- Tham gia
- 16/11/2011
- Bài viết
- 14.548
Với mong muốn có thêm khoản tiền chi trả cho việc học hành, đủng đỉnh mua sắm, chơi bời, một số sinh viên đã rủ nhau đi buôn, thậm chí đi buôn lậu...Cầm đồ lấy vốn đi buôn
Cuộc sống sinh viên thiếu thốn đủ đường. Số tiền bố mẹ ở quê gửi ra chỉ đủ đóng học phí, tiền phòng, tiền ăn và một số nhu cầu tối thiểu khác. Để kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống, mua sắm, vui chơi, một số sinh viên đã quyết hùn vốn… đi buôn.
Không giống như đám bạn vẫn đi dạy thêm, bưng bê nhà hàng, quán bar, Đ.Quyên (SV ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) lại chọn cách đi buôn. Với lý do đi học nhiều, đang làm khóa luận cuối cấp, Quyên xin bố mẹ mang chiếc xe máy lên Hà Nội để tiện đi lại. "Em lấy xe máy cầm đồ rồi rủ mấy đứa cùng phòng dồn vốn làm ăn. Thời gian đầu, em đến chợ đầu mối Đồng Xuân, chợ vải Ninh Hiệp lấy quần áo đi bán dạo.
Sau khi bắt được mối chuyên vận chuyển quần áo Quảng Tây (Trung Quốc), em tính đến chuyện sang Trung Quốc nhập về Hà Nội bán. Chúng em bắt xe ra Móng Cái, làm giấy thông hành (mất khoảng 300.000 đồng) mua quần áo, giày dép... về Hà Nội bán.
Nhờ biết cách kinh doanh hợp với thị hiếu của đối tượng khách hàng cũng như biết tính toán, căn ke, quyết định nhập với số lượng vừa đủ bán nên bọn em làm ăn có lãi, có tiền trang trải học phí, sinh hoạt cá nhân, không phải xin tiền nhà", Đ.Quyên chia sẻ.
Một hàng bán hoa của sinh viên
Sinh viên có vốn ít, trong khi đó lại phải tranh thủ buổi học, nên chủ yếu kinh doanh theo mùa vụ, lễ tết. Bạn Nguyễn Nga (SV ĐH Ngoại ngữ Hà Nội) chia sẻ: "Mùa nào bọn em kinh doanh hàng hóa đó. Mùa lễ Valentin, ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam, lễ Noel..., tụi em bán gấu bông, hoa và một số mặt hàng lưu niệm khác. Tụi em mua hoa ở chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội), còn gấu bông nhập từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Sau mỗi vụ, nếu khéo buôn, tụi em lời vài triệu đồng. Điều quan trọng hơn, sau mỗi buổi đi buôn, em thấy mình trưởng thành hơn, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống".
Để có tiền đi buôn, một số sinh viên còn giở đủ mọi trò, mọi thủ đoạn "hùn vốn". "Có một sinh viên còn nói dối bạn bè trong lớp rằng, mình đang có người bạn bị tai nạn rất nặng, nhà bạn ấy lại rất xa, không có tiền đưa bạn đi viện ngay sẽ nguy kịch". Thế rồi, cậu lập lại kịch bản đó với nhiều người bạn khác trong lớp và dồn được một số tiền kha khá làm vốn đi buôn.
Hôm sau, một người bạn trong lớp bắt gặp bạn này đang bán hoa ở đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Khi đem chuyện này kể với những người bạn cùng lớp, mọi người vô cùng giận dữ, từ đó chẳng ai thèm chơi với bạn này nữa", Nguyễn Hà Mi (SV ĐH Luật Hà Nội) chia sẻ.
Một số sinh viên còn có máu liều hơn khi đem tiền đóng học phí đi buôn. Sau khi buôn xong, có lãi sẽ có tiền đóng học phí. Số tiền còn lại sẽ dùng để quay vòng vốn, đầu tư vào những chuyến hàng sau. Nhưng chẳng may lỗ vốn thì không có tiền trả nên không ít bạn đã không được thi hết học phần.
Bạn Nguyễn Mạnh (SV ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) còn nghĩ ra cách mượn xe máy của bạn để cầm đồ lấy vốn buôn trong đợt Noel vừa rồi. Nhưng, mọi chuyện đã không như Mạnh tính.
Ngày Noel mưa lạnh, Mạnh chỉ bán được 1/4 số hoa. Sau hai ngày tồi tệ, Mạnh bị lỗ nặng. Không có tiền "nhổ" xe của bạn ra, cậu lại nghĩ đến chuyện quay vòng theo kiểu "cầm đồ". Mạnh tiếp tục mượn xe của người bạn khác đi cầm để "nhổ" chiếc xe trước đã cầm cố. Mạnh phải gọi về nhà cầu cứu, nói dối bố mẹ phải nộp học phí gấp.
Cuối cùng, cậu cũng "nhổ" được xe ra trả cho bạn. "Mình đã nhịn ăn, nhịn mặc, gom góp, vay mượn tiền bạc để nộp học phí. Chắc suốt đời mình cũng không thể nào quên bài học về "học phí đi buôn đó", Mạnh thấm thía.
Bị đuổi học vì... buôn lậu
Nhóm bốn người bạn thân cùng học trường đại học Giao thông Vận tải Hà Nội được mệnh danh có máu "làm ăn lớn". Sau khi buôn bán vài chuyến có lãi, có chút tiền, nhóm này rủ nhau "hùn vốn" mở cửa hàng. Các bạn dồn vốn lại, sau đó sang Quảng Tây (Trung Quốc) nhập hàng quần áo về bán.
Vì học theo tín chỉ nên mọi người có thể thay nhau quản lý và bán hàng. Sau vài vụ làm ăn có lãi, mỗi người cũng có chục triệu đồng bỏ túi. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau nên cửa hàng ngày càng làm ăn thua lỗ.
Người này đổ lỗi người kia dẫn đến xích mích. Cuối cùng, cửa hàng phải "giải thể". Sau vụ kết hợp đi buôn đó, "bộ tứ" được coi là hiểu nhau nhất trong trường cũng chẳng còn chơi với nhau.
Phương Hà (sinh viên trường đại học Ngoại thương Hà Nội) sau khi đi buôn không may cũng bị lỗ nặng, nợ nần như "Chúa Chổm" và có nguy cơ bị đuổi học. Phương Hà có người quen ở thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) mách rằng, hầu hết ở một số hiệu cũng có bày bán hàng Tàu, nên nảy ý định sang Trung Quốc thu mua những bộ quần áo “độc”, lạ, kiểu dáng bắt mắt về bán trong cửa hàng có tên là "shop siêu rẻ".
Lúc đầu, sinh viên mua nhiều, những tháng đầu có lãi, Phương Hà thoải mái mua sắm hàng hiệu, tậu điện thoại đẹp. Nhưng kiểu làm ăn chộp giật này không được lâu bền. Hàng tồn kho lâu ngày nên chất lượng không tốt, quần áo chỉ mặc được vài ngày thì đứt chỉ, bục, rách. Người mua truyền tai nhau, khách hàng cũng giảm dần. Shop bị tẩy chay.
Số tiền thu lại không đủ trả tiền thuê mặt bằng, Phương Hà vay tiền bạn bè để cầm cự cửa hàng nhưng nợ nần ngày càng nhiều. Bạn bè không cho vay, không có kinh phí nên chủ nhà thu lại cửa hàng. Sau những vụ đi buôn "xương máu" đó, Phương Hà đối mặt với một thực tế phũ phàng, từ một sinh viên giỏi, do lao đầu vào kiếm tiền, sức học tụt dần xuống hạng trung bình. Phương Hà hoảng sợ trước nguy cơ sẽ không ra trường đúng hạn. Từ đó, Phương Hà không dám nghĩ đến chuyện kinh doanh.
Bùi Mạnh Cường (sinh viên trường đại học Xây dựng) còn bạo hơn khi vay nặng lãi đi buôn điện thoại Tàu. Sau vài phi vụ bị cảnh sát kiểm tra, thu giữ hàng, Cường không có tiền trả lãi suất cao "cắt cổ". Chỉ mấy tháng, nợ cả gốc lẫn lãi đã lên đến 50 triệu đồng. Trong khi đó, chủ nợ liên tục đòi, bố mẹ thì làm nông nghiệp, Cường biết không thể cầu cứu từ bố mẹ. Có lần, cậu đã bị mấy gã đòi nợ thuê dọa nếu không trả sẽ lấy mạng.
Quá hoảng sợ, Cường bỏ về quê và không dám đi học. May mắn cho cậu đó là dịp hè, vì chỉ còn kỳ cuối nên cậu ít lên Hà Nội. Khi làm đồ án tốt nghiệp, Cường phải sống nhờ phòng mỗi người bạn đôi ngày rồi lại chuyển chỗ ở. Ngày lên trường lấy bằng, Cường phải chọn thời điểm lớp đông đúc, nhộn nhạo để vào trường ngồi đợi đến chiều lấy bằng. Cầm mảnh bằng trên tay, cậu bắt xe một mạch về quê, không kịp chào bạn bè và đi liên hoan cùng lớp.
Không những buôn bán hàng hóa là quần áo, giày dép, vì hám lợi, nhiều sinh viên còn liều lĩnh buôn cả hàng cấm như đồ chơi kích dục, súng đạn, dao kiếm... Đây là những thành phần sinh viên cá biệt, ham chơi lười học lại có tính đua đòi.
Để có tiền tiêu xài, lô đề, cá độ bóng bánh... họ nghĩ đến chuyện đi buôn. Sau một vài chuyến hàng thành công, có tiền trả tiền phòng, trả nợ ký quán, số tiền còn lại sẽ được "nướng" vào hàng chục nghìn điểm lô hoặc những trận cá độ bóng đá thâu đêm suốt sáng. Hết tiền, họ lại vay anh em, bạn bè hoặc cầm cố tài sản của mình và của bạn để lấy vốn đi buôn lậu.
Nguyễn Khánh Toàn (sinh viên một trường trung cấp) là người chuyên buôn điện thoại nhái từ Trung Quốc về Hà Nội bán. Nhờ có mối quan hệ với một đối tượng ở Lạng Sơn, Toàn bắt xe khách lên cửa khẩu Tân Thanh nhập hàng lậu điện thoại Tàu từ một chủ buôn người Trung Quốc.
Trên đường về, số hàng không nhãn mác để trong vali đã bị cơ quan chức năng kiểm tra và thu giữ. Cơ quan chức năng đã thông báo hành vi buôn lậu của Toàn đến ban giám hiệu nhà trường và hậu quả là Toàn đã bị đuổi học.
Cuộc sống sinh viên thiếu thốn đủ đường. Số tiền bố mẹ ở quê gửi ra chỉ đủ đóng học phí, tiền phòng, tiền ăn và một số nhu cầu tối thiểu khác. Để kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống, mua sắm, vui chơi, một số sinh viên đã quyết hùn vốn… đi buôn.
Không giống như đám bạn vẫn đi dạy thêm, bưng bê nhà hàng, quán bar, Đ.Quyên (SV ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) lại chọn cách đi buôn. Với lý do đi học nhiều, đang làm khóa luận cuối cấp, Quyên xin bố mẹ mang chiếc xe máy lên Hà Nội để tiện đi lại. "Em lấy xe máy cầm đồ rồi rủ mấy đứa cùng phòng dồn vốn làm ăn. Thời gian đầu, em đến chợ đầu mối Đồng Xuân, chợ vải Ninh Hiệp lấy quần áo đi bán dạo.
Sau khi bắt được mối chuyên vận chuyển quần áo Quảng Tây (Trung Quốc), em tính đến chuyện sang Trung Quốc nhập về Hà Nội bán. Chúng em bắt xe ra Móng Cái, làm giấy thông hành (mất khoảng 300.000 đồng) mua quần áo, giày dép... về Hà Nội bán.
Nhờ biết cách kinh doanh hợp với thị hiếu của đối tượng khách hàng cũng như biết tính toán, căn ke, quyết định nhập với số lượng vừa đủ bán nên bọn em làm ăn có lãi, có tiền trang trải học phí, sinh hoạt cá nhân, không phải xin tiền nhà", Đ.Quyên chia sẻ.
Một hàng bán hoa của sinh viên
Sinh viên có vốn ít, trong khi đó lại phải tranh thủ buổi học, nên chủ yếu kinh doanh theo mùa vụ, lễ tết. Bạn Nguyễn Nga (SV ĐH Ngoại ngữ Hà Nội) chia sẻ: "Mùa nào bọn em kinh doanh hàng hóa đó. Mùa lễ Valentin, ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày Nhà giáo Việt Nam, lễ Noel..., tụi em bán gấu bông, hoa và một số mặt hàng lưu niệm khác. Tụi em mua hoa ở chợ hoa Quảng Bá (Hà Nội), còn gấu bông nhập từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Sau mỗi vụ, nếu khéo buôn, tụi em lời vài triệu đồng. Điều quan trọng hơn, sau mỗi buổi đi buôn, em thấy mình trưởng thành hơn, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống".
Để có tiền đi buôn, một số sinh viên còn giở đủ mọi trò, mọi thủ đoạn "hùn vốn". "Có một sinh viên còn nói dối bạn bè trong lớp rằng, mình đang có người bạn bị tai nạn rất nặng, nhà bạn ấy lại rất xa, không có tiền đưa bạn đi viện ngay sẽ nguy kịch". Thế rồi, cậu lập lại kịch bản đó với nhiều người bạn khác trong lớp và dồn được một số tiền kha khá làm vốn đi buôn.
Hôm sau, một người bạn trong lớp bắt gặp bạn này đang bán hoa ở đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Khi đem chuyện này kể với những người bạn cùng lớp, mọi người vô cùng giận dữ, từ đó chẳng ai thèm chơi với bạn này nữa", Nguyễn Hà Mi (SV ĐH Luật Hà Nội) chia sẻ.
Một số sinh viên còn có máu liều hơn khi đem tiền đóng học phí đi buôn. Sau khi buôn xong, có lãi sẽ có tiền đóng học phí. Số tiền còn lại sẽ dùng để quay vòng vốn, đầu tư vào những chuyến hàng sau. Nhưng chẳng may lỗ vốn thì không có tiền trả nên không ít bạn đã không được thi hết học phần.
Bạn Nguyễn Mạnh (SV ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) còn nghĩ ra cách mượn xe máy của bạn để cầm đồ lấy vốn buôn trong đợt Noel vừa rồi. Nhưng, mọi chuyện đã không như Mạnh tính.
Ngày Noel mưa lạnh, Mạnh chỉ bán được 1/4 số hoa. Sau hai ngày tồi tệ, Mạnh bị lỗ nặng. Không có tiền "nhổ" xe của bạn ra, cậu lại nghĩ đến chuyện quay vòng theo kiểu "cầm đồ". Mạnh tiếp tục mượn xe của người bạn khác đi cầm để "nhổ" chiếc xe trước đã cầm cố. Mạnh phải gọi về nhà cầu cứu, nói dối bố mẹ phải nộp học phí gấp.
Cuối cùng, cậu cũng "nhổ" được xe ra trả cho bạn. "Mình đã nhịn ăn, nhịn mặc, gom góp, vay mượn tiền bạc để nộp học phí. Chắc suốt đời mình cũng không thể nào quên bài học về "học phí đi buôn đó", Mạnh thấm thía.
Bị đuổi học vì... buôn lậu
Nhóm bốn người bạn thân cùng học trường đại học Giao thông Vận tải Hà Nội được mệnh danh có máu "làm ăn lớn". Sau khi buôn bán vài chuyến có lãi, có chút tiền, nhóm này rủ nhau "hùn vốn" mở cửa hàng. Các bạn dồn vốn lại, sau đó sang Quảng Tây (Trung Quốc) nhập hàng quần áo về bán.
Vì học theo tín chỉ nên mọi người có thể thay nhau quản lý và bán hàng. Sau vài vụ làm ăn có lãi, mỗi người cũng có chục triệu đồng bỏ túi. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau nên cửa hàng ngày càng làm ăn thua lỗ.
Người này đổ lỗi người kia dẫn đến xích mích. Cuối cùng, cửa hàng phải "giải thể". Sau vụ kết hợp đi buôn đó, "bộ tứ" được coi là hiểu nhau nhất trong trường cũng chẳng còn chơi với nhau.
Phương Hà (sinh viên trường đại học Ngoại thương Hà Nội) sau khi đi buôn không may cũng bị lỗ nặng, nợ nần như "Chúa Chổm" và có nguy cơ bị đuổi học. Phương Hà có người quen ở thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) mách rằng, hầu hết ở một số hiệu cũng có bày bán hàng Tàu, nên nảy ý định sang Trung Quốc thu mua những bộ quần áo “độc”, lạ, kiểu dáng bắt mắt về bán trong cửa hàng có tên là "shop siêu rẻ".
Lúc đầu, sinh viên mua nhiều, những tháng đầu có lãi, Phương Hà thoải mái mua sắm hàng hiệu, tậu điện thoại đẹp. Nhưng kiểu làm ăn chộp giật này không được lâu bền. Hàng tồn kho lâu ngày nên chất lượng không tốt, quần áo chỉ mặc được vài ngày thì đứt chỉ, bục, rách. Người mua truyền tai nhau, khách hàng cũng giảm dần. Shop bị tẩy chay.
Số tiền thu lại không đủ trả tiền thuê mặt bằng, Phương Hà vay tiền bạn bè để cầm cự cửa hàng nhưng nợ nần ngày càng nhiều. Bạn bè không cho vay, không có kinh phí nên chủ nhà thu lại cửa hàng. Sau những vụ đi buôn "xương máu" đó, Phương Hà đối mặt với một thực tế phũ phàng, từ một sinh viên giỏi, do lao đầu vào kiếm tiền, sức học tụt dần xuống hạng trung bình. Phương Hà hoảng sợ trước nguy cơ sẽ không ra trường đúng hạn. Từ đó, Phương Hà không dám nghĩ đến chuyện kinh doanh.
Bùi Mạnh Cường (sinh viên trường đại học Xây dựng) còn bạo hơn khi vay nặng lãi đi buôn điện thoại Tàu. Sau vài phi vụ bị cảnh sát kiểm tra, thu giữ hàng, Cường không có tiền trả lãi suất cao "cắt cổ". Chỉ mấy tháng, nợ cả gốc lẫn lãi đã lên đến 50 triệu đồng. Trong khi đó, chủ nợ liên tục đòi, bố mẹ thì làm nông nghiệp, Cường biết không thể cầu cứu từ bố mẹ. Có lần, cậu đã bị mấy gã đòi nợ thuê dọa nếu không trả sẽ lấy mạng.
Quá hoảng sợ, Cường bỏ về quê và không dám đi học. May mắn cho cậu đó là dịp hè, vì chỉ còn kỳ cuối nên cậu ít lên Hà Nội. Khi làm đồ án tốt nghiệp, Cường phải sống nhờ phòng mỗi người bạn đôi ngày rồi lại chuyển chỗ ở. Ngày lên trường lấy bằng, Cường phải chọn thời điểm lớp đông đúc, nhộn nhạo để vào trường ngồi đợi đến chiều lấy bằng. Cầm mảnh bằng trên tay, cậu bắt xe một mạch về quê, không kịp chào bạn bè và đi liên hoan cùng lớp.
Không những buôn bán hàng hóa là quần áo, giày dép, vì hám lợi, nhiều sinh viên còn liều lĩnh buôn cả hàng cấm như đồ chơi kích dục, súng đạn, dao kiếm... Đây là những thành phần sinh viên cá biệt, ham chơi lười học lại có tính đua đòi.
Để có tiền tiêu xài, lô đề, cá độ bóng bánh... họ nghĩ đến chuyện đi buôn. Sau một vài chuyến hàng thành công, có tiền trả tiền phòng, trả nợ ký quán, số tiền còn lại sẽ được "nướng" vào hàng chục nghìn điểm lô hoặc những trận cá độ bóng đá thâu đêm suốt sáng. Hết tiền, họ lại vay anh em, bạn bè hoặc cầm cố tài sản của mình và của bạn để lấy vốn đi buôn lậu.
Nguyễn Khánh Toàn (sinh viên một trường trung cấp) là người chuyên buôn điện thoại nhái từ Trung Quốc về Hà Nội bán. Nhờ có mối quan hệ với một đối tượng ở Lạng Sơn, Toàn bắt xe khách lên cửa khẩu Tân Thanh nhập hàng lậu điện thoại Tàu từ một chủ buôn người Trung Quốc.
Trên đường về, số hàng không nhãn mác để trong vali đã bị cơ quan chức năng kiểm tra và thu giữ. Cơ quan chức năng đã thông báo hành vi buôn lậu của Toàn đến ban giám hiệu nhà trường và hậu quả là Toàn đã bị đuổi học.
Theo Thế HoàngĐời sống & Pháp luật
Hiệu chỉnh bởi quản lý: