- Tham gia
- 31/12/2011
- Bài viết
- 3.334
Là sinh viên năm 4 (năm cuối), nghĩa là bạn không còn già nữa. Bạn đã đi đến đỉnh điểm của sự già, mà người ta thường gọi là "già háp", "già khú đế", đại loại vậy.
Năm 4 thì làm gì?
***
1. Năm 4 thì làm gì?
Là sinh viên năm 4 (năm cuối), nghĩa là bạn không còn già nữa. Bạn đã đi đến đỉnh điểm của sự già, mà người ta thường gọi là "già háp", "già khú đế", đại loại vậy. Có một sự thật là càng lớn lên người ta càng sợ, và cường độ của nỗi sợ thì cứ tăng tiến theo thời gian. Cái cảm giác sắp phải đối mặt với tấm bằng tốt nghiệp và 1 cái thế giới rộng lớn hơn gấp trăm nghìn lần hội trường B11, cũng đủ để cho con người (ít nhất là người như tôi) phải bất giác ngưng thở 1 nhịp hay "quéo chân quéo cẳng" nghĩ về nó.
Cuộc đời của 1 sinh viên năm 4 có thể gói gọn trong 2 từ chính: "ra trường". Làm thế nào để ra trường? - đó là nhiệm vụ trước mắt và quan trọng nhất. Những "người già" như tôi sẽ tiếp tục học những gì cần học, "trả nợ" những môn cần trả nợ rồi bước chân vào khóa luận hay thực tập cuối kỳ. Ai đó màu mè tức thời hơn sẽ tìm trước việc làm cho an toàn, hoặc chuẩn bị học tiếng anh đi du học. Một số sẽ lên kế hoạch đi du lịch, hoặc kiếm tiền để đi du lịch, v.v... Mọi thứ chỉ đơn giản thế thôi, tất nhiên là trừ những tình huống bất ngờ, cũng như những quyết định quá táo bạo (như đi lấy chồng, hay chuyển đổi giới tính chẳng hạn)...
Chỉ là thế. Vậy thì câu hỏi "làm gì?" nêu trên, để không quá dễ trả lời, sẽ không hẳn dành cho bất kì một sinh viên nào. Tôi muốn dành cho tôi, trước tiên, và cho những ai đã từng gắn bó với Đoàn - Hội, với câu lạc bộ, đội, nhóm, với các sự kiện, cuộc thi và công tác tình nguyện ở trường. Năm 4 rồi đấy, bạn sẽ làm gì?
Năm 4, nghĩa là bạn sẽ mất đi cơ hội sưu tập thêm một vài cái áo, vài cái thẻ ghi "Ban tổ chức", "Cộng tác viên" hay thậm chí là ghi hẳn tên mình nếu "nắm trùm" một bộ phận nào đó. Bạn sẽ thiếu hẳn một cái cớ để thưa với ba mẹ khi đi sớm về khuya, thiếu hẳn một dịp để cùng "chém gió", kể cho những người cùng ban, cùng hội, cùng CLB về chuyện đời chuyện người, để nói và được nghe người khác nói.
Năm 4, nghĩa là bạn không phải lo xem chương trình chạy thế nào, tổng duyệt ra sao, truyền thông có ổn không, khách mời có tốt không, người ta có bàn tán, "nói xấu" gì không, những việc nho nhỏ như micro có bình thường không, đủ trà đá cho mọi người chưa, hay... trời hôm nay liệu có mưa không, v.v... Bạn không phải dự những buổi họp cả bình thường lẫn bất thường, than thở, vui mừng, hay cãi nhau chí chóe để bảo vệ cái họa tiết màu xanh lá cây mà theo bọn nó là "củ chuối" trên sân khấu, rồi cuối cùng đập bàn bỏ về "tao không thèm nhìn mặt tụi bây nữa"...
Năm 4, bạn xuất hiện một cách ẩn khuất và mờ nhạt hơn trước, thông thường chỉ có thể ngồi vào một chức danh cao sang là "cố vấn", nghĩa là tư vấn thế này thế nọ thế kia, nghe hay không là chuyện của... bọn nó. Với những cuộc thi, từ người phỏng vấn trở thành người được (bị) phỏng vấn, từ 1 thành viên BTC hùng vĩ trở thành... thí sinh, và từ thí sinh bước thẳng xuống hàng ghế khán giả.
Chuỗi sự kiện đó sẽ dẫn đến phản ứng chia làm 2 xu hướng, một là "im lặng", tức là hầu như rất ít, thậm chí không có một sự liên lạc nào với tổ chức mà mình từng hoạt động. Trong "ban" của tôi, một vài chị lớn khi bước vào năm 4 thì gần như "mất tích". Lặng tăm. Hội họp ăn uống không thấy đến. Không ai biết ai đang làm gì. Nhưng tôi thật sự bất ngờ khi lâu lâu lại nhận được 1 cái mail, đại loại như "ê nhóc, đang có học bổng này nè, đưa lên đi", "công ty chị đang tuyển người nè, em đăng lên thử", "chị thấy bài này hay nè, em đăng lại thử xem", v.v... Trong ý niệm của các chị, dường như đã có một chỗ cho cái tên đã gắn bó 2 hay 3 năm qua, và việc gửi thông tin gì đó hay ho khi vô tình tìm thấy cho chúng tôi đã trở thành một thói quen, một "công việc" nhỏ xíu trong năm 4 và thậm chí cả những năm sau.
Thứ 2 là xu hướng "níu kéo", nghĩa là vẫn tham gia một phần, hoặc đầy đủ các hoạt động của tổ chức, vẫn liên kết, gắn bó trên con đường mình đi, như chưa hề có cuộc chia ly. Tôi cũng biết một anh, cũng im lặng khi sang năm 4, nhưng thi thoảng vẫn chat với tôi trên Facebook, nhắn tin, rằng "Anh thấy thế này ổn rồi đấy, bên kia thì chưa được", "Tụi bây làm cái gì mà kết quả lên chậm thế?", hay đơn giản là "Chúc mừng các bạn! Anh tự hào về các bạn." Mọi thứ đơn giản vậy thôi, nhưng tôi biết anh vẫn hiện diện, và sau tất cả, vẫn dõi theo công việc và chính cả bản thân chúng tôi.
Năm 4, người ta mỉm cười thầm lặng theo một cách mà bạn không thể nào ngờ tới...
2. Năm 4 thì tiếc gì?
Đầu tiên là thời gian, chắc chắn rồi. Tuổi trẻ qua đi như một cơn mưa rào. Phút chốc bạn thấy mình ngơ ngác bước vào hội trường B11 với hàng trăm tân sinh viên, phút chốc bạn thấy mình đứng trước cổng trường, đối diện với hơn 90 triệu người Việt Nam và 7 tỉ người trên thế giới. Đó là lúc bạn "đã đủ lớn để mong bé lại". Tôi tiếc năm nhất đầy định kiến và lạ lẫm, năm 2 thiếu đi một nhiệt huyết, năm 3 thiếu hẳn một ước mơ, và ngay tại lúc này, tôi tiếc việc mình phải hối tiếc cho tất cả những điều đó.
Tôi tiếc một lời nói, một hành động, một tin nhắn đơn giản mà khiến người khác phải suy nghĩ hay buồn lòng. Những suy nghĩ trẻ con cứ thế làm hao mòn dần những mối quan hệ, vốn đã quá khó để giữ lại như một cơn mưa rào xõa xuống trên vai. Tôi thèm xin lỗi một cơ số người và được một cơ số người khác xin lỗi, nhưng đó là những điều gần như không bao giờ xảy đến, một khi quan hệ đã tuột mất khỏi tầm tay.
Tôi tiếc một cái bắt tay thân tình, một động lực để có thể nắm lấy những cánh tay đang sẵn sàng chờ đón, giúp tôi tiến lên phía trước. Những cơ hội. Tôi không tận dụng, đánh giá thấp, thậm chỉ là nhiều lúc cư xử không đường hoàng với những người đáng ra phải thế, để rồi bây giờ phải tự mình tìm lại những nét chữ đầu tiên của một bài học quá đỗi sơ khai: "sống tử tế".
Nhưng sau tất cả, tôi nghĩ "cái tình" là điều giữ chúng tôi lại với nhau, giữ lại những kí ức thật đẹp và khơi gợi một niềm đam mê làm sống dậy, mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hơn tất cả những điều đó. Tình cảm giữa những con người từng thức khuya dậy sớm, cùng nhau trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm, để rồi cùng thất bại và cùng thành công. Tình cảm giữa các thế hệ trong trường với nhau, nhìn những gương mặt thấp thoáng bóng hình của chính mình hai ba năm về trước, và những lứa đàn em đang từng bước đi trên con đường của mình một cách vững vàng hơn, chắc chắn hơn, với đầy đủ niềm đam mê và nhiệt huyết.
Và bạn biết chắc rằng, những điều đó làm nên một phần con người bạn, phần sẽ theo suốt bạn không chỉ là trong năm thứ 4, mà là suốt những năm còn lại.
...
Ừ, tại trường tôi, những người già đã "làm nên chương trình" theo cách như thế đó.
Giờ đây, đứng trước ngưỡng cửa cuối cùng của quãng đời sinh viên, tôi chọn công việc đầu tiên là viết những dòng này, cho những người đã hoặc chưa tìm thấy những điều sẽ làm trong năm 4.
Năm 4, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng để nắm lấy những đôi tay.
"Hãy khóc cùng nhau khi có thể. Đừng để sau này rồi khóc một mình, buồn lắm!" - PTNK confession
Dương Hồng Phúc
Năm 4 thì làm gì?
***
1. Năm 4 thì làm gì?
Là sinh viên năm 4 (năm cuối), nghĩa là bạn không còn già nữa. Bạn đã đi đến đỉnh điểm của sự già, mà người ta thường gọi là "già háp", "già khú đế", đại loại vậy. Có một sự thật là càng lớn lên người ta càng sợ, và cường độ của nỗi sợ thì cứ tăng tiến theo thời gian. Cái cảm giác sắp phải đối mặt với tấm bằng tốt nghiệp và 1 cái thế giới rộng lớn hơn gấp trăm nghìn lần hội trường B11, cũng đủ để cho con người (ít nhất là người như tôi) phải bất giác ngưng thở 1 nhịp hay "quéo chân quéo cẳng" nghĩ về nó.
Cuộc đời của 1 sinh viên năm 4 có thể gói gọn trong 2 từ chính: "ra trường". Làm thế nào để ra trường? - đó là nhiệm vụ trước mắt và quan trọng nhất. Những "người già" như tôi sẽ tiếp tục học những gì cần học, "trả nợ" những môn cần trả nợ rồi bước chân vào khóa luận hay thực tập cuối kỳ. Ai đó màu mè tức thời hơn sẽ tìm trước việc làm cho an toàn, hoặc chuẩn bị học tiếng anh đi du học. Một số sẽ lên kế hoạch đi du lịch, hoặc kiếm tiền để đi du lịch, v.v... Mọi thứ chỉ đơn giản thế thôi, tất nhiên là trừ những tình huống bất ngờ, cũng như những quyết định quá táo bạo (như đi lấy chồng, hay chuyển đổi giới tính chẳng hạn)...
Chỉ là thế. Vậy thì câu hỏi "làm gì?" nêu trên, để không quá dễ trả lời, sẽ không hẳn dành cho bất kì một sinh viên nào. Tôi muốn dành cho tôi, trước tiên, và cho những ai đã từng gắn bó với Đoàn - Hội, với câu lạc bộ, đội, nhóm, với các sự kiện, cuộc thi và công tác tình nguyện ở trường. Năm 4 rồi đấy, bạn sẽ làm gì?
Năm 4, nghĩa là bạn sẽ mất đi cơ hội sưu tập thêm một vài cái áo, vài cái thẻ ghi "Ban tổ chức", "Cộng tác viên" hay thậm chí là ghi hẳn tên mình nếu "nắm trùm" một bộ phận nào đó. Bạn sẽ thiếu hẳn một cái cớ để thưa với ba mẹ khi đi sớm về khuya, thiếu hẳn một dịp để cùng "chém gió", kể cho những người cùng ban, cùng hội, cùng CLB về chuyện đời chuyện người, để nói và được nghe người khác nói.
Năm 4, nghĩa là bạn không phải lo xem chương trình chạy thế nào, tổng duyệt ra sao, truyền thông có ổn không, khách mời có tốt không, người ta có bàn tán, "nói xấu" gì không, những việc nho nhỏ như micro có bình thường không, đủ trà đá cho mọi người chưa, hay... trời hôm nay liệu có mưa không, v.v... Bạn không phải dự những buổi họp cả bình thường lẫn bất thường, than thở, vui mừng, hay cãi nhau chí chóe để bảo vệ cái họa tiết màu xanh lá cây mà theo bọn nó là "củ chuối" trên sân khấu, rồi cuối cùng đập bàn bỏ về "tao không thèm nhìn mặt tụi bây nữa"...
Năm 4, bạn xuất hiện một cách ẩn khuất và mờ nhạt hơn trước, thông thường chỉ có thể ngồi vào một chức danh cao sang là "cố vấn", nghĩa là tư vấn thế này thế nọ thế kia, nghe hay không là chuyện của... bọn nó. Với những cuộc thi, từ người phỏng vấn trở thành người được (bị) phỏng vấn, từ 1 thành viên BTC hùng vĩ trở thành... thí sinh, và từ thí sinh bước thẳng xuống hàng ghế khán giả.
Chuỗi sự kiện đó sẽ dẫn đến phản ứng chia làm 2 xu hướng, một là "im lặng", tức là hầu như rất ít, thậm chí không có một sự liên lạc nào với tổ chức mà mình từng hoạt động. Trong "ban" của tôi, một vài chị lớn khi bước vào năm 4 thì gần như "mất tích". Lặng tăm. Hội họp ăn uống không thấy đến. Không ai biết ai đang làm gì. Nhưng tôi thật sự bất ngờ khi lâu lâu lại nhận được 1 cái mail, đại loại như "ê nhóc, đang có học bổng này nè, đưa lên đi", "công ty chị đang tuyển người nè, em đăng lên thử", "chị thấy bài này hay nè, em đăng lại thử xem", v.v... Trong ý niệm của các chị, dường như đã có một chỗ cho cái tên đã gắn bó 2 hay 3 năm qua, và việc gửi thông tin gì đó hay ho khi vô tình tìm thấy cho chúng tôi đã trở thành một thói quen, một "công việc" nhỏ xíu trong năm 4 và thậm chí cả những năm sau.
Thứ 2 là xu hướng "níu kéo", nghĩa là vẫn tham gia một phần, hoặc đầy đủ các hoạt động của tổ chức, vẫn liên kết, gắn bó trên con đường mình đi, như chưa hề có cuộc chia ly. Tôi cũng biết một anh, cũng im lặng khi sang năm 4, nhưng thi thoảng vẫn chat với tôi trên Facebook, nhắn tin, rằng "Anh thấy thế này ổn rồi đấy, bên kia thì chưa được", "Tụi bây làm cái gì mà kết quả lên chậm thế?", hay đơn giản là "Chúc mừng các bạn! Anh tự hào về các bạn." Mọi thứ đơn giản vậy thôi, nhưng tôi biết anh vẫn hiện diện, và sau tất cả, vẫn dõi theo công việc và chính cả bản thân chúng tôi.
Năm 4, người ta mỉm cười thầm lặng theo một cách mà bạn không thể nào ngờ tới...
2. Năm 4 thì tiếc gì?
Đầu tiên là thời gian, chắc chắn rồi. Tuổi trẻ qua đi như một cơn mưa rào. Phút chốc bạn thấy mình ngơ ngác bước vào hội trường B11 với hàng trăm tân sinh viên, phút chốc bạn thấy mình đứng trước cổng trường, đối diện với hơn 90 triệu người Việt Nam và 7 tỉ người trên thế giới. Đó là lúc bạn "đã đủ lớn để mong bé lại". Tôi tiếc năm nhất đầy định kiến và lạ lẫm, năm 2 thiếu đi một nhiệt huyết, năm 3 thiếu hẳn một ước mơ, và ngay tại lúc này, tôi tiếc việc mình phải hối tiếc cho tất cả những điều đó.
Tôi tiếc một lời nói, một hành động, một tin nhắn đơn giản mà khiến người khác phải suy nghĩ hay buồn lòng. Những suy nghĩ trẻ con cứ thế làm hao mòn dần những mối quan hệ, vốn đã quá khó để giữ lại như một cơn mưa rào xõa xuống trên vai. Tôi thèm xin lỗi một cơ số người và được một cơ số người khác xin lỗi, nhưng đó là những điều gần như không bao giờ xảy đến, một khi quan hệ đã tuột mất khỏi tầm tay.
Tôi tiếc một cái bắt tay thân tình, một động lực để có thể nắm lấy những cánh tay đang sẵn sàng chờ đón, giúp tôi tiến lên phía trước. Những cơ hội. Tôi không tận dụng, đánh giá thấp, thậm chỉ là nhiều lúc cư xử không đường hoàng với những người đáng ra phải thế, để rồi bây giờ phải tự mình tìm lại những nét chữ đầu tiên của một bài học quá đỗi sơ khai: "sống tử tế".
Nhưng sau tất cả, tôi nghĩ "cái tình" là điều giữ chúng tôi lại với nhau, giữ lại những kí ức thật đẹp và khơi gợi một niềm đam mê làm sống dậy, mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hơn tất cả những điều đó. Tình cảm giữa những con người từng thức khuya dậy sớm, cùng nhau trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm, để rồi cùng thất bại và cùng thành công. Tình cảm giữa các thế hệ trong trường với nhau, nhìn những gương mặt thấp thoáng bóng hình của chính mình hai ba năm về trước, và những lứa đàn em đang từng bước đi trên con đường của mình một cách vững vàng hơn, chắc chắn hơn, với đầy đủ niềm đam mê và nhiệt huyết.
Và bạn biết chắc rằng, những điều đó làm nên một phần con người bạn, phần sẽ theo suốt bạn không chỉ là trong năm thứ 4, mà là suốt những năm còn lại.
...
Ừ, tại trường tôi, những người già đã "làm nên chương trình" theo cách như thế đó.
Giờ đây, đứng trước ngưỡng cửa cuối cùng của quãng đời sinh viên, tôi chọn công việc đầu tiên là viết những dòng này, cho những người đã hoặc chưa tìm thấy những điều sẽ làm trong năm 4.
Năm 4, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng để nắm lấy những đôi tay.
"Hãy khóc cùng nhau khi có thể. Đừng để sau này rồi khóc một mình, buồn lắm!" - PTNK confession
Dương Hồng Phúc