- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Quy định “sinh viên nào nghỉ học phải nộp đủ phí đào tạo cả khóa mới được rút hồ sơ gốc”, khiến nhiều sinh viên bức xúc… Điều đó chẳng khác nào bắt chẹt sinh viên theo kiểu: “đã vào trường thì đừng hòng ra được, nếu muốn ra thì phải đóng tiền”.
Muốn rút hồ sơ gốc phải nộp tiền cả khóa học
Theo phản ánh của một số cựu sinh viên, sinh viên của một số trường đại học: Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Y Thái Bình, Đại học Hồng Đức, Đại học Cần Thơ, Cao đẳng nghề giao thông vận tải Hà Nội… thì khi đăng ký nhập học, nhà trường yêu cầu họ phải nộp toàn bộ hồ sơ gốc, trong đó quan trọng nhất là bản chính bằng tốt nghiệp THPT và phải ký vào một bản cam kết gì đó mà họ không nhớ nội dung.
Quá trình học, vì nhiều lý do khác nhau, những sinh viên này không thể theo học; người thì chuyển sang học trường khác, người thì đi học nghề, người thì nghỉ học để đi làm phụ giúp kinh tế gia đình. Nhưng, khi họ nộp đơn xin thôi học, xin rút hồ sơ thì nhà trường yêu cầu họ phải nộp một khoản tiền được cho là phí bồi thường đào tạo cho cả khóa học lên đến hàng chục triệu đồng, mới cho rút hồ sơ, không thì “hãy đợi đấy”!
Chị Lê Thị Thu Huyền, ở số nhà 101/88 Phạm Hữu Điều, quận Lê Chân, Hải Phòng bức xúc cho biết: Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, không có tiền để theo học 2 năm tiếp theo nên phải thôi học, giờ rút hồ sơ để đi làm phụ giúp cha mẹ mà phải nộp lại cho nhà trường những 20 triệu đồng thì tôi biết “đào” đâu ra.
Năm 2011, Huyền thi đỗ vào Khoa Văn hóa Du lịch hệ chính quy (Trường Đại học Dân lập Hải Phòng). Thời gian gần đây, kinh tế gia đình gặp “giông bão” khiến cả nhà kiệt quệ, Huyền làm đơn xin thôi học, đơn rút hồ sơ để đi làm phụ giúp cha mẹ nhưng khi đến nhà trường nộp đơn, Huyền “phát hoảng” vì được cán bộ ở Phòng Công tác sinh viên và Phòng Đào tạo nhà trường cho biết: “Muốn rút hồ sơ thì phải đền bù chi phí đào tạo cho cả khóa học (tức 2 năm còn lại chưa học, với số tiền lên tới xấp xỉ 20 triệu đồng).
Theo Bùi Văn Q – cựu sinh viên trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện đang học tập tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, thủ tục để một sinh viên rút hồ sơ khỏi trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội khá phức tạp: Phải viết hai loại đơn (một xin thôi học và một xin rút hồ sơ), chờ Trưởng khoa ký xác nhận, rồi gửi lên Phòng Quản sinh phê chuẩn, trước khi gửi lên Ban Giám hiệu ký quyết định cuối cùng. Ngoài những thủ tục đó, mỗi sinh viên sẽ phải nộp một khoản tiền “phạt”, tương đương học phí của cả một năm học tiếp theo. Để rút được một bộ hồ sơ ra trường, không ít sinh viên đã mất đến vài tháng.
Số tiền trên không phải là nhỏ đối với nhiều sinh viên, nhất là các bạn sinh viên ngoại tỉnh. Chính vì vậy, khoản thu không rõ ràng này đang khiến nhiều sinh viên khó xử: Chấp nhận mất tiền để mua “tự do” hay từ bỏ ước mơ vào đại học?
Trước đó như thông tin phản ánh của anh P.V.M ở Thanh Hóa, có em trai tên P.V.T theo học tại Khoa Nông học- Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa được 2 năm, thì T bị đau mắt và được gia đình chuyển lên Hà Nội chữa trị nên đã làm thủ tục xin bảo lưu kết quả học tập trong vòng 1 năm. Sau khi T khỏi bệnh, anh M và gia đình đến Trường Đại học Hồng Đức hỏi thủ tục rút hồ sơ (Bằng tốt nghiệp THPT và Học bạ THPT) cho T, nhưng được cán bộ nhà trường trả lời: Nếu muốn rút hồ sơ ra thì phải đóng phí đào tạo cho nhà trường số tiền là 14 triệu đồng.
Quy chế của trường to hơn quy chế của Bộ GD-ĐT
Trao đổi với phóng viên xung quanh việc Trường đại học Dân lập Hải Phòng thu phí đào tạo cả khóa đối với những sinh viên xin thôi học, ông Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sinh viên thôi học giữa khóa phải bồi thường chi phí đào tạo cả khóa cho nhà trường. Đây là thỏa thuận giữa sinh viên với nhà trường (có cam kết) khi sinh viên nhập học để đảm bảo ổn định công tác đào tạo. Đâu phải nhà trường nói thế mà thu đủ, thu 100% số tiền bồi thường theo quy định của trường. Những sinh viên hoàn cảnh kinh tế khó khăn xin thôi học, sau khi nhà trường về tận nhà xác minh đúng như vậy sẽ giảm xuống còn khoảng 70% số tiền phải nộp cho các em.
Ông Nghị lý giải thêm: “Ngay từ đầu, chúng tôi đã quán triệt với sinh viên rằng, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là do Bộ GD–ĐT giao hằng năm. Các em không xác định học tập tại trường thì nên thôi ngay từ đầu để dành cơ hội cho những sinh viên khác. Hơn nữa, nhà trường đã phải cân đối tất cả các khoản chi tiêu trong học phí, nếu các sinh viên xin nghỉ học thì khoản cân đối đó chúng tôi vẫn phải thực hiện. Trung bình mỗi năm chỉ có 5-7 em xin thôi học".
Còn ông Đỗ Ngọc Viện – Hiệu trưởng trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định: Việc thu hay không thu khoản tiền “phạt” đó là do quy định của từng trường. Về phía nhà trường sẽ chỉ giải quyết các trường hợp xin thôi học sau năm thứ nhất, vào khoảng tháng 11, tức là sau khi các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã hoàn tất việc làm thủ tục nhập học cho các tân sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều sinh viên trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội, nếu có thi đỗ trường khác cũng sẽ không có hồ sơ để nộp cho trường mới. Đối với những trường hợp xin thôi học vào giai đoạn cuối năm học đầu tiên (khoảng tháng 7), nếu “tự nguyện” trả khoản tiền “phạt” bằng học phí của toàn bộ năm tiếp theo thì sẽ được rút hồ sơ ngay…
Được biết, theo Quy chế đào tạo Đại học của Bộ GD–ĐT, chỉ có những sinh viên học ở các trường ĐH được hưởng chính sách miễn học phí theo quy định của nhà nước (các trường ĐH Sư phạm, Các trường ĐH, Học viện thuộc khối công an, quân sự), khi nghỉ học giữa chừng không có lý do chính đáng (rút hồ sơ đi học ở một trường khác), thì mới phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo do nhà nước bao cấp, trường hợp sinh viên nghỉ học chỉ phải nộp một khoản lệ phí khi làm thủ tục rút hồ sơ.
Quy chế khá rõ ràng nhưng hiện nay các trường đại học, cao đẳng: Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Y Thái Bình, Đại Học Hồng Đức- Thanh Hóa, Đại học Cần Thơ, CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội và một số trường khác đã tự soạn cho mình một quy chế riêng “bắt chẹt” sinh viên và gia đình sinh viên phải theo học đến cùng, còn không chỉ có con đường “tự nguyện” trả hết 100% tiền học phí cho cả khóa đào tạo sẽ được rút hồ sơ ngay, ngược lại thì sẽ phải chờ (?!). Đó là việc làm trái với quy chế đào tạo đại học của Bộ GD-ĐT.
Như vậy, việc sinh viên thôi học giữa khóa tại một số Trường Đại học bị bắt phải bồi thường chi phí đào tạo cho cả khóa học là có thật. Để khẳng định, quy định trên của các Trường Đại học, cao đẳng đúng hay sai, đề nghị các cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc đảm bảo đúng quyền lợi của nhà trường; quyền, lợi ích hợp pháp của các sinh viên.
Hơn 1.000 SV bỏ học vì không có tiền đóng học phí
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "không để trường hợp học sinh, sinh viên (HS, SV) nào phải bỏ học, thôi học vì lý do không có khả năng đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu", Bộ GD-ĐT vừa thống kê. Theo đó, trong 180 trường ĐH, CĐ có 1.163 em (556 SV học hệ ĐH và 607 SV học hệ CĐ), nghỉ học vì không có khả năng đóng học phí, chiếm tỷ lệ khoảng 0,12% trên tổng số SV. Thời điểm SV bỏ học tập trung vào năm thứ nhất hoặc năm thứ hai (1.029 SV, chiếm 88%).
Khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học vì không có tiền đóng học phí, Bộ GD-ĐT đã đưa ra biện pháp yêu cầu công khai mức học phí khi thông báo tuyển sinh, giữ ổn định mức học phí trong toàn khóa học; cho phép giãn nộp học phí hoặc nộp học phí lẻ theo từng tháng; hỗ trợ chỗ ở nội trú; hỗ trợ hoạt động của các căng tin, nhà ăn tập thể trong nhà trường để phục vụ SV với giá rẻ.
Nguồn :hcm.24h.com.vn
Muốn rút hồ sơ gốc phải nộp tiền cả khóa học
Theo phản ánh của một số cựu sinh viên, sinh viên của một số trường đại học: Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Y Thái Bình, Đại học Hồng Đức, Đại học Cần Thơ, Cao đẳng nghề giao thông vận tải Hà Nội… thì khi đăng ký nhập học, nhà trường yêu cầu họ phải nộp toàn bộ hồ sơ gốc, trong đó quan trọng nhất là bản chính bằng tốt nghiệp THPT và phải ký vào một bản cam kết gì đó mà họ không nhớ nội dung.
Quá trình học, vì nhiều lý do khác nhau, những sinh viên này không thể theo học; người thì chuyển sang học trường khác, người thì đi học nghề, người thì nghỉ học để đi làm phụ giúp kinh tế gia đình. Nhưng, khi họ nộp đơn xin thôi học, xin rút hồ sơ thì nhà trường yêu cầu họ phải nộp một khoản tiền được cho là phí bồi thường đào tạo cho cả khóa học lên đến hàng chục triệu đồng, mới cho rút hồ sơ, không thì “hãy đợi đấy”!
Chị Lê Thị Thu Huyền, ở số nhà 101/88 Phạm Hữu Điều, quận Lê Chân, Hải Phòng bức xúc cho biết: Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, không có tiền để theo học 2 năm tiếp theo nên phải thôi học, giờ rút hồ sơ để đi làm phụ giúp cha mẹ mà phải nộp lại cho nhà trường những 20 triệu đồng thì tôi biết “đào” đâu ra.
Năm 2011, Huyền thi đỗ vào Khoa Văn hóa Du lịch hệ chính quy (Trường Đại học Dân lập Hải Phòng). Thời gian gần đây, kinh tế gia đình gặp “giông bão” khiến cả nhà kiệt quệ, Huyền làm đơn xin thôi học, đơn rút hồ sơ để đi làm phụ giúp cha mẹ nhưng khi đến nhà trường nộp đơn, Huyền “phát hoảng” vì được cán bộ ở Phòng Công tác sinh viên và Phòng Đào tạo nhà trường cho biết: “Muốn rút hồ sơ thì phải đền bù chi phí đào tạo cho cả khóa học (tức 2 năm còn lại chưa học, với số tiền lên tới xấp xỉ 20 triệu đồng).
Khi nhập học trường yêu cầu phải nộp hồ sơ gốc (Ảnh minh họa)
Cùng chung cảnh ngộ bị nhà trường bắt nộp phí đào tạo cho cả khóa học 4 năm, gia đình anh Nguyễn Quang H, ở tỉnh Quảng Ninh (H là bạn học cùng lớp với Huyền) đã phải “nghiến răng” nộp 29 triệu đồng, tiền “bồi thường” chi phí đào tạo của cả khóa cho nhà trường, mới rút được hồ sơ gốc để H có cơ hội theo học tại một Trường trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội.Theo Bùi Văn Q – cựu sinh viên trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện đang học tập tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, thủ tục để một sinh viên rút hồ sơ khỏi trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội khá phức tạp: Phải viết hai loại đơn (một xin thôi học và một xin rút hồ sơ), chờ Trưởng khoa ký xác nhận, rồi gửi lên Phòng Quản sinh phê chuẩn, trước khi gửi lên Ban Giám hiệu ký quyết định cuối cùng. Ngoài những thủ tục đó, mỗi sinh viên sẽ phải nộp một khoản tiền “phạt”, tương đương học phí của cả một năm học tiếp theo. Để rút được một bộ hồ sơ ra trường, không ít sinh viên đã mất đến vài tháng.
Số tiền trên không phải là nhỏ đối với nhiều sinh viên, nhất là các bạn sinh viên ngoại tỉnh. Chính vì vậy, khoản thu không rõ ràng này đang khiến nhiều sinh viên khó xử: Chấp nhận mất tiền để mua “tự do” hay từ bỏ ước mơ vào đại học?
Trước đó như thông tin phản ánh của anh P.V.M ở Thanh Hóa, có em trai tên P.V.T theo học tại Khoa Nông học- Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa được 2 năm, thì T bị đau mắt và được gia đình chuyển lên Hà Nội chữa trị nên đã làm thủ tục xin bảo lưu kết quả học tập trong vòng 1 năm. Sau khi T khỏi bệnh, anh M và gia đình đến Trường Đại học Hồng Đức hỏi thủ tục rút hồ sơ (Bằng tốt nghiệp THPT và Học bạ THPT) cho T, nhưng được cán bộ nhà trường trả lời: Nếu muốn rút hồ sơ ra thì phải đóng phí đào tạo cho nhà trường số tiền là 14 triệu đồng.
Quy chế của trường to hơn quy chế của Bộ GD-ĐT
Trao đổi với phóng viên xung quanh việc Trường đại học Dân lập Hải Phòng thu phí đào tạo cả khóa đối với những sinh viên xin thôi học, ông Trần Hữu Nghị – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sinh viên thôi học giữa khóa phải bồi thường chi phí đào tạo cả khóa cho nhà trường. Đây là thỏa thuận giữa sinh viên với nhà trường (có cam kết) khi sinh viên nhập học để đảm bảo ổn định công tác đào tạo. Đâu phải nhà trường nói thế mà thu đủ, thu 100% số tiền bồi thường theo quy định của trường. Những sinh viên hoàn cảnh kinh tế khó khăn xin thôi học, sau khi nhà trường về tận nhà xác minh đúng như vậy sẽ giảm xuống còn khoảng 70% số tiền phải nộp cho các em.
Ông Nghị lý giải thêm: “Ngay từ đầu, chúng tôi đã quán triệt với sinh viên rằng, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường là do Bộ GD–ĐT giao hằng năm. Các em không xác định học tập tại trường thì nên thôi ngay từ đầu để dành cơ hội cho những sinh viên khác. Hơn nữa, nhà trường đã phải cân đối tất cả các khoản chi tiêu trong học phí, nếu các sinh viên xin nghỉ học thì khoản cân đối đó chúng tôi vẫn phải thực hiện. Trung bình mỗi năm chỉ có 5-7 em xin thôi học".
Còn ông Đỗ Ngọc Viện – Hiệu trưởng trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định: Việc thu hay không thu khoản tiền “phạt” đó là do quy định của từng trường. Về phía nhà trường sẽ chỉ giải quyết các trường hợp xin thôi học sau năm thứ nhất, vào khoảng tháng 11, tức là sau khi các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã hoàn tất việc làm thủ tục nhập học cho các tân sinh viên. Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều sinh viên trường CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội, nếu có thi đỗ trường khác cũng sẽ không có hồ sơ để nộp cho trường mới. Đối với những trường hợp xin thôi học vào giai đoạn cuối năm học đầu tiên (khoảng tháng 7), nếu “tự nguyện” trả khoản tiền “phạt” bằng học phí của toàn bộ năm tiếp theo thì sẽ được rút hồ sơ ngay…
Được biết, theo Quy chế đào tạo Đại học của Bộ GD–ĐT, chỉ có những sinh viên học ở các trường ĐH được hưởng chính sách miễn học phí theo quy định của nhà nước (các trường ĐH Sư phạm, Các trường ĐH, Học viện thuộc khối công an, quân sự), khi nghỉ học giữa chừng không có lý do chính đáng (rút hồ sơ đi học ở một trường khác), thì mới phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo do nhà nước bao cấp, trường hợp sinh viên nghỉ học chỉ phải nộp một khoản lệ phí khi làm thủ tục rút hồ sơ.
Quy chế khá rõ ràng nhưng hiện nay các trường đại học, cao đẳng: Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Y Thái Bình, Đại Học Hồng Đức- Thanh Hóa, Đại học Cần Thơ, CĐ Giao thông Vận tải Hà Nội và một số trường khác đã tự soạn cho mình một quy chế riêng “bắt chẹt” sinh viên và gia đình sinh viên phải theo học đến cùng, còn không chỉ có con đường “tự nguyện” trả hết 100% tiền học phí cho cả khóa đào tạo sẽ được rút hồ sơ ngay, ngược lại thì sẽ phải chờ (?!). Đó là việc làm trái với quy chế đào tạo đại học của Bộ GD-ĐT.
Như vậy, việc sinh viên thôi học giữa khóa tại một số Trường Đại học bị bắt phải bồi thường chi phí đào tạo cho cả khóa học là có thật. Để khẳng định, quy định trên của các Trường Đại học, cao đẳng đúng hay sai, đề nghị các cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc đảm bảo đúng quyền lợi của nhà trường; quyền, lợi ích hợp pháp của các sinh viên.
Hơn 1.000 SV bỏ học vì không có tiền đóng học phí
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "không để trường hợp học sinh, sinh viên (HS, SV) nào phải bỏ học, thôi học vì lý do không có khả năng đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu", Bộ GD-ĐT vừa thống kê. Theo đó, trong 180 trường ĐH, CĐ có 1.163 em (556 SV học hệ ĐH và 607 SV học hệ CĐ), nghỉ học vì không có khả năng đóng học phí, chiếm tỷ lệ khoảng 0,12% trên tổng số SV. Thời điểm SV bỏ học tập trung vào năm thứ nhất hoặc năm thứ hai (1.029 SV, chiếm 88%).
Khắc phục tình trạng sinh viên bỏ học vì không có tiền đóng học phí, Bộ GD-ĐT đã đưa ra biện pháp yêu cầu công khai mức học phí khi thông báo tuyển sinh, giữ ổn định mức học phí trong toàn khóa học; cho phép giãn nộp học phí hoặc nộp học phí lẻ theo từng tháng; hỗ trợ chỗ ở nội trú; hỗ trợ hoạt động của các căng tin, nhà ăn tập thể trong nhà trường để phục vụ SV với giá rẻ.
Nguồn :hcm.24h.com.vn