- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
hi bạn đã bước qua tuổi 20 và đang là sinh viên năm 3, có nhiều thứ cần suy nghĩ hơn bạn tưởng.
Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị, không chỉ là “thực tập ở đâu”, “ra trường làm gì”, mà còn…
Một người để bạn sẻ chia
Càng lớn, chúng ta thường có khuynh hướng không bộc lộ nội tâm nhiều nữa, và cũng che giấu cảm xúc điêu luyện hơn. Rất nhiều việc chúng ta cần làm trong ngày nên chúng ta quên mất rằng, cần phải duy trì các mối quan hệ bạn bè. Qua 20 tuổi, chúng ta thường khép kín và ít bạn, nếu ở thời cấp 3 có hàng chục người bạn, thì lên đại học số lượng giảm còn một nửa, và sau 20 tuổi, số lượng bạn bè mà bạn hay liên hệ có khi chưa quá 3 người. Số lượng ở đây không quan trọng, điều quan trọng là bạn cần một người bạn đủ hiểu và tin tưởng bạn, sẵn sàng chia sẻ cùng bạn niềm vui, nỗi buồn, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Nói cách khác, bạn cần một người yêu bạn, quan tâm bạn và bạn cũng yêu họ.
Khi bạn bước qua tuổi 20, bạn cần trải nghiệm tình yêu, cần có một người làm động lực để phấn đấu, cần một chỗ dựa tinh thần để tìm về sau bao mệt mỏi ở giảng đường, xã hội…
Một công việc để trang trải
Nếu bạn đang là sinh viên năm 3 và bạn chưa bao giờ phải làm bất cứ việc gì để kiếm ra tiền, bạn nên lo lắng về điều đó. Cho dù gia đình bạn khá giả đi nữa thì họ không thể nuôi bạn mãi. Bạn phải tự trải nghiệm bằng chính đồng tiền do bạn tự kiếm được. Đừng viện lí do bận học, rất nhiều sinh viên thậm chí còn nhiều bài vở hơn bạn, họ vẫn tự đi làm kiếm thêm được. Nếu không có kĩ năng xã hội để trang bị trước, chắc chắn bạn sẽ dễ “sốc” và nản khi đi thực tập.
Một bảng kế hoạch từ nay đến năm 25 tuổi
Có thể bây giờ mọi thứ với bạn đều rất mơ hồ, nhưng bạn cũng cần vạch ra những kế hoạch cụ thể: việc bạn muốn làm ở hiện tại, những việc bạn cần hoàn thành, những điều bạn cần làm ngay sau khi tốt nghiệp, mục tiêu của bạn trong vài năm tới. Đó phải là một bảng kế hoạch chi tiết nhất, cụ thể nhất và phác họa rõ về bạn trong những năm về sau. Càng ghi rõ, bạn càng dễ dàng thành công. Còn nếu luôn lặp lại điệp khúc “để mai tính”, bạn luôn là người về đích sau cùng so với bạn bè cùng trang lứa.
Buông quyển sách xuống, và bước ra ngoài
Đừng chỉ ôm những quyển giáo trình khô khan nữa. Hãy đọc sách kĩ năng thật nhiều, và tập tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn không thích những nơi đông người, hãy đi du lịch cùng người thân, bạn bè. Bước qua tuổi 20, bạn cần kiến thức xã hội nhiều hơn cả kiến thức trên trường. Thực tế luôn khác xa lí thuyết bạn được học. Nếu bạn chậm thay đổi, bạn sẽ khó vượt qua những chướng ngại trong cuộc sống.
Có thể không giàu, nhưng không được “sa ngã”
Tiền luôn là vấn đề khiến sinh viên trăn trở. Bạn có thể nghèo, có thể thiếu thốn, nhưng đừng quá đặt nặng chuyện tiền bạc ngay khi bạn còn đi học. Nhiều bạn chỉ vì một chút tiền bạc mà làm nhiều điều sai trái với lương tâm, thậm chí đánh mất cả cuộc sống sinh viên. Có bạn vì làm thêm mà bỏ học vì “làm thêm có tiền hơn, đi học vừa chán vừa tốn kém”. Có thể bây giờ bạn chán chuyện học và thích kiếm tiền, nhưng vài năm sau bạn mới nhận ra rằng, nhiều tiền đến mấy cũng không mua nổi kiến thức và tấm bằng. Hãy ổn định trước, rồi sau đó “phá cách” cũng chưa muộn.
Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị, không chỉ là “thực tập ở đâu”, “ra trường làm gì”, mà còn…
Một người để bạn sẻ chia
Càng lớn, chúng ta thường có khuynh hướng không bộc lộ nội tâm nhiều nữa, và cũng che giấu cảm xúc điêu luyện hơn. Rất nhiều việc chúng ta cần làm trong ngày nên chúng ta quên mất rằng, cần phải duy trì các mối quan hệ bạn bè. Qua 20 tuổi, chúng ta thường khép kín và ít bạn, nếu ở thời cấp 3 có hàng chục người bạn, thì lên đại học số lượng giảm còn một nửa, và sau 20 tuổi, số lượng bạn bè mà bạn hay liên hệ có khi chưa quá 3 người. Số lượng ở đây không quan trọng, điều quan trọng là bạn cần một người bạn đủ hiểu và tin tưởng bạn, sẵn sàng chia sẻ cùng bạn niềm vui, nỗi buồn, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Nói cách khác, bạn cần một người yêu bạn, quan tâm bạn và bạn cũng yêu họ.
Khi bạn bước qua tuổi 20, bạn cần trải nghiệm tình yêu, cần có một người làm động lực để phấn đấu, cần một chỗ dựa tinh thần để tìm về sau bao mệt mỏi ở giảng đường, xã hội…
Nếu bạn đang là sinh viên năm 3 và bạn chưa bao giờ phải làm bất cứ việc gì để kiếm ra tiền, bạn nên lo lắng về điều đó. Cho dù gia đình bạn khá giả đi nữa thì họ không thể nuôi bạn mãi. Bạn phải tự trải nghiệm bằng chính đồng tiền do bạn tự kiếm được. Đừng viện lí do bận học, rất nhiều sinh viên thậm chí còn nhiều bài vở hơn bạn, họ vẫn tự đi làm kiếm thêm được. Nếu không có kĩ năng xã hội để trang bị trước, chắc chắn bạn sẽ dễ “sốc” và nản khi đi thực tập.
Một bảng kế hoạch từ nay đến năm 25 tuổi
Có thể bây giờ mọi thứ với bạn đều rất mơ hồ, nhưng bạn cũng cần vạch ra những kế hoạch cụ thể: việc bạn muốn làm ở hiện tại, những việc bạn cần hoàn thành, những điều bạn cần làm ngay sau khi tốt nghiệp, mục tiêu của bạn trong vài năm tới. Đó phải là một bảng kế hoạch chi tiết nhất, cụ thể nhất và phác họa rõ về bạn trong những năm về sau. Càng ghi rõ, bạn càng dễ dàng thành công. Còn nếu luôn lặp lại điệp khúc “để mai tính”, bạn luôn là người về đích sau cùng so với bạn bè cùng trang lứa.
Buông quyển sách xuống, và bước ra ngoài
Đừng chỉ ôm những quyển giáo trình khô khan nữa. Hãy đọc sách kĩ năng thật nhiều, và tập tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu bạn không thích những nơi đông người, hãy đi du lịch cùng người thân, bạn bè. Bước qua tuổi 20, bạn cần kiến thức xã hội nhiều hơn cả kiến thức trên trường. Thực tế luôn khác xa lí thuyết bạn được học. Nếu bạn chậm thay đổi, bạn sẽ khó vượt qua những chướng ngại trong cuộc sống.
Có thể không giàu, nhưng không được “sa ngã”
Tiền luôn là vấn đề khiến sinh viên trăn trở. Bạn có thể nghèo, có thể thiếu thốn, nhưng đừng quá đặt nặng chuyện tiền bạc ngay khi bạn còn đi học. Nhiều bạn chỉ vì một chút tiền bạc mà làm nhiều điều sai trái với lương tâm, thậm chí đánh mất cả cuộc sống sinh viên. Có bạn vì làm thêm mà bỏ học vì “làm thêm có tiền hơn, đi học vừa chán vừa tốn kém”. Có thể bây giờ bạn chán chuyện học và thích kiếm tiền, nhưng vài năm sau bạn mới nhận ra rằng, nhiều tiền đến mấy cũng không mua nổi kiến thức và tấm bằng. Hãy ổn định trước, rồi sau đó “phá cách” cũng chưa muộn.
o0o
Khi bạn đã là sinh viên năm 3, có rất nhiều điều bạn cần biết, rất nhiều thứ bạn cần học. Nhưng trên hết, bạn phải biết nghĩ xa, biết vạch ra mục tiêu cho cuộc đời mình và làm chủ vận mệnh, đừng để “dòng đời đưa đẩy”. Tuổi trẻ trôi qua rất nhanh, nếu bạn để thời gian phí hoài, bạn chắc chắn sẽ tiếc nuối.
Theo Mực Tím