- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhà nước đang đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở dịch vụ biển trên 21 đảo, cần bạn trẻ có trình độ, tâm huyết ra Trường Sa xây dựng biển, đảo.
Đó là ý kiến của Thu Hà - sinh viên (SV) năm hai Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tại buổi giao lưu SV với chiến sĩ hải quân và Ngày hội SV với biên giới, hải đảo do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tổ chức chiều qua (26/3). Cũng tại buổi giao lưu, nhiều SV, thanh niên bày tỏ mong muốn được đóng góp sức mình cho biển, đảo quê hương, sau khi tốt nghiệp sẵn sàng nhận công tác tại Trường Sa nhưng các em chưa biết phải làm thế nào để thực hiện được mong muốn này.
Không sợ gian khổ
“Từ lâu em đã mong muốn được đóng góp chút công sức của mình cho biển, đảo, nhất là ra Trường Sa làm việc. Nhưng nay đã là năm cuối ĐH mà em vẫn chưa tìm được thông tin về điều kiện để thực hiện ước mơ này. Em nghĩ mình còn trẻ, nơi nào đất nước khó khăn, cần sự đóng góp thì em sẵn sàng lên đường. Em không sợ gian khổ” - Lê Thị Vũ Ngân, SV năm tư khoa Địa chất Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, chia sẻ tại buổi giao lưu.
Chung tâm trạng, Thu Hà - SV năm hai Trường ĐH KHXH&NV TPHCM nói: “Chỉ cần Nhà nước có nhu cầu, cần những trí thức trẻ ra làm việc tại Trường Sa, chúng em sẵn sàng đi mà không chờ chính sách ưu đãi nào đâu”.
Anh Nguyễn Triều Trung - Phó Bí thư Đoàn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cho biết không ít SV mong muốn sau khi tốt nghiệp được cống hiến cho đất nước, xin về vùng biên giới, hải đảo để làm việc. “Các bạn gặp chúng tôi để hỏi về những chính sách, điều kiện để thực hiện điều đó nhưng chúng tôi chưa được hướng dẫn nên không thể trả lời. Tôi nghĩ cần công khai hơn thông tin về vấn đề này để các bạn trẻ có cơ hội cống hiến cho đất nước” - anh Trung bộc bạch.
Nhóm DK1 - SV khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM thi thuyết trình tiếng Anh về chủ quyền biển, đảo.
Học thật giỏi đã là yêu nước
Theo Đại tá Nguyễn Hải Triều - Thường trực Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân phía Nam, thực tế nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại khu vực mà các bạn trẻ cần biết chưa nhiều nhưng tương lai rất cần thế hệ trẻ tâm huyết, có trách nhiệm với đất nước. “Tình hình thực tế hiện nay là Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của chúng ta. Riêng quần đảo Trường Sa, đang diễn ra “tranh chấp sáu bên, năm nước”. Cụ thể: Trung Quốc chiếm bảy đảo; Philippines chiếm tám đảo; Malaysia chiếm bảy đảo; Đài Loan chiếm một đảo và một bãi cạn; Việt Nam kiểm soát chủ quyền 21 đảo. Tình hình nơi đây rất phức tạp nhưng cũng phải khẳng định với các bạn trẻ rằng nó vẫn đang trong tầm kiểm soát. Vì thế, hiện nay Nhà nước đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ biển trên 21 đảo, thời gian tới sẽ rất cần những bạn trẻ có trình độ, tâm huyết ra để xây dựng biển, đảo của ta”.
Nói thêm về việc cần làm đối với SV, thanh niên hiện nay, Đại tá Nguyễn Hải Triều cho rằng: “Thời gian vừa qua, sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa cho thấy rõ tấm lòng yêu nước của các bạn trẻ. Các bạn đã biết đoàn kết, chung tay, góp sức giúp Trường Sa xây nhà, xây trường, trồng rau… đó là những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình yêu nước nồng nàn. Tôi vui mừng vì tuổi trẻ ngày nay không hề thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ hiện tại của các bạn là phải học cho thật tốt. Xây dựng đất nước giàu mạnh cũng là cách bảo vệ chủ quyền vững chắc nhất”.
Đó là ý kiến của Thu Hà - sinh viên (SV) năm hai Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tại buổi giao lưu SV với chiến sĩ hải quân và Ngày hội SV với biên giới, hải đảo do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tổ chức chiều qua (26/3). Cũng tại buổi giao lưu, nhiều SV, thanh niên bày tỏ mong muốn được đóng góp sức mình cho biển, đảo quê hương, sau khi tốt nghiệp sẵn sàng nhận công tác tại Trường Sa nhưng các em chưa biết phải làm thế nào để thực hiện được mong muốn này.
Không sợ gian khổ
“Từ lâu em đã mong muốn được đóng góp chút công sức của mình cho biển, đảo, nhất là ra Trường Sa làm việc. Nhưng nay đã là năm cuối ĐH mà em vẫn chưa tìm được thông tin về điều kiện để thực hiện ước mơ này. Em nghĩ mình còn trẻ, nơi nào đất nước khó khăn, cần sự đóng góp thì em sẵn sàng lên đường. Em không sợ gian khổ” - Lê Thị Vũ Ngân, SV năm tư khoa Địa chất Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, chia sẻ tại buổi giao lưu.
Chung tâm trạng, Thu Hà - SV năm hai Trường ĐH KHXH&NV TPHCM nói: “Chỉ cần Nhà nước có nhu cầu, cần những trí thức trẻ ra làm việc tại Trường Sa, chúng em sẵn sàng đi mà không chờ chính sách ưu đãi nào đâu”.
Anh Nguyễn Triều Trung - Phó Bí thư Đoàn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cho biết không ít SV mong muốn sau khi tốt nghiệp được cống hiến cho đất nước, xin về vùng biên giới, hải đảo để làm việc. “Các bạn gặp chúng tôi để hỏi về những chính sách, điều kiện để thực hiện điều đó nhưng chúng tôi chưa được hướng dẫn nên không thể trả lời. Tôi nghĩ cần công khai hơn thông tin về vấn đề này để các bạn trẻ có cơ hội cống hiến cho đất nước” - anh Trung bộc bạch.
Nhóm DK1 - SV khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM thi thuyết trình tiếng Anh về chủ quyền biển, đảo.
Theo Đại tá Nguyễn Hải Triều - Thường trực Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân phía Nam, thực tế nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại khu vực mà các bạn trẻ cần biết chưa nhiều nhưng tương lai rất cần thế hệ trẻ tâm huyết, có trách nhiệm với đất nước. “Tình hình thực tế hiện nay là Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của chúng ta. Riêng quần đảo Trường Sa, đang diễn ra “tranh chấp sáu bên, năm nước”. Cụ thể: Trung Quốc chiếm bảy đảo; Philippines chiếm tám đảo; Malaysia chiếm bảy đảo; Đài Loan chiếm một đảo và một bãi cạn; Việt Nam kiểm soát chủ quyền 21 đảo. Tình hình nơi đây rất phức tạp nhưng cũng phải khẳng định với các bạn trẻ rằng nó vẫn đang trong tầm kiểm soát. Vì thế, hiện nay Nhà nước đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ biển trên 21 đảo, thời gian tới sẽ rất cần những bạn trẻ có trình độ, tâm huyết ra để xây dựng biển, đảo của ta”.
Nói thêm về việc cần làm đối với SV, thanh niên hiện nay, Đại tá Nguyễn Hải Triều cho rằng: “Thời gian vừa qua, sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa cho thấy rõ tấm lòng yêu nước của các bạn trẻ. Các bạn đã biết đoàn kết, chung tay, góp sức giúp Trường Sa xây nhà, xây trường, trồng rau… đó là những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tình yêu nước nồng nàn. Tôi vui mừng vì tuổi trẻ ngày nay không hề thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ hiện tại của các bạn là phải học cho thật tốt. Xây dựng đất nước giàu mạnh cũng là cách bảo vệ chủ quyền vững chắc nhất”.
SV hùng biện tiếng Anh về chủ quyền biển, đảo Hơn 200 SV đã tham cuộc thi hùng biện tiếng Anh với chủ đề “SV với biển, đảo quê hương” do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM tổ chức. Chiều qua (26/3), với phần hùng biện về tiềm năng biển Việt Nam và các giải pháp khai thác, ba chàng SV của nhóm APCS Sailors đã xuất sắc giành giải nhất. Mang rau ra Trường Sa Xuất phát từ một đề tài tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo SV” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ năm 2009, đến nay chương trình nghiên cứu trồng rau công nghệ cao, trồng rau không đất, trồng rau bằng ánh sáng điện… đã và đang được triển khai. Đông đảo SV hưởng ứng tham gia phong trào này. Hiện tại, chương trình đang được Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tiếp tục triển khai với cuộc vận động bán áo thun, logo, mũ có thêu khẩu hiệu “Mang rau xanh đến với Trường Sa” để lấy kinh phí thực hiện dự án Trồng rau bằng ánh sáng điện. Hiện tại cuộc vận động đã gây quỹ được hơn 20 triệu đồng. “Phương pháp trồng rau mà các bạn SV thực hiện, truyền đạt lại cho các anh em trên đảo rất dễ hiểu, dễ thực hành. Với cách trồng này thời gian thu hoạch rau ngắn cải thiện sản lượng rau đáng kể” - Trung úy Bùi Phúc Đoàn - cán bộ phụ trách hậu cần tại đảo Tốc Tan, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho biết. |
Theo Dân Trí