- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bận học, lại phải bươn chải mưu sinh trên đất khách nhưng những ngày qua, sinh viên Việt Nam tại Thái Lan đã lên kế hoạch sát cánh cùng thầy trò huấn luyện viên Phan Thanh Hùng.
Có mặt trên sân Rajamangala theo dõi đội tuyển tập buổi cuối trước khi bước vào trận ra quân gặp Myanmar hôm 24/11, bạn Nguyễn Đỗ Quỳnh (Cần Thơ), sinh viên năm cuối ĐH Assumption tâm sự: “Biết đội tuyển sang Việt Nam từ ngày 20/11, nhưng phải tận ngày hôm nay em mới được chứng kiến Công Vinh, Thành Lương… tập luyện. Ngày 21/11 thì nhầm sân, ngày 22.11 lại bận học cả ngày nên không thể di chuyển tới sân Bangkok cách trường khá xa được”.
Cũng như giới sinh viên nói chung, cuộc sống sinh viên ở Bangkok cũng không dư dả gì, thậm chí có người còn khá khó khăn: “Sinh viên Việt Nam tìm việc ở Bangkok rất khó. Muốn kiếm việc phù hợp phải biết tiếng Thái Lan, bởi người dân bản địa ít nói tiếng Anh.
Vậy nên công việc quen thuộc của sinh viên chúng tôi là hướng dẫn các đoàn khách du lịch. Ngoài ra có thể dịch tài liệu sang tiếng Việt”, bạn bạn Đoàn Nghĩa (Hà Nội), Trưởng đoàn sinh viên Việt Nam trường Assumption cho hay.
Sinh viên Nguyễn Đỗ Quỳnh (trái) tích cực chuẩn bị khẩu hiệu, băng rôn, đồng phục để vào sân cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam chiều tối 24/11.
Và để có thể sát cánh cùng đội tuyển trong các trận vòng bảng AFF Cup trên sân Rajamangala, không ít sinh viên đã phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu hàng ngày để có tiền mua vé vào sân cổ vũ.
Bạn Võ Đăng Lân (Đồng Tháp) đang học Thạc sĩ năm 2 ở Bangkok - đội trưởng đội bóng đá sinh viên Việt Nam bộc bạch: “Từ nhỏ tôi đã đam mê bóng đá và cũng ước mơ làm cầu thủ nhưng không thành.
Trong suy nghĩ của tôi, những cầu thủ như Trần Công Minh, Huỳnh Quốc Cường và thế hệ vàng bóng đá Việt Nam những năm 1995-1996 rất đáng khâm phục. Chính những tấm huy chương bóng đá SEA Games thời điểm đó đã tạo đà cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam ngày nay. Vậy nên chuyện tiết kiệm chút chi phí sinh hoạt hàng ngày để mua vé vào sân cổ vũ cho đội tuyển cũng chẳng có gì đáng nói. AFF Cup 2 năm mới có 1 lần mà”.
Ở Bangkok, CLB bóng đá sinh viên Việt Nam Trường Assumption có khoảng 20 người và tập luyện, thi đấu đều đặn vào 20 giờ đến 22 giờ tối thứ 6 hàng tuần tại sân The Hattrick.
Bạn Đoàn Nghĩa (trái) và Đăng Lân chia sẻ tâm sự của những sinh viên xa nhà
“Đội bóng chắc phải có truyền thống tới chục năm rồi, cũng trải qua nhiều đời đội trưởng. Hàng năm, các bạn sinh viên mới yêu bóng đá có nhu cầu thì đều được kết nạp vào đội. Giá thuê sân tương đối đắt khoảng 1100 bath/giờ tương đương 750 nghìn đồng.
Sau mỗi trận đấu, mỗi người đóng 200 bath, ngoài việc trả tiền sân, còn thừa cho vào quỹ đội bóng. Quỹ dùng để mua bóng, mua áo tập, áo thi đấu, thuê xe đi tham dự các giải đấu phong trào.
Chính tình yêu bóng đá đã gắn kết anh em sinh viên Việt Nam lại với nhau, không chỉ chia sẻ kinh nghiệm học tập mà còn nhiều vấn đề trong cuộc sống xa gia đình”, bạn Đoàn Nghĩa cho biết thêm.
Có mặt trên sân Rajamangala theo dõi đội tuyển tập buổi cuối trước khi bước vào trận ra quân gặp Myanmar hôm 24/11, bạn Nguyễn Đỗ Quỳnh (Cần Thơ), sinh viên năm cuối ĐH Assumption tâm sự: “Biết đội tuyển sang Việt Nam từ ngày 20/11, nhưng phải tận ngày hôm nay em mới được chứng kiến Công Vinh, Thành Lương… tập luyện. Ngày 21/11 thì nhầm sân, ngày 22.11 lại bận học cả ngày nên không thể di chuyển tới sân Bangkok cách trường khá xa được”.
Cũng như giới sinh viên nói chung, cuộc sống sinh viên ở Bangkok cũng không dư dả gì, thậm chí có người còn khá khó khăn: “Sinh viên Việt Nam tìm việc ở Bangkok rất khó. Muốn kiếm việc phù hợp phải biết tiếng Thái Lan, bởi người dân bản địa ít nói tiếng Anh.
Vậy nên công việc quen thuộc của sinh viên chúng tôi là hướng dẫn các đoàn khách du lịch. Ngoài ra có thể dịch tài liệu sang tiếng Việt”, bạn bạn Đoàn Nghĩa (Hà Nội), Trưởng đoàn sinh viên Việt Nam trường Assumption cho hay.
Sinh viên Nguyễn Đỗ Quỳnh (trái) tích cực chuẩn bị khẩu hiệu, băng rôn, đồng phục để vào sân cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam chiều tối 24/11.
Và để có thể sát cánh cùng đội tuyển trong các trận vòng bảng AFF Cup trên sân Rajamangala, không ít sinh viên đã phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu hàng ngày để có tiền mua vé vào sân cổ vũ.
Bạn Võ Đăng Lân (Đồng Tháp) đang học Thạc sĩ năm 2 ở Bangkok - đội trưởng đội bóng đá sinh viên Việt Nam bộc bạch: “Từ nhỏ tôi đã đam mê bóng đá và cũng ước mơ làm cầu thủ nhưng không thành.
Trong suy nghĩ của tôi, những cầu thủ như Trần Công Minh, Huỳnh Quốc Cường và thế hệ vàng bóng đá Việt Nam những năm 1995-1996 rất đáng khâm phục. Chính những tấm huy chương bóng đá SEA Games thời điểm đó đã tạo đà cho sự phát triển của bóng đá Việt Nam ngày nay. Vậy nên chuyện tiết kiệm chút chi phí sinh hoạt hàng ngày để mua vé vào sân cổ vũ cho đội tuyển cũng chẳng có gì đáng nói. AFF Cup 2 năm mới có 1 lần mà”.
Ở Bangkok, CLB bóng đá sinh viên Việt Nam Trường Assumption có khoảng 20 người và tập luyện, thi đấu đều đặn vào 20 giờ đến 22 giờ tối thứ 6 hàng tuần tại sân The Hattrick.
Bạn Đoàn Nghĩa (trái) và Đăng Lân chia sẻ tâm sự của những sinh viên xa nhà
“Đội bóng chắc phải có truyền thống tới chục năm rồi, cũng trải qua nhiều đời đội trưởng. Hàng năm, các bạn sinh viên mới yêu bóng đá có nhu cầu thì đều được kết nạp vào đội. Giá thuê sân tương đối đắt khoảng 1100 bath/giờ tương đương 750 nghìn đồng.
Sau mỗi trận đấu, mỗi người đóng 200 bath, ngoài việc trả tiền sân, còn thừa cho vào quỹ đội bóng. Quỹ dùng để mua bóng, mua áo tập, áo thi đấu, thuê xe đi tham dự các giải đấu phong trào.
Chính tình yêu bóng đá đã gắn kết anh em sinh viên Việt Nam lại với nhau, không chỉ chia sẻ kinh nghiệm học tập mà còn nhiều vấn đề trong cuộc sống xa gia đình”, bạn Đoàn Nghĩa cho biết thêm.
Theo Dân Trí