Sinh viên báo chí "hổng" ngoại ngữ

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
“Sinh viên báo chí ra trường cần thiết phải trang bị cho mình một ngoại ngữ, thiếu ngoại ngữ sẽ trở nên mù màu”.

Giỏi ngoại ngữ chính là hành trang đầu tiên để sinh viên báo chí thuận lợi hơn sau khi ra trường. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên báo chí đang rơi vào thực trạng “hổng” ngoại ngữ.

hoc-NN.jpg.ashx

Trong một lớp học ngoại ngữ (Ảnh: KT)

Lận đận… từng mùa thi lạiĐến hẹn lại lên, sau mỗi kỳ thi học phần, số lượng sinh viên Học viện Báo chí thi lại môn Tiếng Anh “đông như ngày hội”. Ở nhiều lớp, sinh viên thi lại môn này chiếm hơn nửa.Nguyễn Thị Lan - sinh viên khoa Báo chí tâm sự: “Bản thân tôi đã thi lại cả 4 kỳ tiếng Anh ở trường, mỗi kỳ thi đến trở thành nỗi ám ảnh của tôi và nhiều bạn khác trong lớp”.

Khi được hỏi về nguyên nhân của những kỳ thi lại, Lan thú nhận: “Ngay từ đầu tôi đã mất gốc Tiếng Anh, lại chưa có phương pháp học tập đúng đắn, phát âm không chuẩn do không đủ vốn từ, lại ngại nói nên dần dần mình hết khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, ngay cả những câu giao tiếp căn bản nhất”.

Theo một thống kê từ khoa Ngoại ngữ, Học viện Báo chí trong năm học 2010- 2011 thì số lượng sinh viên có trình độ giỏi, có thể giao tiếp được với người nước ngoài trong những chủ đề thông thường và có thể đọc hiểu, dịch những bài báo không quá chuyên sâu chiếm khoảng 10-15%.Số khá chiếm khoảng 20-30%, có thể giao tiếp ở những chủ đề đơn giản hơn, còn những hạn chế nhất định trong khi đọc hiểu và dịch các tài liệu định hướng chuyên ngành. Số đông còn lại còn nhiều hạn chế, nhất là về khả năng ngữ pháp và giao tiếp tiếng Anh thông thường.Số sinh viên thi lại (bao gồm số sinh viên không được thi lần 1 với các lý do khác nhau) chiếm khoảng 30%.Chậm chạp… trong cách đổi mới

Khi được hỏi về những biện pháp mà Học viện Báo chí đã làm trong những năm gần đây để nâng cao chất lượng tiếng Anh cho sinh viên, thầy Vũ Thành Công, Trưởng khoa Ngoại ngữ chia sẻ: Để cải thiện chất lượng tiếng Anh cho sinh viên, Học viện cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ và phải thực hiện bền bỉ, tương đối lâu dài, nhất quán.Bắt đầu từ năm 2011, Học viện tiến hành cuộc thi sát hạch đầu vào cho tân sinh viên. Theo đó, sinh viên sẽ được làm bài kiểm tra ở 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và được phân thành 3 lớp A, B, C tùy vào năng lực của từng người.

Tuy nhà trường đã cố gắng thực hiện một số đổi mới trong cách giảng dạy, theo đánh giá chung thì chất lượng đào tạo vẫn không được nâng lên đáng kể.Điều này đã khiến nhiều sinh viên mong muốn được học tiếng Anh phải vào các trung tâm ngoại ngữ, nhằm kiếm được một chứng chỉ TOEIC, TOFEL, IELTS…Theo nhà báo Hồ Viết Thịnh (Báo Pháp luật và Xã hội), ngoài khả năng viết, có được một ngoại ngữ trong tay sẽ giúp các nhà báo thuận lợi hơn trong việc giao tiếp với nhân vật là người nước ngoài; tra cứu, dịch thuật các trang báo nước ngoài, mở ra nhiều cơ hội tìm được việc làm cho các sinh viên báo chí mới ra trường”.

Anh Hoài Đảm (sinh viên K28) của Học viện cho rằng: Giỏi ngoại ngữ chính là sinh viên đang tự tạo cho mình một cơ hội tìm được công việc ưng ý và thử sức mình trong những lĩnh vực khác nhau, để nâng tầm hiểu biết của bản thân”.Trong một buổi giao lưu với sinh viên báo chí, PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia, nguyên là Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Trong thời đại mới, sinh viên báo chí ra trường cần thiết phải trang bị cho mình một ngoại ngữ, thiếu ngoại ngữ sẽ trở nên mù màu”.
Theo VOV
 
×
Quay lại
Top Bottom