy bùng và chí lập thân cao. Trước mặt họ là những doanh nhân tận tình kể chuyện đời, chuyện kinh doanh, truyền lửa khát vọng cho đàn em.
Các doanh nhân cho rằng, trong những thập niên trước, nước ta cũng có nhiều doanh nhân giỏi nhưng họ lại là “những ngôi sao cô đơn”. Muốn một đất nước Việt Nam phát triển, những bạn trẻ bước vào đời lập nghiệp cần phải biết khai sáng và tự “đánh thức” lẫn nhau.
Sự gặp gỡ giữa 2 thế hệ doanh nhân.
Nhiều bạn trẻ bày tỏ sự băn khoăn khi có quá nhiều luồng thông tin, nguồn văn hóa từ nước ngoài tràn vào. Họ trở nên lạc lối, không biết đi hướng nào cho đúng đắn nhất. Thậm chí, khi vào nhà sách chọn sách khởi nghiệp, đủ loại sách không biết chọn sách nào bày làm giàu thực tế, hiệu quả nhất. Thế hệ trẻ ngày nay, dự trên mặt bằng chung, họ hơn đàn anh ở việc tiếp nhận công nghệ hiện đại, ngoại ngữ… nhưng họ vẫn chưa phát huy hết lợi thế của mình.
“Người Việt Nam rất tự hào về mình nhưng cũng có tính hướng ngoại nhiều quá. Vì vậy, trong giáo dục, đào tạo, cần đề cao tinh thần doanh nhân, đề cao tinh thần sẵn sàng thất bại khi khởi nghiệp thì các bạn trẻ mới mạnh dạn vươn đến những tầm cao”, CEO trẻ Trần Ngọc Thái Sơn tâm sự.
Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Đồng Tâm Group cho rằng, quan niệm của ông là làm được việc nhỏ thì sẽ làm được việc lớn. “Tôi lúc nào cũng lạc quan, tự tin và suy nghĩ đơn giản về vấn đề. Người làm doanh nghiệp rất cực các bạn à. Ăn mặc, đi xe sang trọng như vậy nhưng mỗi khi về là cảm giác rất cô đơn. May mà tôi có nhiều bạn bè để chia vui. Kinh nghiệm, trải nghiệm cuộc đời, thương trường là rất quan trọng nên các em sinh viên đừng nôn nóng ra trường là mở công ty”, ông Thắng chia sẻ.
Để một công ty phát triển, cần phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa ấy xuất phát từ giáo dục mà nên. Vì vậy, để giáo dục tốt thì cần phải xây dựng một ý thức cộng đồng tốt. Điều này không hề đơn giản.
Ông Thắng đem câu chuyện một công ty của mình ở miền Trung, ông rất đau đầu khi thấy mỗi khi ăn, giấy vệ sinh công nhân vứt trắng cả xưởng. Ông giao cho giám đốc khu vực này trong một tháng phải chấm dứt tình trạng xả rác bừa bãi. Một tháng sau, giám đốc lắc đầu với ông chủ rằng mình đã chịu thua. Vậy là ngay trong chuyến công tác ra miền Trung, trưa hôm ấy ông Thắng đội nón đi nhặt từng tờ giấy rác công nhân xả xuống. Hành động đó đã khiến nhiều nhân viên tâm phục, khẩu phục và “vấn nạn” xả rác bừa bãi chấm dứt ngay.
Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Thép Việt Group cho rằng, mỗi bạn trẻ phải biết đi trên chính đôi chân của mình, biết xác định chiến lược đúng đắn. Mỗi người phải tư duy độc lập. Không suy nghĩ độc lập, ắt không có sự tiến bộ. Chính sự đối lập, chấp nhận những tư duy trái ngược nhau thì mới thành công. Còn độc quyền về chân lý, ắt sẽ khó khăn cho sự phát triển.
Ông Thái kể, những ngày đầu khởi nghiệp, ông tự làm tất cả mọi việc như canh dây curoa trong hệ thống máy móc… Nhờ những việc nhỏ và thực tế ấy mà ông mới có ý niệm về tự động hóa… Và nhờ ý niệm đó mà giờ ông có một doanh nghiệp đứng vững trên thương trường. “Một người muốn phát triển phải đi từ những cái nhỏ. Đừng hy vọng xây dựng một tập đoàn với số tiền khổng lồ nào đó mà chưa từng là con người thành công từ cái nhỏ”, ông Thái chia sẻ.
Đánh thức con Rồng ngủ quên
Có người ví nền kinh tế Việt Nam như con rồng đang ngủ quên. Muốn đất nước phát triển, sánh vai thì phải làm sao đánh thức con rồng ấy. Trọng trách “đánh thức” đang là sứ mệnh của những người Việt trẻ.
Tuy nhiên, hiện có nhiều bạn trẻ mới bước vào thương trường cứ nghĩ mình đã là… rồng. Điều này vô cùng tai hại. Tâm lý tự mãn sẽ hủy hoại thế hệ và chính bản thân mình.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Trung Nguyên Group dí dỏm: “Chúng ta có máu, gien Rồng. Nhưng cần xác định rõ, rồng đực hay cái, ngủ hay thức, rồng ở ruộng hay đại dương?”.
Thế hệ doanh nhân đi trước khuyên các bạn trẻ lập thân từ những việc nhỏ.
Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, để không có sự đứt đoạn cần có tầm nhìn xuyên thế hệ. “Có thể ngày mai chúng tôi biến mất nhưng có những con rồng con kế thừa quá khứ, hướng đến tương lai. Chúng ta đang thiếu hệ giá trị cốt lõi nên nay thấy Trung Quốc hay, mai thấy Mỹ tốt và chúng ta bối rối trong một rừng thông tin hội nhập. Chúng ta phải có niềm tin. Đừng là người đẽo cày giữa đường”, ông Vũ chia sẻ.
Chủ tịch của Trung Nguyên phân tích rằng, các học thuyết về tôn giáo, chính trị, kinh tế đều du nhập từ nước ngoài. Chưa có cái “não” của Việt Nam. Một quốc gia mẫu mực cần có nền chính trị mẫu mực, giáo dục tiên tiến và kinh tế hùng mạnh. Để quốc gia phát triển, kinh tế hùng mạnh thì cần có tinh thần sáng tạo, tinh thần doanh nhân cao thượng và tư duy độc lập. Muốn làm một con rồng, trước hết phải hóa kiếp qua các con: đại bàng (phóng tầm mắt nhìn xa 60km, tập trung cao độ khi săn mồi), cú (quay 360 độ, nhìn xuyên màn đêm), sư tử (biểu tượng của sức mạnh), sói (đồng đội, kỷ luật, biết phối hợp khi săn mồi) và có tính chất mưu lược của con cáo.
“Chúng ta nghĩ gì, làm gì rất là quan trọng. Chúng ta phải biết tự giáo dục, giáo dục lẫn nhau. Bình tĩnh, suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thì con Rồng đang ở rất gần chúng ta”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói.
Làm lớn từ những việc nhỏ
Tại phiên thảo luận “Kinh thương Việt Nam - Đánh thức con Rồng ngủ quên” diễn ra cuối tuần trước tại TPHCM do chương trình Hạt giống lãnh đạo IPL khởi xướng, đông đảo bạn trẻ, sinh viên (SV) ưu tú của các trường đại học đã được nghe các doanh nhân thành đạt truyền lửa lập thân, làm giàu.
Cả khán trường hôm ấy chật kín người. Mỗi bạn trẻ có thể là doanh nhân, là SV, là người hoạt đông trong lĩnh vực giáo dục, nghệ thuật… nhưng đều có một khát khao cống hiến, sống cháy bùng và chí lập thân cao. Trước mặt họ là những doanh nhân tận tình kể chuyện đời, chuyện kinh doanh, truyền lửa khát vọng cho đàn em.
Các doanh nhân cho rằng, trong những thập niên trước, nước ta cũng có nhiều doanh nhân giỏi nhưng họ lại là “những ngôi sao cô đơn”. Muốn một đất nước Việt Nam phát triển, những bạn trẻ bước vào đời lập nghiệp cần phải biết khai sáng và tự “đánh thức” lẫn nhau.
Sự gặp gỡ giữa 2 thế hệ doanh nhân.
“Người Việt Nam rất tự hào về mình nhưng cũng có tính hướng ngoại nhiều quá. Vì vậy, trong giáo dục, đào tạo, cần đề cao tinh thần doanh nhân, đề cao tinh thần sẵn sàng thất bại khi khởi nghiệp thì các bạn trẻ mới mạnh dạn vươn đến những tầm cao”, CEO trẻ Trần Ngọc Thái Sơn tâm sự.
Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Đồng Tâm Group cho rằng, quan niệm của ông là làm được việc nhỏ thì sẽ làm được việc lớn. “Tôi lúc nào cũng lạc quan, tự tin và suy nghĩ đơn giản về vấn đề. Người làm doanh nghiệp rất cực các bạn à. Ăn mặc, đi xe sang trọng như vậy nhưng mỗi khi về là cảm giác rất cô đơn. May mà tôi có nhiều bạn bè để chia vui. Kinh nghiệm, trải nghiệm cuộc đời, thương trường là rất quan trọng nên các em sinh viên đừng nôn nóng ra trường là mở công ty”, ông Thắng chia sẻ.
Để một công ty phát triển, cần phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa ấy xuất phát từ giáo dục mà nên. Vì vậy, để giáo dục tốt thì cần phải xây dựng một ý thức cộng đồng tốt. Điều này không hề đơn giản.
Ông Thắng đem câu chuyện một công ty của mình ở miền Trung, ông rất đau đầu khi thấy mỗi khi ăn, giấy vệ sinh công nhân vứt trắng cả xưởng. Ông giao cho giám đốc khu vực này trong một tháng phải chấm dứt tình trạng xả rác bừa bãi. Một tháng sau, giám đốc lắc đầu với ông chủ rằng mình đã chịu thua. Vậy là ngay trong chuyến công tác ra miền Trung, trưa hôm ấy ông Thắng đội nón đi nhặt từng tờ giấy rác công nhân xả xuống. Hành động đó đã khiến nhiều nhân viên tâm phục, khẩu phục và “vấn nạn” xả rác bừa bãi chấm dứt ngay.
Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Thép Việt Group cho rằng, mỗi bạn trẻ phải biết đi trên chính đôi chân của mình, biết xác định chiến lược đúng đắn. Mỗi người phải tư duy độc lập. Không suy nghĩ độc lập, ắt không có sự tiến bộ. Chính sự đối lập, chấp nhận những tư duy trái ngược nhau thì mới thành công. Còn độc quyền về chân lý, ắt sẽ khó khăn cho sự phát triển.
Ông Thái kể, những ngày đầu khởi nghiệp, ông tự làm tất cả mọi việc như canh dây curoa trong hệ thống máy móc… Nhờ những việc nhỏ và thực tế ấy mà ông mới có ý niệm về tự động hóa… Và nhờ ý niệm đó mà giờ ông có một doanh nghiệp đứng vững trên thương trường. “Một người muốn phát triển phải đi từ những cái nhỏ. Đừng hy vọng xây dựng một tập đoàn với số tiền khổng lồ nào đó mà chưa từng là con người thành công từ cái nhỏ”, ông Thái chia sẻ.
Đánh thức con Rồng ngủ quên
Có người ví nền kinh tế Việt Nam như con rồng đang ngủ quên. Muốn đất nước phát triển, sánh vai thì phải làm sao đánh thức con rồng ấy. Trọng trách “đánh thức” đang là sứ mệnh của những người Việt trẻ.
Tuy nhiên, hiện có nhiều bạn trẻ mới bước vào thương trường cứ nghĩ mình đã là… rồng. Điều này vô cùng tai hại. Tâm lý tự mãn sẽ hủy hoại thế hệ và chính bản thân mình.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Trung Nguyên Group dí dỏm: “Chúng ta có máu, gien Rồng. Nhưng cần xác định rõ, rồng đực hay cái, ngủ hay thức, rồng ở ruộng hay đại dương?”.
Thế hệ doanh nhân đi trước khuyên các bạn trẻ lập thân từ những việc nhỏ.
Chủ tịch của Trung Nguyên phân tích rằng, các học thuyết về tôn giáo, chính trị, kinh tế đều du nhập từ nước ngoài. Chưa có cái “não” của Việt Nam. Một quốc gia mẫu mực cần có nền chính trị mẫu mực, giáo dục tiên tiến và kinh tế hùng mạnh. Để quốc gia phát triển, kinh tế hùng mạnh thì cần có tinh thần sáng tạo, tinh thần doanh nhân cao thượng và tư duy độc lập. Muốn làm một con rồng, trước hết phải hóa kiếp qua các con: đại bàng (phóng tầm mắt nhìn xa 60km, tập trung cao độ khi săn mồi), cú (quay 360 độ, nhìn xuyên màn đêm), sư tử (biểu tượng của sức mạnh), sói (đồng đội, kỷ luật, biết phối hợp khi săn mồi) và có tính chất mưu lược của con cáo.
“Chúng ta nghĩ gì, làm gì rất là quan trọng. Chúng ta phải biết tự giáo dục, giáo dục lẫn nhau. Bình tĩnh, suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thì con Rồng đang ở rất gần chúng ta”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói.
Theo Dân Trí