Sáu lực cản lớn hạn chế giáo dục hiện đại

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
:KSV@02:


Nhận diện rõ chân dung các lực cản cũng chính là để ngành giáo dục nỗ lực tìm cách san bằng và giải tỏa cho dòng chảy của nền giáo dục hiện đại phát triển.
Trong sự phát triển giáo dục hiện đại hôm nay, chúng ta đã có một thuận lợi cơ bản là có kinh nghiệm của các nước văn minh, tiên tiến đi trước, có sự định hướng và đường lối phát triển giáo dục giai đoạn hội nhập của nhà nước, có lòng dân luôn quan tâm, hết lòng ủng hộ giáo dục, và trình độ dân trí xã hội ngày càng nâng cao...
Nhưng thẳng thắn mà nói, những thách thức của sự phát triển cũng vô cùng lớn. Giáo dục hiện đại đang phải đối diện với sáu lực cản lớn.
Lực cản lớn nhất: Thói quen dạy nhồi nhét của thầy và cách học vẹt của trò.
Thói quen này đã hình thành từ bao đời nay. Ngành giáo dục có không ít hội thảo, và tung tiền tỷ cho việc đầu tư các thiết bị dạy học...Nhưng tiếc thay, mục tiêu thay đổi phương pháp dạy- học gần như trở về con số 0 to tướng. Và thói quen muôn thủơ dạy chay- học chay vẫn cố thủ, án ngữ và vô tình, giết chết sự độc lập, sáng tạo trong tư duy của học sinh.
education.jpg

Lực cản lớn thứ hai: Tư tưởng nhút nhát "bảo mạng", e ngại áp dụng cái mới.
Cái mới thì tất nhiên bao giờ cũng non nớt, chưa được thử thách, dễ làm cho những thầy giáo trẻ, cô giáo trẻ có trình độ trung bình ái ngại lo lắng khi tiếp cận. Đây có thể nói cũng là hiện tượng phổ biến. Nó không chỉ xảy ra ở các trường nông thôn, điều kiện giáo dục khó khăn, mà còn xảy ra ở ngay những trường học thành phố, điều kiện giáo dục thuận lợi hơn
Một ví dụ: Ở một trường nọ, có thầy giáo được cử đi tham quan nền giáo dục ở một nước tiên tiến, và hai trường điểm của Thủ đô Hà Nội, về phương pháp thầy và trò cùng thảo luận thông qua hệ thống câu hỏi kích thích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Trở về, giáo viên nọ báo cáo kết quả. Giáo viên nào trong trường cũng công nhận phương pháp đó hay, nhưng suốt cả năm học, không một giáo viên nào dám áp dụng.
Lực cản lớn thứ ba: Suy nghĩ giáo điều, bảo thủ về lý thuyết kinh điển ý kiến này, ý kiến khác của "cố nhân".
Bất kỳ một vĩ nhân nào trong quá khứ nói điều gì hay, một thành ngữ nào đã được truyền tụng đến ngày nay, đều có những ý nghĩa tích cực nhất định. Nhưng mỗi thời đại có một thực tế riêng, bởi bất kỳ một câu nói nào, một thành ngữ nào xuất hiện cũng đều từ một hoàn cảnh cụ thể.
Chúng ta đang sống trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập, nắm bắt những tín hiệu thực tiễn của thế kỷ 21, có những điều không còn giống trong quá khứ. Chúng ta có quyền nhận thức lại không, khi đôi điều trong quá khứ những luận điểm đó không còn phù hợp với thời đại, để vận dụng nó một cách linh hoạt, phù hợp quy luật phát triển?
education1.jpg

Lực cản thứ tư: Nếp nghĩ máy móc của người thừa hành.
Kết quả của nền giáo dục lâu nay là đào tạo ra lớp người thừa hành (dù là thừa hành một cách tận tụy, hết mình). Tính chất này đã ngăn cản sự hình thành và phát triển tính năng động sáng tạo- một sản phẩm mà xã hội mới rất cần.
Các thầy giáo của chúng ta, những sinh viên ra trường không ít người đã trở thành cán bộ quản lý. Nhưng trong thực tiễn quản lý giáo dục, tư duy trí tuệ "thừa hành" cũng cứ theo nếp cũ triển khai, hiện thực hóa những chuẩn mực có sẵn, không dám xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung những chuẩn mực mới, xóa bỏ những chuẩn mực lạc hậu, lỗi thời.
Lực cản thứ năm: Tư tưởng quá trọng bằng cấp, học hàm học vị, tư tưởng bám ghế, chạy theo chức vị.
Không ít cơ sở giáo dục phổ thông, đại học vẫn còn nặng nề tư tưởng chạy đua theo hướng có được danh hiệu nào đó, bất chấp hoàn cảnh và chất lượng thực chất chưa đáp ứng yêu cầu.
Cũng không ít cán bộ "chạy" xin giấy chứng nhận đã viết từng này bài báo, đã nói chuyện từng này buổi...tương đương với số giờ dạy để đủ tiêu chuẩn xin hội đồng chức danh chấp nhận phong học hàm giáo sư, phó giáo sư
Con đường chân chính để đi đến cái đích có học vị, học hàm là tích cực, nghiêm chỉnh học hành, nghiên cứu, xây dựng công trình, làm luận án...thì có quá ít người kiên trì đi theo. Con đường tiêu cực, con đường "đi tắt" bất chính nói trên phải chăng cũng là lực cản thực sự cho giáo dục hiện đại khơi dòng chảy?
Ngược lại, cũng không ít người đang giảng dạy giỏi, nghiên cứu khoa học có hiệu quả, có uy tín lớn trong đồng nghiệp, trong sinh viên, trong phụ huynh học sinh.. lại không thể kiên định con đường đang đi, mà chạy đôn chạy đáo vận động hết cách để sang làm công tác quản lý ở cơ quan này, đơn vị khác, xa rời hoàn toàn khỏi lĩnh vực chuyên môn sở trường của mình.
Có cán bộ quản lý tiếp nhận những những đề xuất đổi mới cung cách quản lý, cách giảng dạy hay, được nhiều người chấp nhận nhưng lại sợ gặp rủi so, không may thất bại, "mất ghế" nên cũng không dám mạnh tay sử dụng tài năng của đồng nghiệp.
Lực cản thứ sáu: Tư tưởng muốn níu giữ cơ chế "xin- cho", không muốn trao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội cho các cơ sở đào tạo. Đây là biểu hiện tư tưởng "lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm" còn ăn khá sâu trong nhận thức, ý thức quản lý của các cấp quản lý giáo dục. Dư luận nhiều trường đại học vẫn còn âm ỷ điều này.
Nhận diện rõ chân dung các lực cản cũng chính là để ngành giáo dục nỗ lực tìm cách san bằng và giải tỏa cho dòng chảy của nền giáo dục hiện đại, phát triển.
:KSV@06:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom