- Tham gia
- 26/8/2010
- Bài viết
- 2.078
- “Anh rất muốn trở thành một người… hơn bạn bè bên cạnh em. Nhưng vì một số lý do, chuyện tình cảm bây giờ anh chưa thể nghĩ đến. Khi ra trường, nhất định anh sẽ quay lại tìm em”.
Đó là mấy dòng trong mẩu giấy mà Phong, ĐH Công nghiệp viết gửi cho cô gái học hệ cao đẳng mà cậu đã theo đuổi nửa năm nay. Khi nàng đã sắp “đổ” thì Phong lại phải tìm đường tháo lui.
Yêu phải chàng họ “keo”!
Cuối tuần, Thăng, năm hai ĐH GTVT lò dò đạp xe đến phòng bạn gái mà cậu vừa tán đổ hôm Valentine . Vừa thấy Thăng, bốn em cùng phòng tíu tít: “Anh Thăng lâu ngày quá. Hôm nay chầu cà phê nữa anh hè”. Thăng lớ ngớ, gật đầu mà trong lòng như lửa đốt. Chiều nay, cậu vừa thanh toán tiền phòng. Giá phòng hôm ra Tết mới tăng lên 70.000 đồng, Thăng đã phải vay nóng của bạn. Mấy chục nghìn trong túi cũng là tiền vay.
Cũng may, bạn gái Thăng tinh ý, nháy mắt mấy cô bạn đi uống trà đá cho nó “xôm”. Thế là Thăng thoát nạn, chứ mà đi uống cà phê, dù là cà phê vỉa hè ly 7.000, Thăng cũng chết.
“Tuần này còn thế chưa biết tuần sau thế nào. Người ta mới nhận lời mà mình kéo đi đánh quả lẻ thì được tiếng “họ keo” ngay. Mà cứ tập đoàn thế này thì đến uống trà đá cũng nóng ruột” - Thăng thật thà.
Trước đây, T, trường Kiến trúc ít nhiều cũng trích ra khoảng 10 - 15.000 đồng mua quà mỗi khi đến phòng bạn gái. Có lúc chỉ cân táo, hay mấy củ đậu, túi bỏng ngô. Giờ thì chịu, khoản tiền đó, T phải để bù cho tiền điện nước và tiền ga mới tăng. Chẳng mấy chốc, mấy cô nàng trong phòng đánh tiếng là bủn xỉn. Đến bạn gái của cậu đôi lúc cũng giận dỗi: “Anh khác trước nhiều quá! Mọi người còn nói lúc tán anh tỏ ra thế thôi”.
T than thở: “Nói không ai tin chứ đôi lúc trong túi không có đến 10.000 đồng. Mà có cũng phải để dành chứ không thì nhịn đói. Bạn gái thông cảm cho thì còn may, chứ…”. Rồi T lại trầm ngâm như ông cụ non: “Nhìn thiên hạ yêu nhau quà này quà nọ, ai tính mấy nghìn lẻ. Cũng thiệt thòi cho người ta quá”.
Trong điều kiện có hạn, có lẽ anh chàng sinh viên nào mà đang trong cảnh yêu đương đều mang tiếng keo, xỉn. Như Thành, ĐH Kinh tế Quốc dân là “chết ngượng” khi cô bạn thân của bạn gái nhờ điện thoại nhắn tin. Khổ, hết tiền hai ngày Thành đâu đã có tiền nộp, nhắn tin cho bạn gái cũng phải “ké” người này người nọ trong xóm. Sau hôm đó, Thành đến chơi thì mọi người trong phòng lại nhấm nhúi: ‘Đừng có mà động đến điện thoại anh Thành”.
“Hẹn ra trường, tán tiếp!”
Tán người ta sắp “nghiêng ngả” thì Phong, ĐH Công nghiệp phải tìm đường rút lui vì giá từ tiện điện, nước, tiền phòng, tiền ga đều tăng, sống giờ không đủ, cậu không thể dính đến yêu đương.
“Anh rất muốn trở thành một người… hơn bạn bè bên cạnh em. Nhưng vì một số lý do, chuyện tình cảm bây giờ anh chưa thể nghĩ đến. Khi ra trường, nhất định anh sẽ quay lại tìm em”. Mẩu giấy Phong gửi cho cô bạn thay cho lời… giã từ. Phong “tỉnh táo” là vì thấy sợ khi chứng kiến cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của mấy anh trong xóm trọ. Mỗi lần đến gặp người yêu là xoay tiền loạn xạ, có anh còn mang đồ đi cắm thậm chí còn phải tìm cách “trốn”.
Phong buồn rười rượi: “Tình yêu không cần tiền nhưng chưa có tiền thì dừng dừng yêu đã, nếu không sẽ ảnh hưởng đến học tập. Chứ để khi yêu rồi mà phải dứt ra còn khổ hơn”. Phong còn hứa, ra trường đi làm sẽ quay lại tìm nàng… tán tiếp.
Trước khi rút lui, Cường, ĐH Kinh tế Quốc Dân còn được một mẻ “ê mặt”, cái tiếng của cậu chắc còn thành giai thoại. Thì hôm đó, có đúng 50.000 đồng trong túi, Cường đến phòng cô bạn học Ngân hàng mà cậu đang tán. Mấy cô bạn trong phòng “dắt” cậu ra hàng ốc luộc.
Cường đi mà không nói nổi một câu. Mỗi lần, người nào gọi thêm đồ ăn hay nước uống, Cường lại “thót tim”, đầu không ngừng tính xem đã hết bao nhiêu. Khi biết đã xa lắm con số 50.000 đồng, Cường nghĩ nát óc mà chẳng biết làm thế nào. Chiếc điện thoại Nokia 1200 Cường đã mang đi cắm từ tuần trước, nào đã chuộc về được.
Cuối cùng, Cường lấy cớ: “Anh ra đón thằng bạn đầu ngõ”. Thế rồi cậu lên xe buýt về thẳng một mạch Nghe đâu, các nàng đã phải về phòng lấy tiền đến trả sau khi ngồi chờ dài cổ. Cường ngượng ngùng: “Biết thế là bẩn tính, chẳng đáng mặt nam nhi nhưng… bí quá làm liều. Thôi thì, mình làm thế để lấy quyết tâm dừng lại chuyện tình cảm đã vậy”.
Tuy vậy, Cường đã lo xa, liệu sau này ra trường, khi cậu quay lại tìm, cô bạn này có bỏ qua để “mở đường” cho cậu tiếp tục theo đuổi không. Rồi Cường động viên mình: “Thôi, cứ lo học đi đã. Xem như đó là kỷ không thể quên trong đời sinh viên vậy”.
(ST)
Đó là mấy dòng trong mẩu giấy mà Phong, ĐH Công nghiệp viết gửi cho cô gái học hệ cao đẳng mà cậu đã theo đuổi nửa năm nay. Khi nàng đã sắp “đổ” thì Phong lại phải tìm đường tháo lui.
Yêu phải chàng họ “keo”!
Cuối tuần, Thăng, năm hai ĐH GTVT lò dò đạp xe đến phòng bạn gái mà cậu vừa tán đổ hôm Valentine . Vừa thấy Thăng, bốn em cùng phòng tíu tít: “Anh Thăng lâu ngày quá. Hôm nay chầu cà phê nữa anh hè”. Thăng lớ ngớ, gật đầu mà trong lòng như lửa đốt. Chiều nay, cậu vừa thanh toán tiền phòng. Giá phòng hôm ra Tết mới tăng lên 70.000 đồng, Thăng đã phải vay nóng của bạn. Mấy chục nghìn trong túi cũng là tiền vay.
Thời khủng hoảng, không ít sinh viên phải “lỗi hẹn” với tình yêu.
Cũng may, bạn gái Thăng tinh ý, nháy mắt mấy cô bạn đi uống trà đá cho nó “xôm”. Thế là Thăng thoát nạn, chứ mà đi uống cà phê, dù là cà phê vỉa hè ly 7.000, Thăng cũng chết.
“Tuần này còn thế chưa biết tuần sau thế nào. Người ta mới nhận lời mà mình kéo đi đánh quả lẻ thì được tiếng “họ keo” ngay. Mà cứ tập đoàn thế này thì đến uống trà đá cũng nóng ruột” - Thăng thật thà.
Trước đây, T, trường Kiến trúc ít nhiều cũng trích ra khoảng 10 - 15.000 đồng mua quà mỗi khi đến phòng bạn gái. Có lúc chỉ cân táo, hay mấy củ đậu, túi bỏng ngô. Giờ thì chịu, khoản tiền đó, T phải để bù cho tiền điện nước và tiền ga mới tăng. Chẳng mấy chốc, mấy cô nàng trong phòng đánh tiếng là bủn xỉn. Đến bạn gái của cậu đôi lúc cũng giận dỗi: “Anh khác trước nhiều quá! Mọi người còn nói lúc tán anh tỏ ra thế thôi”.
T than thở: “Nói không ai tin chứ đôi lúc trong túi không có đến 10.000 đồng. Mà có cũng phải để dành chứ không thì nhịn đói. Bạn gái thông cảm cho thì còn may, chứ…”. Rồi T lại trầm ngâm như ông cụ non: “Nhìn thiên hạ yêu nhau quà này quà nọ, ai tính mấy nghìn lẻ. Cũng thiệt thòi cho người ta quá”.
Trong điều kiện có hạn, có lẽ anh chàng sinh viên nào mà đang trong cảnh yêu đương đều mang tiếng keo, xỉn. Như Thành, ĐH Kinh tế Quốc dân là “chết ngượng” khi cô bạn thân của bạn gái nhờ điện thoại nhắn tin. Khổ, hết tiền hai ngày Thành đâu đã có tiền nộp, nhắn tin cho bạn gái cũng phải “ké” người này người nọ trong xóm. Sau hôm đó, Thành đến chơi thì mọi người trong phòng lại nhấm nhúi: ‘Đừng có mà động đến điện thoại anh Thành”.
“Hẹn ra trường, tán tiếp!”
Tán người ta sắp “nghiêng ngả” thì Phong, ĐH Công nghiệp phải tìm đường rút lui vì giá từ tiện điện, nước, tiền phòng, tiền ga đều tăng, sống giờ không đủ, cậu không thể dính đến yêu đương.
“Anh rất muốn trở thành một người… hơn bạn bè bên cạnh em. Nhưng vì một số lý do, chuyện tình cảm bây giờ anh chưa thể nghĩ đến. Khi ra trường, nhất định anh sẽ quay lại tìm em”. Mẩu giấy Phong gửi cho cô bạn thay cho lời… giã từ. Phong “tỉnh táo” là vì thấy sợ khi chứng kiến cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của mấy anh trong xóm trọ. Mỗi lần đến gặp người yêu là xoay tiền loạn xạ, có anh còn mang đồ đi cắm thậm chí còn phải tìm cách “trốn”.
Phong buồn rười rượi: “Tình yêu không cần tiền nhưng chưa có tiền thì dừng dừng yêu đã, nếu không sẽ ảnh hưởng đến học tập. Chứ để khi yêu rồi mà phải dứt ra còn khổ hơn”. Phong còn hứa, ra trường đi làm sẽ quay lại tìm nàng… tán tiếp.
Trước khi rút lui, Cường, ĐH Kinh tế Quốc Dân còn được một mẻ “ê mặt”, cái tiếng của cậu chắc còn thành giai thoại. Thì hôm đó, có đúng 50.000 đồng trong túi, Cường đến phòng cô bạn học Ngân hàng mà cậu đang tán. Mấy cô bạn trong phòng “dắt” cậu ra hàng ốc luộc.
Cường đi mà không nói nổi một câu. Mỗi lần, người nào gọi thêm đồ ăn hay nước uống, Cường lại “thót tim”, đầu không ngừng tính xem đã hết bao nhiêu. Khi biết đã xa lắm con số 50.000 đồng, Cường nghĩ nát óc mà chẳng biết làm thế nào. Chiếc điện thoại Nokia 1200 Cường đã mang đi cắm từ tuần trước, nào đã chuộc về được.
Cuối cùng, Cường lấy cớ: “Anh ra đón thằng bạn đầu ngõ”. Thế rồi cậu lên xe buýt về thẳng một mạch Nghe đâu, các nàng đã phải về phòng lấy tiền đến trả sau khi ngồi chờ dài cổ. Cường ngượng ngùng: “Biết thế là bẩn tính, chẳng đáng mặt nam nhi nhưng… bí quá làm liều. Thôi thì, mình làm thế để lấy quyết tâm dừng lại chuyện tình cảm đã vậy”.
Tuy vậy, Cường đã lo xa, liệu sau này ra trường, khi cậu quay lại tìm, cô bạn này có bỏ qua để “mở đường” cho cậu tiếp tục theo đuổi không. Rồi Cường động viên mình: “Thôi, cứ lo học đi đã. Xem như đó là kỷ không thể quên trong đời sinh viên vậy”.
(ST)