- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Các bạn sinh viên nên cân nhắc thật kĩ trước những lời đề nghị từ nhà tuyển dụng. Vì rất có thể bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi chính thức kí hợp đồng.
Sinh viên mới ra trường chỉ mong có được việc làm để trải nghiệm, thế nên khi đi phỏng vấn thành công, đa số họ thường nhận lời ngay. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kĩ trước những lời đề nghị từ nhà tuyển dụng. Vì rất có thể bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi chính thức kí hợp đồng.
Nếu được nhận việc, đừng vội đồng ý nếu có những điều sau đây.
Mức lương không rõ ràng
Hãy hỏi thật kĩ trước khi kí hợp đồng, về việc lương cứng của công ty là bao nhiêu (nghĩa là mỗi tháng bạn đều nhận được một mức lương cố định), ngoài ra chế độ thưởng, hoa hồng, hoặc lương theo doanh số… chi tiết thế nào. Khi được nhận việc, đừng cho rằng “chỉ cần đi làm để có kinh nghiệm là đủ, lương không quan trọng”.
Hãy trao đổi thẳng thắn về mức lương, đây là quyền lợi của bạn. Tham khảo mức lương trên thị trường cũng là điều cần thiết, tránh trường hợp bạn thỏa thuận mức lương chỉ 3 triệu, trong khi với công việc tương tự ở công ty khác, có thể bạn được trả nhiều hơn, thậm chí là gấp đôi.
Không có bảo hiểm
Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là hai loại bảo hiểm cần có khi đi làm. Nếu phía công ty nói rằng, bạn được nhận làm nhưng sau khoảng thời gian thử việc mà vẫn không có các loại bảo hiểm, thì chắc chắn đó là một thiệt thòi lớn cho bạn. Nếu có bảo hiểm xã hội, quyền lợi của bạn sẽ được đảm bảo khi bạn nghỉ việc, hoặc đột nhiên mất việc. Bảo hiểm y tế thì luôn cần thiết. Một công ty có chế độ bảo hiểm tốt, là một công ty tốt, vì họ quan tâm đến quyền lợi nhân viên. Các công ty không có bảo hiểm, hãy cân nhắc thêm các chi tiết khác và quyết định cuối cùng thuộc về bạn. Thường thì khi thử việc, nhiều công ty không có bảo hiểm cho bạn. Nhưng khi bạn đi làm chính thức, nên yêu cầu về chế độ bảo hiểm.
Giờ giấc làm việc thất thường
Hãy suy nghĩ kỹ khi nhà tuyển dụng bắt buộc bạn phải làm 7 ngày trong tuần, hoặc hơn 10 tiếng một ngày. Thông thường, các công ty tư nhân thường bắt bạn làm luôn ngày thứ 7, còn các công ty nhà nước thường được nghỉ thứ 7 (hoặc chỉ đi làm nửa buổi). Tuy nhiên dựa trên tính chất công việc, thì mỗi công ty hoặc cá nhân nhân viên có một chế độ làm việc khác nhau. Sau khi thương lượng và hỏi rõ yêu cầu công việc, bạn cảm thấy thời gian đó là cần thiết, nhưng bù lại sẽ có thêm phần lương hỗ trợ, có thể tạm gọi là làm thêm giờ hoặc tăng ca một cách rõ ràng thì lúc đó quyền chọn lựa hoàn toàn do bạn.
Việc biết rõ về giờ giấc làm việc của công ty sẽ giúp bạn tránh bị “bóc lột sức lao động”.
Cơ hội thăng tiến thấp
Nếu làm ở công ty đó, bạn có cơ hội phấn đấu lên vị trí cao hơn? Làm việc là một quá trình lâu dài và chúng ta không thể mãi dậm chân tại chỗ. Nếu công việc mà bạn đang ứng tuyển không giúp bạn phát triển bản thân, cũng như thăng tiến ở mức cao hơn, tốt nhất nên suy nghĩ lại. Bạn sẽ phí phạm thời gian, công sức nếu làm công việc này.
Bạn không có đam mê
Nếu không yêu thích công việc, bạn sẽ làm việc áp lực hơn, mau nản hơn và dễ rơi vào bế tắc. Nếu bạn yêu thích công việc đó, bạn sẽ không phải làm việc bất kì ngày nào cả. Khi mới bắt đầu đi làm, mọi thứ đều khó khăn và bạn cần phải có sự thích nghi cao. Phải “tự thân vận động”, cố gắng làm tốt việc, phải ở cơ quan tám tiếng một ngày, mỗi ngày đều phải ở nơi đó, phải tuân theo quy định công ty, phải giao tiếp với đồng nghiệp… Rất nhiều thứ cần phải học và điều đầu tiên bạn cần có là đam mê. Nếu thiếu đam mê, bạn sẽ không bám trụ được ở công ty lâu dài.
Bản tin 46'
Sinh viên mới ra trường chỉ mong có được việc làm để trải nghiệm, thế nên khi đi phỏng vấn thành công, đa số họ thường nhận lời ngay. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kĩ trước những lời đề nghị từ nhà tuyển dụng. Vì rất có thể bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi chính thức kí hợp đồng.
Nếu được nhận việc, đừng vội đồng ý nếu có những điều sau đây.
Mức lương không rõ ràng
Hãy hỏi thật kĩ trước khi kí hợp đồng, về việc lương cứng của công ty là bao nhiêu (nghĩa là mỗi tháng bạn đều nhận được một mức lương cố định), ngoài ra chế độ thưởng, hoa hồng, hoặc lương theo doanh số… chi tiết thế nào. Khi được nhận việc, đừng cho rằng “chỉ cần đi làm để có kinh nghiệm là đủ, lương không quan trọng”.
Hãy trao đổi thẳng thắn về mức lương, đây là quyền lợi của bạn. Tham khảo mức lương trên thị trường cũng là điều cần thiết, tránh trường hợp bạn thỏa thuận mức lương chỉ 3 triệu, trong khi với công việc tương tự ở công ty khác, có thể bạn được trả nhiều hơn, thậm chí là gấp đôi.
Không có bảo hiểm
Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là hai loại bảo hiểm cần có khi đi làm. Nếu phía công ty nói rằng, bạn được nhận làm nhưng sau khoảng thời gian thử việc mà vẫn không có các loại bảo hiểm, thì chắc chắn đó là một thiệt thòi lớn cho bạn. Nếu có bảo hiểm xã hội, quyền lợi của bạn sẽ được đảm bảo khi bạn nghỉ việc, hoặc đột nhiên mất việc. Bảo hiểm y tế thì luôn cần thiết. Một công ty có chế độ bảo hiểm tốt, là một công ty tốt, vì họ quan tâm đến quyền lợi nhân viên. Các công ty không có bảo hiểm, hãy cân nhắc thêm các chi tiết khác và quyết định cuối cùng thuộc về bạn. Thường thì khi thử việc, nhiều công ty không có bảo hiểm cho bạn. Nhưng khi bạn đi làm chính thức, nên yêu cầu về chế độ bảo hiểm.
Giờ giấc làm việc thất thường
Hãy suy nghĩ kỹ khi nhà tuyển dụng bắt buộc bạn phải làm 7 ngày trong tuần, hoặc hơn 10 tiếng một ngày. Thông thường, các công ty tư nhân thường bắt bạn làm luôn ngày thứ 7, còn các công ty nhà nước thường được nghỉ thứ 7 (hoặc chỉ đi làm nửa buổi). Tuy nhiên dựa trên tính chất công việc, thì mỗi công ty hoặc cá nhân nhân viên có một chế độ làm việc khác nhau. Sau khi thương lượng và hỏi rõ yêu cầu công việc, bạn cảm thấy thời gian đó là cần thiết, nhưng bù lại sẽ có thêm phần lương hỗ trợ, có thể tạm gọi là làm thêm giờ hoặc tăng ca một cách rõ ràng thì lúc đó quyền chọn lựa hoàn toàn do bạn.
Việc biết rõ về giờ giấc làm việc của công ty sẽ giúp bạn tránh bị “bóc lột sức lao động”.
Cơ hội thăng tiến thấp
Nếu làm ở công ty đó, bạn có cơ hội phấn đấu lên vị trí cao hơn? Làm việc là một quá trình lâu dài và chúng ta không thể mãi dậm chân tại chỗ. Nếu công việc mà bạn đang ứng tuyển không giúp bạn phát triển bản thân, cũng như thăng tiến ở mức cao hơn, tốt nhất nên suy nghĩ lại. Bạn sẽ phí phạm thời gian, công sức nếu làm công việc này.
Bạn không có đam mê
Nếu không yêu thích công việc, bạn sẽ làm việc áp lực hơn, mau nản hơn và dễ rơi vào bế tắc. Nếu bạn yêu thích công việc đó, bạn sẽ không phải làm việc bất kì ngày nào cả. Khi mới bắt đầu đi làm, mọi thứ đều khó khăn và bạn cần phải có sự thích nghi cao. Phải “tự thân vận động”, cố gắng làm tốt việc, phải ở cơ quan tám tiếng một ngày, mỗi ngày đều phải ở nơi đó, phải tuân theo quy định công ty, phải giao tiếp với đồng nghiệp… Rất nhiều thứ cần phải học và điều đầu tiên bạn cần có là đam mê. Nếu thiếu đam mê, bạn sẽ không bám trụ được ở công ty lâu dài.
Bản tin 46'