- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Bắt đầu từ ngày 11/2/2017 tới đây (tức thứ Bảy tuần này), giai đoạn 1 của Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định sẽ chính thức được áp dụng, 13 tỉnh thành sẽ bắt đầu chuyển đổi mã vùng mới.
Cụ thể hơn, giai đoạn 1 của lộ trình đổi mã vùng điện thoại cố định mới áp dụng từ 0h ngày 11/2/2017, kết thúc thời gian quay số song song vào 23h 59 phút ngày 12/3/2017. Thời gian bắt đầu duy trì âm báo vào 00 giờ 00 phút ngày 13 tháng 3 năm 2017 và kết thúc âm thông báo vào 23 giờ 59 phút ngày 14 tháng 4 năm 2017.
Sau giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ tiến hành áp dụng ở 23 tỉnh thành, bắt đầu từ ngày 15/4/2017. Và cuối cùng là giai đoạn 3 sẽ tiến hành áp dụng với 23 tỉnh thành còn lại, bắt đầu từ ngày 17/6/2017.
Theo Cục Viễn thông cho biết, lộ trình đổi mã vùng điện thoại cố định đợt này diễn ra ở 59 tỉnh , thành phố trên cả nước. Riêng 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang vẫn giữ nguyên. Kế hoạch chuyển đổi mã vùng sẽ kết thúc vào ngày 31/8/2017.
Để nắm rõ các tỉnh thành mà mình đang sinh sống sẽ áp dụng mã vùng mới như thế nào? Độc giả có thể tham khảo ở bảng danh sách phía dưới. Đồng thời, chủ động chuyển đổi để đảm bảo kết nối tốt hơn.
Vì sao phải đổi mã vùng điện thoại cố định
Quyết định 2036/QĐ-BTTTT về việc chuyển đổi mã vùng điện thoại của 59/63 tỉnh, thành trên toàn quốc (trừ mã vùng của 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang giữ nguyên) sẽ được chuyển đổi về mã vùng mới được quy hoạch tại Quy hoạch kho số viễn thông ban hành kèm theo Thông tư số 22 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo quyết định này, việc chuyển đổi mã vùng viễn thông sẽ diễn ra 3 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 2/2017 đến tháng 7/2018. Và giai đoạn 1 sẽ chính thức áp dụng vào cuối tuần này, tức ngày 11/2/2017.
Theo bộ Thông tin và Truyền thông trước đó cho biết, việc quy hoạch và chuyển đổi đầu số mời nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường và công nghệ trong từng thời kỳ. Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là bình thường và cần thiết, phù hợp cho nhu cầu phát triển. Không chỉ Việt Nam mà khá nhiều nước trên thế giới cũng thường điều chỉnh kho số sau khoảng 10-15 năm để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng cho biết thêm, việc quy hoạch và chuyển đổi đầu số mời cũng đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế khi hiện tại, độ dài mã vùng của Việt Nam không nhất quán, có tỉnh có mã vùng dài 3 chữ số, trong khi tỉnh khác lại chỉ có một hoặc 2 chữ số. Bởi do việc chia tách và hợp nhất tỉnh/thành phố trước đây, kéo theo việc không đồng nhất.
Theo Cục Viễn Thông (Bộ TT&TT), hiện nay phần lớn kho số được sử dụng cho thuê bao cố định rất ít, chiếm chỉ 5%, còn lại khoảng 95% thuê bao di động. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng kho số chưa cao nhưng nó phản ánh đúng thực tế đang diễn ra hiện nay trên toàn thế giới khi mà dịch vụ điện thoại cố định suy giảm mạnh và người dùng chuyển sang sử dụng di động là chính.
Do đó, việc quy hoạch và chuyển đổi đầu số mới nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả là điều cần thiết. Đại diện Cục Viễn Thông cũng khẳng định, việc đổi lại mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao cố định vì đây không phải đổi số thuê bao, nhưng sẽ tạo ra một bảng mã số tốt và hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện giờ.
Bộ TT&TT cũng cho biết, để đảm bảo việc chuyển đổi mã vùng được an toàn và thuận lợi, thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng của mỗi giai đoạn được thực hiện vào thứ Bảy hoặc Chủ Nhật, tránh các ngày lễ, Tết.
Ngoài ra, theo Tập đoàn VNPT cũng cho biết đã sẵn sàng để chuyển đổi cho giai đoạn 1 sau khi hoàn thành 5 đợt thử nghiệm chuyển đổi lần lượt vào các ngày 16/12, 23/12, 27/12, 6/1 và 21/1/2017.
Cục Viễn Thông cũng vừa cho biết thêm, các doanh nghiệp đã thử nghiệm xong và chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển mã vùng điện thoại cố định giai đoạn 1 tại 13 tỉnh thành đầu tiên từ ngày 11/2 tới.
Sau giai đoạn 1, giai đoạn 2 sẽ tiến hành áp dụng ở 23 tỉnh thành, bắt đầu từ ngày 15/4/2017. Và cuối cùng là giai đoạn 3 sẽ tiến hành áp dụng với 23 tỉnh thành còn lại, bắt đầu từ ngày 17/6/2017.
Theo Cục Viễn thông cho biết, lộ trình đổi mã vùng điện thoại cố định đợt này diễn ra ở 59 tỉnh , thành phố trên cả nước. Riêng 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang vẫn giữ nguyên. Kế hoạch chuyển đổi mã vùng sẽ kết thúc vào ngày 31/8/2017.
Để nắm rõ các tỉnh thành mà mình đang sinh sống sẽ áp dụng mã vùng mới như thế nào? Độc giả có thể tham khảo ở bảng danh sách phía dưới. Đồng thời, chủ động chuyển đổi để đảm bảo kết nối tốt hơn.
Vì sao phải đổi mã vùng điện thoại cố định
Quyết định 2036/QĐ-BTTTT về việc chuyển đổi mã vùng điện thoại của 59/63 tỉnh, thành trên toàn quốc (trừ mã vùng của 4 tỉnh là Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang giữ nguyên) sẽ được chuyển đổi về mã vùng mới được quy hoạch tại Quy hoạch kho số viễn thông ban hành kèm theo Thông tư số 22 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo quyết định này, việc chuyển đổi mã vùng viễn thông sẽ diễn ra 3 giai đoạn, bắt đầu từ tháng 2/2017 đến tháng 7/2018. Và giai đoạn 1 sẽ chính thức áp dụng vào cuối tuần này, tức ngày 11/2/2017.
Theo bộ Thông tin và Truyền thông trước đó cho biết, việc quy hoạch và chuyển đổi đầu số mời nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường và công nghệ trong từng thời kỳ. Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh quy hoạch kho số viễn thông là bình thường và cần thiết, phù hợp cho nhu cầu phát triển. Không chỉ Việt Nam mà khá nhiều nước trên thế giới cũng thường điều chỉnh kho số sau khoảng 10-15 năm để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng cho biết thêm, việc quy hoạch và chuyển đổi đầu số mời cũng đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế khi hiện tại, độ dài mã vùng của Việt Nam không nhất quán, có tỉnh có mã vùng dài 3 chữ số, trong khi tỉnh khác lại chỉ có một hoặc 2 chữ số. Bởi do việc chia tách và hợp nhất tỉnh/thành phố trước đây, kéo theo việc không đồng nhất.
Theo Cục Viễn Thông (Bộ TT&TT), hiện nay phần lớn kho số được sử dụng cho thuê bao cố định rất ít, chiếm chỉ 5%, còn lại khoảng 95% thuê bao di động. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng kho số chưa cao nhưng nó phản ánh đúng thực tế đang diễn ra hiện nay trên toàn thế giới khi mà dịch vụ điện thoại cố định suy giảm mạnh và người dùng chuyển sang sử dụng di động là chính.
Do đó, việc quy hoạch và chuyển đổi đầu số mới nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả là điều cần thiết. Đại diện Cục Viễn Thông cũng khẳng định, việc đổi lại mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao cố định vì đây không phải đổi số thuê bao, nhưng sẽ tạo ra một bảng mã số tốt và hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện giờ.
Bộ TT&TT cũng cho biết, để đảm bảo việc chuyển đổi mã vùng được an toàn và thuận lợi, thời gian bắt đầu chuyển đổi mã vùng của mỗi giai đoạn được thực hiện vào thứ Bảy hoặc Chủ Nhật, tránh các ngày lễ, Tết.
Ngoài ra, theo Tập đoàn VNPT cũng cho biết đã sẵn sàng để chuyển đổi cho giai đoạn 1 sau khi hoàn thành 5 đợt thử nghiệm chuyển đổi lần lượt vào các ngày 16/12, 23/12, 27/12, 6/1 và 21/1/2017.
Cục Viễn Thông cũng vừa cho biết thêm, các doanh nghiệp đã thử nghiệm xong và chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển mã vùng điện thoại cố định giai đoạn 1 tại 13 tỉnh thành đầu tiên từ ngày 11/2 tới.
Theo Dân Trí
Hiệu chỉnh: