Sẽ dạy tiếng Hoa từ lớp 1

Training

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/7/2011
Bài viết
4.657



(Zing) - Theo dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Hoa sẽ được dạy từ bậc Tiểu học, Trung học cơ sở. Ngay từ lớp 1, học sinh đã tiếp cận với môn học này.

Ngày 12/3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Theo thông tư này, mục tiêu chung là nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa ở học sinh; giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Hoa; phát triển nhân cách học sinh, nâng cao ý thức công dân Việt Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.
hoa1.jpg
Theo dự thảo này thì ngay từ lớp 1, học sinh sẽ bắt đầu học tiếng Hoa. Mục tiêu cụ thể
- Cấp tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.
- Cấp trung học cơ sở: Củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.
Lớp và cấp học
Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở được thiết kế thành 9 lớp và chia theo 2 cấp học. Cấp tiểu học gồm 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5), cấp trung học cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9).
Bài học
Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở cung cấp kiến thức và kĩ năng thông qua hệ thống đơn vị bài học. Hạt nhân của đơn vị bài học là các hoạt động ngôn ngữ.
Ngữ liệu
Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản sau: gia đình, trường học, thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều chỉnh hợp lý theo từng lớp học).
Phương pháp dạy học
- Sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp dạy tiếng (ngôn ngữ), trong đó chú ý các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, như: rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, trò chơi học tập,...
- Giáo viên cần nắm được ưu điểm của từng phương pháp để sử dụng đúng và hợp lý, đồng thời biết phối hợp giữa các phương pháp để đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệu quả thiết bị và phương tiện dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
Đánh giá kết quả học tập
- Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong từng bài học. Đánh giá định kỳ được tiến hành sau mỗi phần kiến thức, mỗi học kì, mỗi lớp học, mỗi cấp học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích học sinh học tập. Ngoài giáo viên, học sinh cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm số. Đánh giá bằng kiểm tra nói, bằng kiểm tra viết.
- Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc theo quy định.
Điều kiện thực hiện chương trình
- Có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tiếng Hoa (Trung cấp sư phạm tiếng Hoa đối với cấp tiểu học; Cao đẳng sư phạm tiếng Hoa đối với cấp trung học cơ sở) và đủ theo định biên để giảng dạy môn Tiếng Hoa.
- Có khả năng hoàn thành chương trình môn Tiếng Hoa: thực hiện trong 9 năm học, mỗi năm 140 tiết, mỗi tuần 4 tiết.
- Có đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn, ghế,...), sách giáo khoa (sách học sinh, sách giáo viên), thiết bị dạy học môn Tiếng Hoa.
Cụ thể:

Cấp/lớp
Số tiết/tuần
Số tuần
Tổng số tiết/năm
Cấp tiểu học
1
4
35
140
2
4
35
140
3
4
35
140
4
4
35
140
5
4
35
140
Cộng toàn cấp tiểu học

175
700
Cấp trung học cơ sở
6
4
35
140
7
4
35
140
8
4
35
140
9
4
35
140
Cộng toàn cấp trung học cơ sở

140
560


Việc bổ sung thêm một môn ngoại ngữ ngay từ bậc tiểu học sẽ có nhiều tác động tới học sinh, giáo viên. Độc giả có những phản hồi ý kiến của mình về dự thảo này, vui lòng chia sẻ qua địa chỉ email news@zing.vn.
 

sao lại thế
"tái đồng hóa" ak

ko hiểu mấy vị đang nghĩ gì= =!

thế này khác gì ngang tiếng mẹ đẻ
 
Câu này sến trời ra "góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt Nam."
 
Phản đối. Đề nghị Bộ xem xét lại chứ không thể tăng thêm ảnh hưởng của TQ lên VN như thế này được
 
Kẻ thù đang lâm le mà lại đyz học mấy tiếng này àk
Còn bao nhiu thứ tiếng khác cần phải học, tại sao lại k quan tâm chứ...!!~~
 
×
Quay lại
Top Bottom