Kinh doanh không phải trò đùa

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Trào lưu teen mở cửa hàng kinh doanh, khởi nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ngày càng nở rộ. Nhưng đã có không ít cửa hàng “phá sản” chỉ sau vài tháng khai trương cùng những bài học nhớ đời!

Mở cửa hàng: nghĩ dễ làm khó

Chỉ cần số vốn từ 300 – 500k hoặc thậm chí không cần vốn ban đầu, nhiều teen có thể “mở” một cửa hàng online. Có mạng xã hội, việc quảng cáo sản phẩm trở nên khá đơn giản và thuận lợi: add friends, tag hình, post wall… là sẽ có khách hàng, nhưng việc kinh doanh không chỉ dừng lại ở đó. Khó khăn lớn nhất mà T. Trang (lớp 11, THPT Phổ thông Năng khiếu), chủ Nhỏ Shop chuyên bán băng đô, kẹp, cột tóc gặp phải là việc tìm mẫu mã và giao hàng. “Mình chưa có xe riêng nên khách muốn giao tận nơi mình phải nhờ chị giúp. Có lần đi giao hàng ở quận 12 về trễ, mình bị mẹ la té tát, cấm không cho mình buôn bán gì nữa, hic”. Đồng cảnh ngộ, K. Linh (lớp 12 THPT Nguyễn Thị Minh Khai), chủ cửa hàng quần áo online Smiley Shop tốn rất nhiều thời gian để tìm được mẫu mã ưng ý từ các trang web Trung Quốc. “Có ngày mình tốn 5 giờ để kiếm mẫu. Kiếm được mẫu đẹp thì nhiều khi hết hàng, phải trả lại tiền cọc cho khách, khá rắc rối”.

trodua-1-678614-8074.jpg


Sau 1 năm kinh doanh online, nhận thấy công việc thuận lợi, Y. N (sinh viên Đại học Ngoại thương) có quyết định khá táo bạo: mở cửa hàng bán vòng tay, đồ trang sức handmade để khách hàng có cơ hội nhìn ngắm trực tiếp sản phẩm. Được sự ủng hộ của bố, N. háo hức lập kế hoạch kinh doanh, thuê nhân công, thuê mặt bằng… chuẩn bị cho ngày khai trương. Nhưng ròng rã suốt 2 tháng, khách hàng gọi điện hỏi thăm thì ngày khai trương cửa hàng B. vẫn… dời lại tuần sau, tuần sau, tuần sau nữa. “Gần đến ngày khai trương chủ nhà tự dưng đổi ý, không cho mình thuê mặt bằng nữa. Căn nhà mình thuê làm kho cũng gặp trục trặc, mình phải vừa tìm nhà thuê vừa tìm mặt bằng mới”, N. chia sẻ. “Thoạt nhìn việc mở cửa hàng có vẻ đơn giản, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy có trăm việc nhỏ nhặt và những rắc rối mà mình không đoán trước trong kế hoạch”, N. than.

Những cửa hàng “chết yểu”

Áp lực lớn nhất của đa số “chủ cửa hàng tuổi teen” là thời gian dành cho việc học, rất nhiều cửa hàng đóng cửa sau 3 - 6 tháng kinh doanh. “Đa phần khách hàng là người lớn nên việc giao hàng gặp nhiều khó khăn vì họ yêu cầu giao hàng buổi trưa hoặc chiều, thời điểm bọn mình học ở trường”, Thanh Tú, đồng chủ cửa hàng Smiley Shop chia sẻ. “Nếu giao hàng qua đường bưu điện thì tiền lời sẽ thấp, nên bọn mình quyết định dừng lại dù cửa hàng đang ăn nên làm ra, trung bình bọn mình chỉ nhận 5 đơn hàng/tuần”, Tú tiếc nuối. Trầy trật mãi đến tháng thứ 3, N. mới thuê được một căn hộ nhỏ trên đường Phùng Văn Cung (Q. Phú Nhuận) để hoàn tất thủ tục khai trương cửa hàng. “Mình phải đảm bảo doanh số 10 triệu đồng/tháng để bù chi phí thuê mặt bằng (4 triệu đồng/tháng), nhân công, tiền mua nguyên vật liệu… Cửa hàng nằm trong một con hẻm, mặt tiền nhỏ và không đẹp lắm nên khách hàng khó lui tới, việc bán hàng chậm trễ, mình đành phải đóng cửa, học xong tính tiếp”, N. kể.

Dừng lại đúng lúc là lựa chọn khôn ngoan của khá nhiều teen khi “thấy khó mà chưa ló khôn”, nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. N. Hải (sinh viên Đại học Công nghệ Thông tin) từ thời là sinh viên năm 3 đã được nhận vào làm trong một công ti nước ngoài với vị trí lập trình viên, mức lương 1.000 USD/tháng, nhưng Hải vẫn không ngừng nghĩ đến niềm đam mê: mở quán cà phê dành riêng cho sinh viên. Hải cùng nhóm bạn thân thuyết phục các phụ huynh đầu tư số vốn 700 triệu đồng để mở quán. Nhưng tiền chỉ là bước khởi đầu, nhóm của Hải phải đối mặt với hàng loạt vấn đề “đau đầu” khác: thiết kế menu, lên giá cho món, tìm nguyên liệu cà phê, trang trí quán và rắc rối nhất là lo thủ tục, giấy tờ của quán. Nhiều khách hàng đến quán vẫn hay xuýt xoa khen nhóm, nhưng ít ai biết sau khi quán hoạt động hơn 8 tháng, nhóm vẫn phải bù lỗ 15 - 20 triệu đồng/tháng. “Sau đó nội bộ nhóm xảy ra lục đục, mọi người không tin tưởng ở nhau, tất cả rút hết vốn và bán lại cổ phần cho mình. Mình tự “bơi” với quán thêm vài tháng nữa thì… đuối, vì cứ phải bù lỗ liên tục. Cuối cùng mình đành phải sang quán cho người khác, lỗ cả trăm triệu”, Hải buồn bã kể.

Dù bây giờ đã quay trở lại công việc là một lập trình viên, Hải vẫn nhớ như in cảm giác buổi sáng nộp đơn xin nghỉ việc để tập trung kinh doanh quán cà phê. “Sáng hôm ấy mình thức dậy mà sợ đến nỗi hai chân cứ va lập cập vào nhau. Suốt thời gian sống tự lập thời sinh viên chưa bao giờ mình cảm thấy sợ như thế, cảm giác giống như mình rời bỏ tổ ấm bình an để đến với một thứ đầy rủi ro”, Hải bồi hồi kể lại.

Sẽ là đột phá và dám nghĩ dám làm, năng động nếu teen ấp ủ một dự án kinh doanh để trải nghiệm khả năng và đam mê. Nhưng để khởi nghiệp thành công teen cần có sự chuẩn bị từ kiến thức, tài chính, kĩ năng để không bị rơi vào “vực xoáy của thương trường”, nơi không dành cho những người xem kinh doanh là một cuộc chơi. Hãy cân nhắc kĩ trước khi bắt đầu teen nhé!

Kinh doanh cần có kiến thức


Thực tế chỉ có một số ít bạn trẻ kinh doanh thành công là do có xuất thân từ những gia đình có truyền thống kinh doanh hoặc phải bươn chải cuộc sống từ nhỏ và có sẵn tố chất. Các bạn trẻ có nhiều hạn chế khi bước vào lĩnh vực kinh doanh.

Bạn chưa thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, gồm nhiều phân đoạn: nghiên cứu thị trường, phân tích ưu khuyết sản phẩm, đánh giá độ rủi ro, phương án kinh doanh (đối tượng khách hàng là ai, bán hàng online hay trực tiếp…), thời điểm kinh doanh, khả năng quản lí cửa hàng (kho hàng, hình thức giao hàng, thu tiền, chăm sóc khách hàng, chế độ hậu mãi…).

Khả năng tài chính của teen còn hạn hẹp, không tạo được ưu thế kinh doanh. Ngoài ra, teen dễ gặp thất bại vì khó tạo niềm tin với khách hàng.
Kinh doanh là việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian, nếu không có sự tập trung sẽ khó thành công. Rất nhiều bạn khi dấn thân vào con đường kinh doanh đã bỏ học vì phải dành thời gian chăm sóc cửa hàng. Đến khi cửa hàng phá sản vì không đủ tiềm lực tài chính lẫn kiến thức kinh doanh thì việc học cũng đã dang dở.

Ông NGUYỄN TẤN HUY (Tổng Thư kí CLB Doanh nhân Sài Gòn, Giám đốc Công ti Việt Khoa)
Tự đánh giá tiềm năng kinh doanh

Tài chính cửa hàng của bạn có ổn không? Đừng chỉ đơn giản nhìn vào số tiền lãi mỗi tháng bạn thu được, mà phải tính toán cả những chi phí phát sinh cộng chi phí thời gian.
Kinh doanh có phát triển không? Phát triển theo nghĩa là cửa hàng ngày càng có nhiều khách hàng mới và có nhiều khách hàng trung thành (khách hàng quay lại dùng tiếp sản phẩm của bạn).
Hình thức và cách quản lí cửa hàng có chiếm nhiều thời gian của bạn không? Nếu có, nghĩa là bạn đang kinh doanh kém hiệu quả.
Phân bố thời gian: học hành, kinh doanh, giải trí xem có hợp lí không, việc học có giảm sút không?
Ông NGUYỄN TẤN HUY

Theo Mực Tím
 
×
Quay lại
Top